Những món ăn Sài Gòn nhắc đến là thèm
(Dulich - Thethaovanhoa.vn) - Sài Gòn hay thành phố Hồ Chí Minh giống như một “thiên đường ăn uống” thu nhỏ của Việt Nam. Ở xứ này, người ta chưa kịp thưởng thức hết những món ngon thì những món lạ đã tới tấp xuất hiện.
- Quán tốt - Món ngon: Những món ăn bình dân cực hấp dẫn ở Scotland
- Quán tốt - Món ngon: Độc đáo quán cà phê vợt 10.000 đồng ở Sài Gòn
- Quán tốt - Món ngon: Những món ăn đường phố được yêu thích nhất trên thế giới
- Quán tốt - Món ngon: Top 12 nhà hàng có view đẹp nhất thế giới
Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn đặc trưng và không thể thiếu khi nhắc tới ẩm thực của Sài Thành. Cơm tấm phổ biến đến nỗi từ sáng cho tới tối, hễ đói bụng là người ta có thể nghĩ ngay tới nó. Món ăn được làm từ gạo tấm ăn kèm với sườn hoặc trứng ốp la.
Các quán ăn ở Sài Gòn ngày nay đã chế biến ra thêm nhiều món cơm tấm phong phú hơn như: cơm tấm sườn chả bì, cơm tấm gà quay… Cơm tấm ngon không phải nhờ cơm hay sườn mà chính là nhờ thứ nước chấm ăn kèm được rưới lên. Nước mắm chua ngọt được chế biến cầu kì, đánh thức vị giác của những thực khách và khiến người ta phải ngạc nhiên về hương vị của nó.
Phá lấu
Phá lấu là món ăn đặc trưng của người Sài Gòn; được làm từ nội tạng bò hoặc heo được nấu với các hương liệu tự nhiên như quế, hồi… để khử mùi. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì. Nếu bạn là một “tín đồ” của những món xốt vang, chắc chắn bạn sẽ mê mẩn món phá lấu này.
Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến nhất ở Sài Gòn. Đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp người ta ăn bánh tráng; từ đường phố cho tới trước cửa công viên, trường học…; từ người già, người trẻ cho tới trẻ con. Bánh tráng trộn là sự kết hợp hoàn hảo của những loại nguyên liệu đơn giản: bánh tráng khô, rau dăm, xoài chua, bò khô, trứng cút, muối tôm, đậu phộng và hành phi. Nếu bánh tráng trộn không phải là “đệ nhất” trong những món ăn vặt ở Sài Gòn thì thật khó để lựa chọn một “ứng cử viên” khác.
Hủ tiếu
Nếu như ở Hà Nội, đi đâu người ta cũng thấy phở thì ở Sài Gòn, đâu đâu cũng bắt gặp những tiệm hay đôi khi chỉ là những chiếc xe đẩy bán hủ tiếu. Nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là hủ tiếu Nam Vang – món ăn được bắt nguồn từ Campuchia nhưng lại do người Hoa sống ở Sài Gòn chế biến. Thịt heo, tôm, trứng cút khiến tô hủ tiếu như thêm đậm đà; chưa kể vô số loại rau ăn kèm như: xà lách, cần, giá, hẹ… tươi ngon.
Mỳ vịt tiềm
Mì vịt tiềm là một món ăn rất đặc biệt gần như chỉ có thể tìm thấy quán ăn ngon ở Sài Gòn. Vịt được hầm kĩ, thớ thịt mềm ngọt và đậm đà gia vị; cho dù thực khách khó tính nhất cũng sẽ phải hài lòng.
Bún mắm
Mặc dù Sài Gòn không phải là quê hương của bún mắm nhưng đây cũng là một trong những món ngon nhất định phải thử ở đây. Với những ai chưa quen, mùi của mắm sẽ làm họ sợ nhưng chỉ cần thử, nỗi lo sẽ tiêu tan. Nước dùng để chế biến bún mắm được chế từ cá linh, cá lóc hay cá sặc…nấu cho nhừ thịt rồi lược lấy phần nước trong, nêm gia vị sao cho vừa miệng. Điểm nhấn đặc biệt nhấn khiến người ta nhớ đến bún mắm Sài Gòn có lẽ là ở những thứ rau sống ăn kèm: bông súng, kèo nèo, bắp chuối thái sợi…
Bánh xèo
Bánh xèo ở Sài Gòn không giống bánh xèo ở bất kì xứ nào khác. Không ở đâu mà miếng bánh xèo lại khiến người ta “choáng ngợp” đến thế bởi kích thước của nó bằng đúng đường kính chiếc chảo tráng bánh. Nguyên liệu bên trong nhân bánh xèo cũng giống như mọi nơi, gồm: tôm, thịt, giá đỗ…nhưng rau ăn kèm thì không đâu giống vậy. Bánh xèo Sài Gòn đôi khi được ăn kèm với rau cải, một chút cay cay tê tê hay rau cách chua nhẹ.
Banh-khoai
Hàu né là một món ăn khá mới lạ ở Sài Gòn, khiến những “tín đồ” ăn uống ở thành phố này phải nhấp nhổm nếu chưa được thưởng thức. Một suất ăn thường có 4 đến 5 con hàu tươi ngon xếp quanh một quả trứng ốp la sau đó được rưới lên một lớp nước sốt chua ngọt béo ngậy. Hàu né bắt mắt hơn nhờ một vài cọng hành tây và rau mùi điểm xuyết; ăn kèm bánh mì. Nếu như Hà Nội có bánh mì chảo trứ danh thì Sài Gòn cũng tự hào có hàu né vừa lạ tai, vừa lạ miệng; không hổ danh “thiên đường ăn uống”.
Bích Ngọc - Vietnamtourism Hanoi