A+ A A- Kiểu đọc sách

Những món ngon không thể bỏ qua khi khám phá Hà Giang

13:06 05/05/2017
loading...

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Hà Giang không chỉ có những điểm du lịch hấp dẫn như đèo Mã Pì Lèng, núi đôi Quản Bạ, phố cổ Đồng Văn, dinh họ Vương, cột cờ Lũng Cú... mà còn có nhiều món ăn ngon du khách không thể bỏ qua. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ngon của Hà Giang để các bạn thưởng thức khi có dịp đến vùng đất cực Bắc của Tổ Quốc.

1.Thắng cố


Thắng cố là đặc sản ở Hà Giang, mang đậm nét văn hóa của người vùng cao. Thắng cố thường xuất hiện trong những phiên chợ vùng cao. Mỗi vùng, mỗi dân tộc có cách chế biến và những gia vị khác nhau cho chảo thắng cố truyền thống của dân tộc mình, tuy nhiên về cơ bản đều có những nét chung. Nguyên liệu chính cho chảo thắng cố là toàn bộ phần nội tạng (lục phủ, ngũ tạng), xương của trâu, bò, ngựa hay dê đem cho tất cả vào chảo xào qua lửa rồi đổ nước vào ninh kỹ trong nhiều giờ, đến khi các thứ chín nhừ thì điều chỉnh nhỏ lửa hơn.

2. Cháo ấu tẩu



Cháo Ấu tẩu hay còn gọi là cháo đắng được xem là món ăn độc đáo ở Hà Giang. Cháo có mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ trồng trên nương nấu nhuyễn, có vị bùi bùi của củ ấu ninh nhừ và nước hầm chân giò béo ngậy cùng mùi thơm của lá, gia vị. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng, kết hợp giữa gạo, thịt băm, nước hầm xương và rau thơm…Sở dĩ được gọi là cháo đắng vì khi ăn có vị đắng.

3. Rượu ngô chợ Đồng Văn

4. Xôi ngũ sắc


Món ăn hấp dẫn và phổ biến trong các phiên chợ vùng cao. Các bà bán xôi thường để xôi trong gùi kín để giữ nóng. Khi có khách mua, họ mới mở gùi ra, đơm xôi cho khách. Xôi có 5 màu nổi bật là trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn vừa ngon vừa bắt mắt. Xôi ngũ sắc được làm từ gạo nếp nương của người dân tộc, rất dẻo và thơm, để lâu cũng không dễ khô cứng. Không cần ăn với bất kì thứ gì khác, chỉ với một chút muối vừng cho thêm phần đậm đà,

5. Thắng Dền


Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

6. Rêu nướng


Món này là đặc sản của người Tày ở Hà Giang. Sau khi xé tơi rêu thì trộn các gia vị như xả, lá mùi tàu, lá dăm, lá hẹ và có thể cho 1-2 hạt dổi vào để cho thơm cùng với muối, mì chính, cần cái gì thì mình cho vào tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình, sau khi trộn xong gói lá rồi nướng trên than bếp.

Khi nướng, người ta không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ.

Chỉ có khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp. Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích, mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.

7. Lạp xưởng gác bếp


8. Bánh cuốn trứng

Cũng là bánh cuốn nhưng ở Hà Giang món ăn này lại không dùng cùng nước chấm như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vào đó, khi tráng trên bếp, bánh sẽ được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bột trắng ngần bên ngoài gói lại. Khi thưởng thức, thực khách sẽ ăn kèm với một bát nước lèo thả giò trắng thơm ngon ở trong. Món ăn này ăn lạnh hay nóng đều ngon vì vị ngậy của trứng cùng hương thơm đậm đà của nước lèo.


loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...