Quan họ "cạn" liền anh

Có một thực tế đáng báo động là, khi Bắc Ninh xuất hiện phong trào phục hồi canh hát quan họ cổ, thì một vấn đề bỗng nảy sinh: Hình như Quan họ đang… “cạn” liền anh.
09/10/2009 09:01
(TT&VH Cuối tuần) - Tin vui quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 30/9/2009 vừa qua khiến nhiều người Việt nức lòng. Nhưng có một thực tế đáng báo động là, khi Bắc Ninh xuất hiện phong trào phục hồi canh hát quan họ cổ, thì một vấn đề bỗng nảy sinh: Hình như Quan họ đang… “cạn” liền anh.

“Cạn” liền anh…


 Cặp liền anh (Hiển - Ninh) hiếm hoi trong canh hát cổ của làng Đặng
Còn nhớ Bắc Ninh mùa lễ hội, bên cạnh những tiết mục quan họ sân khấu ngoài trời, du khách còn có cơ hội thưởng thức những canh quan họ cổ. Khác với quan họ đoàn, canh hát cổ có nghĩa là phải hát đối đáp giao duyên theo từng cặp liền anh, liền chị tương xứng.


Canh hát đón chúng tôi bằng một “không gian diễn xướng” kiểu mới với đèn tuýp sáng choang, tủ búp phê, tivi, tủ lạnh và đặc biệt là một bộ trang âm hoành tráng. Giữa phòng là một tốp các liền chị già trẻ đủ cả ngồi la liệt và vài ba liền anh có vẻ khá khiêm nhường. Lúc đầu, các liền anh, liền chị hát bằng “míc” nên nghe giọng vang, lọc trong đâu ra đấy, nhưng được vài tiết mục thì khách nghe yêu cầu bỏ “míc” hát “chay”. Thế là giọng thật của họ lộ diện. Các liền chị hát khá tốt. Nhiều người đã cao tuổi nhưng vẫn giữ được kỹ thuật ém hơi, nhả hạt điêu luyện, sang sảng luyến láy. Ngược lại, giọng ca của các liền anh hơi đáng buồn, yếu ớt và có phần thô. Có anh vì phải “đối đáp” với nhiều liền chị quá nên hát lạc cả giọng.

Đến bài Năm liệu, bảy lo, cặp liền anh vừa yếu ớt dừng câu hát, tức thì, trong đám liền chị đông đảo cất lên giọng hát sang sảng của một cặp cụ bà, vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa xướng: “Anh Hai buông áo em ra, để em đi chợ kẻo đà chợ trưa”. Chẳng biết ngày xưa thế nào, chứ thời nay nhìn thấy cảnh các liền chị đáng tuổi bà tuổi mẹ hát giao duyên đối đáp, xưng “em”, đáp “chàng” với các liền anh đáng tuổi con mình thì thực buồn cười lắm!

Có thể vì quá ít liền anh nên trong một số lễ hội, người ta đã cố tình đưa những người nam có chất giọng bình thường mới tập quan họ vào canh hát cho đủ đội hình. Tại Hội Lim, bên cạnh bốn lều quan họ ngoài trời thu hút rất nhiều liền anh liền chị, ở mỗi làng  đều có những canh quan họ cổ. Nghe nói, 10 làng quan họ quanh khu vực lễ hội đều có các canh hát kiểu này.

Thử tưởng tượng, với số lượng canh hát lớn như vậy thì có tập hợp hết các liền anh hát được trong vùng cũng không đủ lấp hết ba nhóm hát. Ấy vậy mà người ta vẫn thấy các liền anh xôm tụ tại hầu hết các điểm, tuy không hùng hậu bằng các liền chị. Có lẽ do “rổ rế cạp lại” nên canh hát khiến nhiều thính giả thất vọng.


Các liền chị tuổi đã cao

… do đâu?

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền, “Trong thời gian dài, quan họ được coi là một hình thức biểu diễn, trong đó các liền anh, liền chị là những ca sĩ, diễn viên. Thực ra, quan họ chính là sinh hoạt nghệ thuật cho lứa đôi tỏ tình bằng lối hát giao duyên trai gái của các bọn quan họ kết nghĩa. Đáng tiếc, trong những năm 1960, vì nhiều lý do, bọn quan họ đã chấm dứt cuộc chơi của mình.”

Bởi từ lâu quan họ đơn thuần chỉ là một hình thức biểu diễn nên vai trò của nam giới bị mờ nhạt. Dần dà, cánh đàn ông trong làng không hứng thú với việc tập hát vì cho rằng đó là chuyện của chị em, họa hoằn lắm mới có một vài người lên làm liền anh trong tiết mục song ca. Chị Nguyễn Thị Kim Quýnh, chủ nhiệm nhóm quan họ Đặng Xá (huyện Yên Ninh, Bắc Ninh) cho biết: “Trong làng, nhiều chị em phụ nữ vẫn có dịp tụ họp với nhau để luyện tập quan họ, còn cánh đàn ông do phải gánh vác kinh tế gia đình nên rất ít người tham gia.” Cách đây không lâu, làng Đặng Xá có tổ chức một canh quan họ cổ với lề lối nghiêm ngặt. Trong số bốn liền anh tham gia canh hát lần ấy, chỉ một cặp là có thể hát đối lại các liền chị.

Cái khó còn ở chỗ, các cặp hát đối phải đồng giọng và “hợp cạ” với nhau, người hát dẫn, người hát luồn. Ngày nay, khi một liền anh mất “cạ”, không sao tìm được người đối ứng với mình. Cũng tại Đặng Xá có cặp liền anh Trường - Xuân nức tiếng một thời. Không may, anh Xuân ngã bệnh mất đi, từ đó anh Trường không hát nữa. Phần vì tiếc thương cho người bạn cũ, phần vì không còn ai có thể hát cặp cùng anh. Anh Trường bỏ hát, giờ làng Đặng chỉ còn mỗi cặp liền anh thế hệ đàn em Ninh - Hiển là hát được.

Chắc chắn, khi quan họ Bắc Ninh được UNESCO tôn vinh, người ta sẽ càng quan tâm hơn nữa đến việc phục dựng các canh quan họ cổ. Nhưng với tình trạng khan hiếm liền anh như hiện nay, bài toán giúp người quan họ quay lại với các giá trị cổ truyền dường như rất nan giải. Hơn 50 năm đứt đoạn, thú chơi quan họ chỉ còn là những mảnh vụn trong trí nhớ nhạt nhòa của các nghệ nhân gần đất xa trời. Nếu không kịp thời khắc phục, trong tương lai, hình ảnh của canh quan họ cổ sẽ xa dần giá trị cũ và trở thành một thể biến thái giống quan họ xập xình trước đây.

      Chuyên mục nằm trong khuôn khổ dự án truyền thông với sự hợp tác của công ty ô tô Ford Việt Nam, nhằm tìm kiếm, khẳng định những di sản quý giá đang trong tình trạng “báo động” về sự mai một cũng như những giải pháp khả thi để gìn giữ và tôn vinh các di sản văn hóa Việt Nam.

      Ngay từ bây giờ, hãy lên tiếng với những di sản văn hóa xung quanh bạn đang có nguy cơ mai một! Mọi thông tin xin gửi về Tòa soạn báo TT&VH Cuối tuần hoặc gọi số ĐT: 0912227397.


Điệp Trần

Tin cùng chuyên mục

Để di sản "sống" trong đời sống đương đại

Để di sản "sống" trong đời sống đương đại

LTS: Không phải cứ muốn là được, không phải cứ đầu tư nhiều tiền là xong, để di sản “sống” trong đời sống đương đại là một bài toán tổng thể, cần nhìn nhận dưới góc độ khoa học.

Một loại hình di sản lạ lùng - Cùng người Thái “lên trời, xuống âm phủ"

Một loại hình di sản lạ lùng - Cùng người Thái “lên trời, xuống âm phủ"

Điều lạ lùng là dù lên cõi trời, hay xuống cõi âm, phương tiện để phục vụ cho chuyến đi đơn giản chỉ là những bài hát được “biến tấu” tại chỗ từ kho tàng văn hóa dân gian của người Thái mang đậm yếu tố tâm linh kỳ ảo…

Tương lai nào cho các đào nương trẻ?

Tương lai nào cho các đào nương trẻ?

Tương lai nào cho các đào nương trẻ khi âm nhạc cổ truyền đang mất dần chỗ đứng trong lòng khán giả, nhất là giới trẻ?

Hoang mang bảo tồn lễ hội truyền thống

Hoang mang bảo tồn lễ hội truyền thống

Lễ hội Lảnh Giang 2009 - một lễ hội LÀNG - bỗng chốc trở thành một hiện tượng văn hóa - xã hội nổi trội. Trên 70 bài báo khác nhau viết về lễ hội này và trên 100 website đăng tải những bài viết đó.

Trò Xuân Phả (Bài 2): Muốn thiêng phải trả về nghè

Trò Xuân Phả (Bài 2): Muốn thiêng phải trả về nghè

Năm điệu múa trong trò Xuân Phả - một đỉnh cao của nghệ thuật múa cung đình và dân gian Việt - gợi liên tưởng tới điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) của người Hàn Quốc hay một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây.

Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ

Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ

Có người ví trò Xuân Phả với điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) của người Hàn Quốc hay như một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây nhưng lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa…

Nhân tình nhắm mắt chưa xong...

Nhân tình nhắm mắt chưa xong...

Tôi đến thăm gia đình Điểu Mai - con gái cố nghệ nhân Điểu Kâu, một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất Tây Nguyên (người đã biên soạn, dịch sang tiếng Việt được 75 bộ sử thi M’Nông, ...

Chuyện về ngôi nhà mồ dị kỳ (Bài 2): Hảo hán nơi núi rừng

Chuyện về ngôi nhà mồ dị kỳ (Bài 2): Hảo hán nơi núi rừng

Briu Ngà là người rất giản dị, cởi mở, anh hồ hởi kể cho chúng tôi nghe nguồn gốc của ngôi nhà mồ kỳ dị do chính mình làm ra này...

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.