Để di sản "sống" trong đời sống đương đại

LTS: Không phải cứ muốn là được, không phải cứ đầu tư nhiều tiền là xong, để di sản “sống” trong đời sống đương đại là một bài toán tổng thể, cần nhìn nhận dưới góc độ khoa học.
30/10/2009 16:33
(TT&VH Cuối tuần) - LTS: Không phải cứ muốn là được, không phải cứ đầu tư nhiều tiền là xong, để di sản “sống” trong đời sống đương đại là một bài toán tổng thể, cần nhìn nhận dưới góc độ khoa học. Và trước hết cần hiểu rõ các đặc điểm của văn hóa phi vật thể, đặc biệt cần hết sức chú ý đến vai trò của các chủ thể đang lưu giữ loại hình di sản đó.

Tôn trọng quyền quyết định của chủ thể văn hóa

“Di sản văn hóa phi vật thể được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo và hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục” (Công ước UNESCO 2003). Tiêu chí chủ chốt quy định việc nhận diện di sản văn hóa phi vật thể được bảo vệ: nó phải mang tính truyền thống, đang sống, và phải được các cộng đồng công nhận, không chỉ vì nó là tài sản của họ, mà còn vì nó quan trọng đối với bản sắc của họ.

Có nhiều thách thức đối với di sản trong cuộc sống hiện nay. Về vấn đề nhận thức và ứng xử. Cần nhận thức rằng hãy tôn trọng quyền quyết định của chủ thể văn hóa. Hãy trao quyền và hỗ trợ để người dân tự xác định bản sắc của họ, nhận ra cái họ có, họ cần. Cái họ cần chính là cái gắn với cách mưu sinh, tái sản xuất xã hội và cuộc sống tinh thần của họ. Vấn đề bảo vệ di sản văn hóa, bản sắc văn hóa và đa dạng văn hóa trước hết phải xuất phát từ chủ thể văn hóa, từ nhu cầu, lợi ích của chủ thể và do chủ thể tự quyết định.

Giáo dục, truyền dạy là một trong những biện pháp để di sản "sống"

Về vấn đề môi trường sống và văn hóa. Có những loại hình di sản văn hóa phi vật thể phụ thuộc vào sự tồn tại của các không gian văn hóa cụ thể. Cần hiểu và tôn trọng quyền sinh tồn của những người bản địa theo cách họ đã, đang lựa chọn và duy trì cuộc sống.

Về vấn đề bảo tồn và phát triển: Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là một thực tế hiện hữu không chỉ ở yếu tố khách thể mà ngay trong chính chủ thể.

Về vấn đề thương mại hóa: Bản chất của những di sản văn hóa phi vật thể là tập quán xã hội - phương thức sinh hoạt của cộng đồng. Một khi phương thức sinh hoạt này bị coi là một thương phẩm để mưu cầu lợi nhuận, thì tính chất của nó sẽ hoàn toàn biến đổi.

     “Du lịch đại trà và việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thật khó có thể song hành với nhau” (TS. Lê Thị Minh Lý)

Về vấn đề toàn cầu hóa
: Quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội, cùng với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.


Về vấn đề du lịch hóa: Có nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể không thể đáp ứng được số lượng lớn khách du lịch. Du lịch đại trà và việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thật khó có thể song hành với nhau. Du lịch khiến cho các hình thức biểu hiện tính chất, chức năng, v.v. vốn có của văn hóa phi vật thể cơ bản bị biến đổi.

Bảo vệ di sản phi vật thể là kế thừa con người

Nếu như bảo vệ di sản văn hóa vật thể là bảo vệ vật chất, thì bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là kế thừa con người, là kế thừa văn hóa sống. Nội hàm của hai chữ “bảo vệ” chính là trao truyền và kế thừa. Đó là bảo vệ sống.

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể bằng hai việc: Bảo vệ “vật thể”, tức là dùng phương pháp “hữu hình hóa” để ghi chép và bảo tồn những “thành phẩm” - quá trình chế tác, biểu diễn của người thợ hoặc nghệ nhân. Việc thứ hai là bảo tồn trực tiếp chủ thể trao truyền và kế thừa của di sản văn hóa phi vật thể. Thực tế đã mách bảo chúng ta rằng có được con người sẽ có tất cả, mất con người sẽ mất tất cả.

Cùng với Bảo vệ con người - trao truyềnkế thừaPhát triển bền vững di sản văn hóa phi vật thể. Có thể thấy rằng, Di sản văn hóa là tiềm năng, là động lực khi các chủ thể phát huy thích hợp với thời buổi kinh tế thị trường hôm nay. Nhà quản lý, nhà nghiên cứu phải giúp họ tìm ra những tiềm năng có thể phát huy được, giúp người dân biến tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển.

Bên cạnh đó là bảo tồn không gian văn hóa. Bảo vệ các không gian tự nhiên và những địa điểm gắn với ký ức cần thiết cho việc thể hiện di sản văn hóa phi vật thể.

Biện pháp thứ nữa là đào tạo, truyền dạy. Tăng cường việc thành lập hoặc củng cố các cơ quan đào tạo về quản lý di sản văn hóa phi vật thể và theo đó là công tác truyền dạy những di sản này thông qua các diễn đàn và không gian dành cho việc trình diễn hay thể hiện chúng. Các chương trình giáo dục và đào tạo cụ thể cho cộng đồng và các nhóm người có liên quan.

Có thể kể đến các biện pháp nâng cao nhận thức, phổ biến, giáo dục/ xây dựng chính sách chung nhằm mục đích phát huy vai trò của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội/ chỉ định hoặc thành lập một hoặc nhiều cơ quan đủ năng lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hiện có; tăng cường nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật cũng như phương pháp luận về nghiên cứu nhằm bảo vệ có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là những di sản đang có nguy cơ thất truyền.

Biện pháp cuối cùng là Tư liệu hóa. Cần nhận diện và xác định rõ các loại hình khác nhau của di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình, có sự tham gia của các cộng đồng, nhóm người và các tổ chức phi chính phủ có liên quan. Thành lập các cơ quan lưu trữ tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể và tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận chúng. Tư liệu hóa là một công việc bảo vệ di sản. Song, đừng làm “đóng băng” các di sản đó!.

* Bài viết tham gia hội thảo do báo TT&VH tổ chức với chủ đề Làm cách nào để di sản “sống” trong đời sống đương đại? Tít bài do báo TT&VH đặt.
 

Vĩ thanh


      Tham luận của TS. Lê Thị Minh Lý kết thúc bằng một hình ảnh bất ngờ: Bức ảnh chụp những em bé người Dao đẹp như thiên thần với đôi mắt mở to, ngơ ngác. Hình ảnh đó có liên quan gì đến việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể? Phát biểu kết thúc của bà Lý khiến mọi người giật mình:

     “Ngoài tác nhân chủ quan của con người, còn có cả tác nhân của tự nhiên làm cho di sản bị biến đổi, thậm chí là biến mất. Ví dụ: Những em bé người Dao trong một làng bản ở Hà Giang trong bức ảnh này, khi tôi tiến hành tư liệu hóa thì làng bản vẫn còn. Chúng tôi dự định sẽ tiến hành biến bản này thành khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, khi chúng tôi quay lại thì được biết là trong một cơn lũ quét, tất cả bản này đã phải di dời đi nơi ở mới. Như vậy, bên cạnh những thách thức của phát triển, của xã hội hiện đại do con người chúng ta mang đến còn có cả thách thức từ tự nhiên nữa”.


Câu chuyện đằng sau bức ảnh khiến mọi người giật mình



TS.Lê Thị Minh Lý (*)
(Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa)

Tin cùng chuyên mục

Một loại hình di sản lạ lùng - Cùng người Thái “lên trời, xuống âm phủ"

Một loại hình di sản lạ lùng - Cùng người Thái “lên trời, xuống âm phủ"

Điều lạ lùng là dù lên cõi trời, hay xuống cõi âm, phương tiện để phục vụ cho chuyến đi đơn giản chỉ là những bài hát được “biến tấu” tại chỗ từ kho tàng văn hóa dân gian của người Thái mang đậm yếu tố tâm linh kỳ ảo…

Tương lai nào cho các đào nương trẻ?

Tương lai nào cho các đào nương trẻ?

Tương lai nào cho các đào nương trẻ khi âm nhạc cổ truyền đang mất dần chỗ đứng trong lòng khán giả, nhất là giới trẻ?

Hoang mang bảo tồn lễ hội truyền thống

Hoang mang bảo tồn lễ hội truyền thống

Lễ hội Lảnh Giang 2009 - một lễ hội LÀNG - bỗng chốc trở thành một hiện tượng văn hóa - xã hội nổi trội. Trên 70 bài báo khác nhau viết về lễ hội này và trên 100 website đăng tải những bài viết đó.

Quan họ "cạn" liền anh

Quan họ "cạn" liền anh

Có một thực tế đáng báo động là, khi Bắc Ninh xuất hiện phong trào phục hồi canh hát quan họ cổ, thì một vấn đề bỗng nảy sinh: Hình như Quan họ đang… “cạn” liền anh.

Trò Xuân Phả (Bài 2): Muốn thiêng phải trả về nghè

Trò Xuân Phả (Bài 2): Muốn thiêng phải trả về nghè

Năm điệu múa trong trò Xuân Phả - một đỉnh cao của nghệ thuật múa cung đình và dân gian Việt - gợi liên tưởng tới điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) của người Hàn Quốc hay một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây.

Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ

Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ

Có người ví trò Xuân Phả với điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) của người Hàn Quốc hay như một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây nhưng lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa…

Nhân tình nhắm mắt chưa xong...

Nhân tình nhắm mắt chưa xong...

Tôi đến thăm gia đình Điểu Mai - con gái cố nghệ nhân Điểu Kâu, một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất Tây Nguyên (người đã biên soạn, dịch sang tiếng Việt được 75 bộ sử thi M’Nông, ...

Chuyện về ngôi nhà mồ dị kỳ (Bài 2): Hảo hán nơi núi rừng

Chuyện về ngôi nhà mồ dị kỳ (Bài 2): Hảo hán nơi núi rừng

Briu Ngà là người rất giản dị, cởi mở, anh hồ hởi kể cho chúng tôi nghe nguồn gốc của ngôi nhà mồ kỳ dị do chính mình làm ra này...

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.