“Người Việt yêu hàng Việt” nên là một cuộc cách mạng trong tiêu dùng

Sau một thời gian đến đất nước Trung Hoa tôi bắt đầu để ý và thấy rằng, đa phần người dân bản xứ sử dụng hàng hóa, sản phẩm do chính nước họ sản xuất - những sản phẩm “made in China”.
13/01/2010 19:12
(Bài dự thi) - Sau một thời gian đến đất nước Trung Hoa tôi bắt đầu để ý và thấy rằng, đa phần người dân bản xứ sử dụng hàng hóa, sản phẩm do chính nước họ sản xuất - những sản phẩm “made in China”. Tôi hỏi người bạn Trung Quốc về vấn đề này, người bạn cười bảo sản phẩm họ làm ra giá rẻ phù hợp với người dân, bên cạnh đó họ rất có ý thức, thậm chí tôn sùng những sản phẩm do chính họ làm ra, họ xem đó là tinh thần, là niềm tự hào dân tộc. Chẳng biết anh bạn ấy có đùa tôi không, nhưng cứ nhìn vào cách người dân nơi đây tiêu thụ sản phẩm của đất nước họ đã làm tôi suy nghĩ.

Trung Quốc là nước đông dân, giả sử người dân toàn dùng sản phẩm ngoại nhập thì có lẽ đây sẽ là mảnh đất béo bở cho các nhà sản xuất nước ngoài và chắc chắn đất nước này cũng không vươn lên mạnh mẽ thế trong những năm gần đây. Theo chủ quan, tôi nhận thấy thành công đầu tiên của đất nước này là đã “cung” được cho “cầu” ở thị trường nội địa, thứ hai là thành công trong chính sách tiêu dùng, chính sách quản lí hàng hóa nhập ngoại, thứ ba là sự đồng thuận của người dân.

Nhìn lại Việt Nam ta, tôi thấy sản phẩm hàng hóa đất nước mình cũng không thua kém, nếu không muốn nói rằng nhiều sản phẩm còn đảm bảo chất lượng hơn, những mặt hàng còn thể hiện được cả sự tinh xảo, trái tim và khối óc của người Việt, nhưng sao nó vẫn chưa hẳn đi vào trái tim người tiêu dùng? Trước hết có thể nói đến là vấn đề tâm lý người dân “sính ngoại”. Dân ta cứ nghe hàng Thái, hàng Đài (Đài Loan),… miễn là có mác ngoại là thích, là sẵn sàng bỏ hầu bao mua. Điều này một phần có thể hiểu là do người dân vẫn giữ tâm lý trước kia vì rõ ràng hàng ngoại đó tốt thật. Ngày trước cứ nhắc đến nào dao Thái, nồi Thái, rồi đến ổi Thái, thanh long Thái là thích mê tơi. Nhưng ngày nay những nhà sản xuất của Việt Nam cũng đã sản xuất được những mặt hàng chẳng kém cạnh gì mà vẫn chưa tạo được “cơn sốt” hay “trào lưu” mạnh mẽ như những mặt hàng ngoại đã từng làm được. Có lẽ đó là do quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu chưa “đánh trúng” tâm lý người dân nên chưa thay được cách suy nghĩ cũ.

Thêm nữa, việc tiếp cận được với những mặt hàng chất lượng “made in Việt Nam” của những người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa khá khó khăn. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của nhà sản xuất trong nước chưa đến được tận tay người dân. Họ có thể được thấy, được nghe trên tivi, báo, đài về một sản phẩm nào đó nhưng nhiều khi để mua được lại phải đợi có cơ hội ra thị trấn, vào thành phố mới có. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh giá cả, mẫu mã đặc biệt là với các sản phẩm của Trung Quốc. Nông thôn vẫn luôn là một thị trường tiềm năng mà ai cũng thấy, nhưng đáp ứng được thị trường này không phải dễ, vì cuộc sống người dân thấp. Họ cần sự thiết thực, rẻ. Điều này thì các nhà phân phối cũng như sản xuất trong nước đang bỏ ngỏ để cho lượng hàng ngoại giá rẻ thâu tóm phần lớn thị trường.

Nhìn vào bức tranh tiêu dùng của người Việt Nam đôi khi thấy tiếc, tôi chợt nhớ đến một bài báo nào đó có nói rằng hàng Việt đang “thua ngay trên sân nhà”. Mặc dù ngày nay điều đó đã được cải thiện đáng kể, hàng Việt đang lấy lại uy tín và dần đi vào ý thức người tiêu dùng song chưa đủ sức để có thể hích đổ vẽ nên một bức tranh tiêu dùng mới. Tôi nghĩ đến những dòng hàng Việt trước kia như phích nước Rạng Đông, đồ bếp Kim Hằng… một thời tạo được “làn sóng” lớn trong thị hiếu người dân. Ngày nay sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng hơn, nhiều thương hiệu nổi tiếng hơn thì việc tạo nên những con sóng lớn không phải là điều quá khó, vấn đề là nhà sản xuất và cả người tiêu dùng đã chuẩn bị tinh thần cho “cuộc cách mạng” (tôi nghĩ đây chính là cuộc cách mạng mới cho phong trào “Người Việt yêu hàng Việt”) này chưa thôi.

Những ngày trên đất Trung khi ghé vào một tiệm tạp hóa nhìn những hộp cà phê xuất xứ từ Việt Nam (Trung Nguyên, Vinacafe), những hộp bánh kẹo, những hộp cao, dầu gió và vô vàn những sản phẩm khác mang nhãn hiệu quen thuộc của Việt Nam làm tôi vui mừng biết bao. Vì sản phẩm của đất nước mình cũng đã “bay” qua tới được thị trường này. Điều đó chứng tỏ rằng hàng hóa của chúng ta đang dần hòa nhập và khẳng định vào thị trường thế giới, dù còn hạn chế, vậy thì tại sao chúng ta là người dân Việt không sử dụng chính sản phẩm của mình?

Việc để “Người Việt yêu hàng Việt” không chỉ là chiến lược, định hướng của nhà sản xuất, nhà phân phối muốn giữ thị phần trong nước mà nó còn là chiến lược của một quốc gia và cần được sự hưởng ứng của nhân dân – những người tiêu dùng trực tiếp quyết định thành công hay thất bại cuộc cách mạng này. Nhà sản xuất ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu của mọi tầng lớp người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ cao cấp đến bình dân, còn phải luôn nhanh nhạy trong việc phân phối, cạnh tranh giá cả, mẫu mã, nắm bắt thị thiếu đáp ứng kịp thời nhất trước khi những mặt hàng ngoại kịp nhảy vào. Thêm nữa phải xây dựng chiến lược thương hiệu để vươn ra tầm thế giới.

Nhà nước ngoài việc có chính sách thúc đẩy khuyến khích người dân dùng hàng trong nước thì cần kiểm tra suýt sao hơn quy trình sản xuất của các công ty, xí nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất trước khi đến với người dân. Đó là cách hiệu quả nhất để lấy lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có chính sách chặt chẽ hơn với hàng ngoại, biện pháp mạnh và nghiêm hơn đối với hàng lậu, như vậy sẽ giúp thị trường tiêu dùng lành mạnh và “sạch” hơn. Nếu làm được những điều đó thì tôi tin rằng yếu tố cuối cùng là người dân, sẽ tự ý thức chọn lựa mặt hàng, sản phẩm phục vụ nhu cầu của họ. Tôi nghĩ muốn vươn ra ngoài thị trường thế giới thì trước hết hàng Việt phải khẳng định được và chiến thắng ngay trên “sân nhà” và nếu làm được những điều này tôi tin hàng Việt sẽ thắng.

Trần Thế Lâm

Tin cùng chuyên mục

Mời đến nhận giải

Mời đến nhận giải

Kính mời các tác giả không kịp đến nhận giải thưởng sớm liên hệ với Ban Tổ chức chúng tôi để làm thủ tục nhận giải thưởng kèm bằng chứng nhận

Lễ trao giải và truyền hình trực tiếp Cuộc thi "Người Việt yêu hàng Việt"

Lễ trao giải và truyền hình trực tiếp Cuộc thi "Người Việt yêu hàng Việt"

Lễ trao giải sẽ diễn ra vào lúc 10h ngày Chủ nhật 4/7/2010 tại Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật Âu Cơ (số 8- Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội). Toàn bộ Lễ trao giải sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV2.

Thông báo Lễ trao giải và truyền hình trực tiếp Cuộc thi "Người Việt yêu hàng Việt"

Thông báo Lễ trao giải và truyền hình trực tiếp Cuộc thi "Người Việt yêu hàng Việt"

Lễ trao giải sẽ diễn ra vào lúc 10h ngày Chủ nhật 4/7/2010 tại Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật Âu Cơ (số 8- Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội). Toàn bộ Lễ trao giải sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV2.

Thương hiệu của nhà tôi

Thương hiệu của nhà tôi

Người ta nói: Con người từ hình thức, tính tình, sở thích tất cả đều có "jen". Theo tôi thấy có cái đúng, cũng có cái chưa đúng lắm.

Hàng Việt Nam – nhìn từ Mỹ

Hàng Việt Nam – nhìn từ Mỹ

Nhiều người cầm lên vài kiểu áo quần xinh đẹp với giá không mềm, rồi xem nhãn và ồ lên “Made in Vietnam”. Sao không mua đồ ở Việt Nam mà sang tận bên Mỹ mua đồ “Made in Vietnam” rồi lại mang về Việt Nam?

Nỗi trăn trở của “ông già Ôzôn”

Nỗi trăn trở của “ông già Ôzôn”

Trên thế giới, duy nhất Việt Nam có loại đèn bàn Led 3,5W không cháy khi điện nguồn dao động hàng triệu lần/giây và đạt tuổi thọ 50.000 - 100.000 giờ

Người thổi hồn cho gốm sứ Việt

Người thổi hồn cho gốm sứ Việt

Với phương châm “Bốn không - Bốn có”: không biên giới, không thời gian, không giới tính, không tuổi tác. Bốn có: có văn hoá, có nghệ thuật, có phong cách riêng, và quan trọng nhất là có hồn, nên các sản phẩm của công ty Minh Long 1 khi đưa ra thị trường hay xuất khẩu đều được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Về nhà bố nói cho mà nghe

Về nhà bố nói cho mà nghe

Thời đó tổng số thành viên Viện tôi ngót 50 người. Trên mười người đã được cấp hoặc mua xe giá rẻ. Bốn mươi người còn chờ. Trong số bốn mươi người này non một nữa có thâm niên từ tiền khởi nghĩa đã bị tù tây, tù ta vài ba bận

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.