Hà Tường & những chân dung Hà Nội "vô tiền khoáng hậu"

Tâm hồn nhạy cảm và cuộc đời lặng lẽ, chắc chắn là một mô tả khó sai về nhiếp ảnh gia Hà Tường, một cao thủ tiền bối trong làng nhiếp ảnh Hà Nội - theo cách nói của những nhiếp ảnh gia thành danh sau này.
26/04/2010 20:35

9m2 lặng thầm ở khu Hàng Gai

Nhiếp ảnh gia Hà Tường
Được nhà quay phim, NSƯT Trần Hùng (một “ma xó” của Hà Nội) tận tình dắt đến phố Hàng Gai, kiếm chỗ gửi xe, rẽ lối bán hàng để lên gác khoảng 9m2, chúng tôi mới tìm gặp được Hà Tường. Ngay ở khu phố này, cũng chẳng mấy người biết ông Tường làm nghề nhiếp ảnh, vì quan niệm về chụp hình của ông nghe khá kỳ khôi: “Tôi chụp hình chân dung thì chẳng phân biệt người nổi tiếng hay bình thường, miễn sao người đó phải cho tôi cảm nhận rằng họ tốt, tôi thích chơi, thì mới chụp. Ai không tốt, có thuê tiền, tôi cũng không chụp”.

Gia đình ông Tường sống ở đây đã hơn 100 năm. Ông sinh năm 1942, và bước vào nghề chụp hình từ năm 18 tuổi. Sống một cuộc đời bình dị, nhưng tâm hồn phiêu lãng, khó có người bì kịp. Số phim mà ông đã mua để chụp những chân dung Hà Nội, để chụp phong cảnh và con người miền Tây Bắc, có thể tương đương với số tiền mua hai căn nhà vừa vừa tại khu phố này.

Những thế hệ nghệ sĩ sau này như Trần Hùng, nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan, họa sĩ Lê Thiết Cương... khi nhắc tới Hà Tường, đều đồng loạt nhận xét: “Dân chơi, kẻ sĩ và nhà nhiếp ảnh thứ thiệt của Hà Nội đấy”. Lội bộ từ nhà ông ra phố Ngọc Khánh, ngồi uống mấy ly bia hơi Hà Nội - thứ thức uống khó cưỡng với những ai thích khám phá bia hơi - Hà Tường kể rằng ông dạy nghề chụp hình cho nhiều người, nhưng bây giờ không phải ai cũng muốn công nhận điều ấy, nên ông chẳng buồn kể tên.

Rất nhiều ảnh chân dung của những văn nghệ sĩ nổi tiếng như Đào Duy Anh, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Trần Văn Cẩn, Trần Dần, Nguyễn Sáng, Đặng Đình Hưng, Thái Bá Vân, Phan Kế An, Mai Văn Hiến, Kim Lân, Hữu Loan... được nhiều nơi lấy in báo, in sách mà chẳng có một chú thích về người chụp. Khi được hỏi về điều này, ông Tường phán đoán: “Chẳng mấy khi người ta trực tiếp hỏi xin tôi, mà hậu duệ của các bậc tài danh đó không phải lúc nào cũng biết người biết việc, nên khi in ấn, chẳng buồn chú thích cũng là lẽ thường tình. Nhưng ở đời này, người nào việc ấy, khó mà ngoa ngụy, nên cũng chẳng có gì phải băn khoăn”.

Những bộ ảnh khó nắm bắt

Trong số những nhà lãnh đạo, những tướng lĩnh của Việt Nam, Hà Tường đã chụp Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Lê Quang Đạo, Phạm Chuyên, Nguyễn Văn Hưởng... Đặc biệt, khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn đương chức, ông Tường đã chụp được bức hình rất đời thường, khi vị lãnh đạo giản dị này ngồi uống nước ở vỉa hè.

“Tôi chụp mấy trăm con người, bây giờ nhìn lại ảnh thì 90% trong số họ đã trở thành người thiên cổ, cuộc đời này phù du và ngắn ngủi lắm. Danh với phận, tài với lộc, có và không... cũng chỉ là một chớp mắt; hơn thua, sân si... rồi cũng vậy thôi” - Hà Tường tâm sự. Có những khoảnh khắc như lúc Dương Bích Liên, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Nguyễn Sáng ngồi uống rượu với nhau, mà Hà Tường chụp được, quả là bức ảnh hiếm hoi.

Một bức ảnh hiếm hoi (từ trái sang): Danh họa Dương Bích Liên,
nhà thơ Đặng Đình Hưng, nhà thơ Trần Dần và danh họa Nguyễn Sáng

“Khi đã biết mình muốn chụp ai, nhất là những khoảnh khắc đời thường, thì tôi sẽ “canh” cho đến lúc mình ưng ý nhất”. Xem trong kho tư liệu ảnh của ông, thấy bức ảnh chụp Tào Mạt nằm bên cạnh quyển tạp chí Thế giới mới, thì một thời gian ngắn sau đó, nhà soạn kịch hiện đại này cũng đi qua “thế giới mới”. Chụp Nguyễn Tuân ngồi hút tẩu với vài sợi khói mong manh bay lên, thì một hai tháng sau, nhà văn cũng ra đi. Ông Tường cho xem những bức ảnh chụp 11 người nổi tiếng, thì 10 người trong số ấy cũng đã vào cõi thiên thu. Bước vào nghề hình khoảng năm 1960, những bức hình trắng đen đầu tiên ông chụp thành công, nay còn lưu giữ phim, cũng đã 50 tuổi, nên chuyện ai đó ra đi cũng là hợp với quy luật.

Nhà quay phim Trần Hùng nhận định rằng xem những khoảnh khắc cuối đời của các nghệ sĩ tiền bối, qua cách nắm bắt của Hà Tường, những người trong nghề sẽ biết ngay rằng thật khó để làm được như vậy. “Phải hiểu tính cách, phải thân với con người và phải biết đoán định được hoàn cảnh... thì mới có thể chụp được những chân dung vi tế như vậy. Xem những bức hình ông Tường chụp Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Sáng... những ngày tháng cuối đời, ai hiểu những danh nhân sẽ thấy được sự nhạy cảm của người cầm máy”, Trần Hùng nói.

Có thể triển lãm cá nhân về Võ An Ninh

Hà Tường kể rằng mỗi nhân vật ông thường chụp 3-4 cuộn phim, nhưng cũng có những người ông phải chụp nhiều lần, như Hữu Loan ông phải vào Thanh Hóa mấy lần. Chụp Nguyễn Sáng thì ông vào tận Sài Gòn, dù khi Nguyễn Sáng ở Hà Nội, ông đã chụp rất nhiều. Những người ông chơi thân như Võ An Ninh, Bùi Xuân Phái, Lưu Công Nhân... ông đều chụp hàng chục cuộn phim. Phần lớn các chân dung tiêu biểu của Bùi Xuân Phái, được in trong các sách sau này và không đề chú thích ảnh, đều do ông chụp.


Võ An Ninh - bức ảnh của Hà Tường đã được dùng ở nhiều nơi

Có thể kể thêm những trí thức, văn nghệ sĩ mà ông đã chụp chân dung thành công, như: Ngân Giang, Hoàng Minh Giám, Văn Giáo, Huy Cận, Lê Quốc Lập, Lê Mạnh Thích, Đặng Nhật Minh, Thế Anh, Đàm Linh, Đinh Đăng Định, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tạ Tấn, Phạm Tiến Duật, Trần Văn Thủy, Phạm Văn Hạng...

Ông Tường kể rằng có những người hay đến chơi, suốt ngày gặp nhau, nhưng ông không thích, thì không chụp; có người nhờ chụp, ông cũng không. Ông nói rằng bộ tứ Sáng - Liên - Nghiêm - Phái, hay Lưu Công Nhân thì ông đã có thể làm được triển lãm cá nhân về họ. Riêng nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, vì chơi thân từ 1962 đến những giây phút cuối cuộc đời, ông nói mình có thể sẽ thực hiện một triển lãm cá nhân về nhà nhiếp ảnh này, với nhiều ảnh chưa bao giờ công bố.
 
Văn Bảy

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Cường: "Anh thợ cả" làng tượng Phật

Nghệ nhân Phạm Văn Cường: "Anh thợ cả" làng tượng Phật

Thôn Võ Lăng (Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội), có nghề tạc tượng thờ, hoành phi câu đối từ nhiều thế kỷ nay.

Nguyễn Thị Quế - Bà lang còn lại của làng thuốc Đại Yên

Nguyễn Thị Quế - Bà lang còn lại của làng thuốc Đại Yên

Cho dù chẳng biết cái làng thuốc ngàn tuổi giữa thủ đô này sẽ tồn tại được bao lâu nữa, trước sự đô thị hóa, nhưng hơn 70 năm nay cụ Nguyễn Thị Quế vẫn tần tảo chăm bón cho mảnh vườn thuốc Nam này.

NSND Đặng Thái Sơn: Hà Nội - "vùng của tôi"

NSND Đặng Thái Sơn: Hà Nội - "vùng của tôi"

Khoảng thời gian để chúng tôi gặp gỡ với NSND Đặng Thái Sơn tại Hà Nội chừng hơn một giờ đồng hồ, trước khi ông ra sân bay lên đường sang Hàn Quốc.

Nguyễn Hoàng Điệp - Người thức đêm với hơn vạn trang sách về Thăng Long – Hà Nội

Nguyễn Hoàng Điệp - Người thức đêm với hơn vạn trang sách về Thăng Long – Hà Nội

Bộ Tổng tập 1000 năm văn hiến Thăng Long gồm 4 tập, dày hơn 10 ngàn trang là sản phẩm trí tuệ của 1200 tác giả.

Cao Việt Dũng: Thiếu một kiệt tác văn chương về Hà Nội

Cao Việt Dũng: Thiếu một kiệt tác văn chương về Hà Nội

“Tôi không tự coi mình là một dịch giả, đúng hơn tôi là người làm nghiên cứu văn học: văn học nước ngoài và văn học sử Việt Nam. Công việc nghiên cứu ngốn của tôi nhiều thời gian và sức lực nhất, ngoài việc chăm con”.

Nguyễn Thị Hậu – người xa Hà Nội yêu Hà Nội

Nguyễn Thị Hậu – người xa Hà Nội yêu Hà Nội

Ít người biết chị đã sống ở Sài Gòn hơn 30 năm vì chất giọng Hà nội “đặc sệt” của chị…

NSND Đặng Nhật Minh: Điện ảnh là định mệnh

NSND Đặng Nhật Minh: Điện ảnh là định mệnh

Thời báo Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) dành cho ông những lời đặc biệt: “Đặng Nhật Minh - người nghệ sĩ bằng điện ảnh đã nói lên được tâm tư, tình cảm của dân tộc mình và cũng là của các dân tộc châu Á ra với thế giới”.

Lý Xương Căn: cuộc trở về trọn vẹn sau 800 năm

Lý Xương Căn: cuộc trở về trọn vẹn sau 800 năm

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm. Đầu dây bên kia một giọng nói lơ lớ. “Anh có phải là…” Giọng lạ quá, nghe không rõ, tôi định nói “anh nhầm máy” thì chợt nhớ ra ông Lý Xương Căn chưa sõi tiếng Việt.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.