NSND Đặng Nhật Minh: Điện ảnh là định mệnh

Thời báo Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) dành cho ông những lời đặc biệt: “Đặng Nhật Minh - người nghệ sĩ bằng điện ảnh đã nói lên được tâm tư, tình cảm của dân tộc mình và cũng là của các dân tộc châu Á ra với thế giới”.
01/07/2010 11:23

Hình ảnh của Đặng Nhật Minh đã trở nên quen thuộc mỗi khi người ta nói về điện ảnh Việt Nam.
Những vinh quang mà Đặng Nhật Minh nhận được, như danh hiệu NSND, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải Nikkei Asia Prize (tại Nhật Bản), giải Thành tựu trọn đời vì sự nghiệp điện ảnh của châu Á (tại Hàn Quốc) và nhiều giải thưởng khác cho thấy tầm vóc của ông trong nghệ thuật điện ảnh. Ông là niềm tự hào không chỉ của điện ảnh Việt Nam.

Ông vốn không được đào tạo để làm phim truyện. Sau 18 tháng học ở Liên Xô, 19 tuổi ông vào đời bằng nghề phiên dịch tiếng Nga. Mãi đến năm 27 tuổi, từ sự tình cờ run rủi, ông mới được làm đạo diễn cho bộ phim tài liệu đầu tiên có tên gọi “Theo chân người địa chất”. Được giao làm phim truyện đầu tiên vào năm 1974, nhưng ông chỉ thực sự là ông lúc bộ phim “Thị xã trong tầm tay” ra đời năm 1982, khi đã dám thay đổi tư duy làm phim quen thuộc. “Thị xã trong tầm tay” tạo ra dư luận trái chiều, nhưng may mắn thay, tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1983, ba văn nhân tên tuổi là Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông và Nguyễn Khải tham gia Ban giám khảo đã quyết liệt ủng hộ và trao giải Bông Sen Vàng cho bộ phim này, giúp Đặng Nhật Minh củng cố niềm tin về cách làm phim của riêng ông.

Sau đòn bẩy quan trọng ấy, ông tiếp tục với “Bao giờ cho đến tháng Mười”, “Cô gái trên sông”, “Trở về”, “Thương nhớ đồng quê”, “Hà Nội mùa đông 46”, “Mùa ổi”… và gần đây nhất là “Đừng đốt”. Đã có người đánh giá, tài năng của Đặng Nhật Minh trong nghệ thuật thứ bảy nước ta tính tới cuối thập niên đầu tiên ở thế kỷ 21, thì chỉ có một thước đo duy nhất là chính Đặng Nhật Minh. Ông đã chứng minh với khán giả rằng, điện ảnh không phải là vấn đề của kỹ thuật hay công nghệ, mà trước hết nó phải là vấn đề của lương tâm, của tình yêu con người. Phim của ông là những tiếng thì thầm nhưng lan tỏa, giúp người xem nhận ra sâu sắc một vẻ đẹp Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam, và nói rộng ra là một tinh thần châu Á.

Đặng Nhật Minh có một xuất thân không tầm thường. Mẹ ông là con gái quan thượng thư triều đình Huế, đã từ bỏ tất cả để đi theo lý tưởng của chồng. Cha ông là bác sĩ Đặng Văn Ngữ, sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa, năm 1942 bác sĩ đã lên đường sang Nhật Bản du học để nghiên cứu về nấm và vi sinh. Nhưng ông đã gác lại công việc nghiên cứu khoa học đang dang dở ở nước ngoài, trở về nước tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong rừng sâu Việt Bắc, cha ông đã miệt mài chế tạo nước cất Penicilline để cứu chữa vết thương cho bộ đội. Khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, cha ông lại lặn lội khắp các khu căn cứ địa cũ để thực hiện một chương trình chống sốt rét toàn diện và quy mô chưa từng có.

Sau khi người vợ thân yêu mất đi ở Việt Bắc trong những ngày cuối cùng trước khi về tiếp quản thủ đô, bác sĩ Đặng Văn Ngữ lúc ấy mới 44 tuổi, đã ở vậy nuôi con, lấy sự nghiệp khoa học, lấy việc cứu giúp con người làm niềm vui cuộc sống. Chiến tranh tiếp tục leo thang ra miền Bắc, để bảo vệ thành quả tiêu diệt sốt rét trên một nửa đất nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ xung phong vào chiến trường Trị Thiên, nghiên cứu vắcxin chống sốt rét nhằm ngăn chặn căn bệnh này từ bên kia vĩ tuyến 17. Và ông đã ngã xuống chiến trường, để rồi sau đó nằm 5 năm trong nghĩa trang liệt sĩ của xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên như một người lính vô danh. Nghe tin ấy, em gái Đặng Nhật Minh đang học ở Liên Xô không chịu đựng được nỗi đau này, đã lâm bệnh rồi mất lúc mới 28 tuổi.

Trong cuốn hồi ký điện ảnh, Đặng Nhật Minh viết về cha: “Gia tài ông để lại cho tôi là tình yêu quê hương, sự gắn bó máu thịt với nhân dân mình, đất nước mình, là lòng thương yêu con người, sự cảm thông sâu sắc trước những nỗi khổ đau của con người. Ông không biết rằng những cái đó cũng chính là nền tảng cơ bản cho mọi sự sáng tạo nghệ thuật. Những gì tôi làm được trong điện ảnh cũng chính nhờ đã thừa hưởng được ít nhiều cái di sản tinh thần đó”.

Điện ảnh không phải là con đường mà người cha muốn Đặng Nhật Minh theo đuổi. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ mong muốn con trai nối nghiệp mình, trở thành một nhà khoa học. Nhưng cuộc đời, với những biến động, xoay vần của nó đã đưa Đặng Nhật Minh đến với nghệ thuật điện ảnh. Lúc đầu chỉ là những sự tình cờ để vượt qua nỗi buồn chán của nghề phiên dịch. Rồi tự học, tự trang bị kiến thức, và rồi là niềm say mê, lao động miệt mài, Đặng Nhật Minh giờ đây có thể tin tưởng rằng, cha mẹ ông đang mỉm cười nơi chín suối với “định mệnh điện ảnh” mà ông theo đuổi.

Ở Hà Nội có một con phố mang tên Đặng Văn Ngữ. Con phố ấy là để vinh danh một nhà khoa học – bác sĩ – chiến sĩ đã hy sinh vì nước. Từ lâu Đặng Nhật Minh ấp ủ làm phim về cha mình. Đó là một món nợ tinh thần mà ông sẽ trả trong một ngày nào đó.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Cường: "Anh thợ cả" làng tượng Phật

Nghệ nhân Phạm Văn Cường: "Anh thợ cả" làng tượng Phật

Thôn Võ Lăng (Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội), có nghề tạc tượng thờ, hoành phi câu đối từ nhiều thế kỷ nay.

Nguyễn Thị Quế - Bà lang còn lại của làng thuốc Đại Yên

Nguyễn Thị Quế - Bà lang còn lại của làng thuốc Đại Yên

Cho dù chẳng biết cái làng thuốc ngàn tuổi giữa thủ đô này sẽ tồn tại được bao lâu nữa, trước sự đô thị hóa, nhưng hơn 70 năm nay cụ Nguyễn Thị Quế vẫn tần tảo chăm bón cho mảnh vườn thuốc Nam này.

NSND Đặng Thái Sơn: Hà Nội - "vùng của tôi"

NSND Đặng Thái Sơn: Hà Nội - "vùng của tôi"

Khoảng thời gian để chúng tôi gặp gỡ với NSND Đặng Thái Sơn tại Hà Nội chừng hơn một giờ đồng hồ, trước khi ông ra sân bay lên đường sang Hàn Quốc.

Nguyễn Hoàng Điệp - Người thức đêm với hơn vạn trang sách về Thăng Long – Hà Nội

Nguyễn Hoàng Điệp - Người thức đêm với hơn vạn trang sách về Thăng Long – Hà Nội

Bộ Tổng tập 1000 năm văn hiến Thăng Long gồm 4 tập, dày hơn 10 ngàn trang là sản phẩm trí tuệ của 1200 tác giả.

Cao Việt Dũng: Thiếu một kiệt tác văn chương về Hà Nội

Cao Việt Dũng: Thiếu một kiệt tác văn chương về Hà Nội

“Tôi không tự coi mình là một dịch giả, đúng hơn tôi là người làm nghiên cứu văn học: văn học nước ngoài và văn học sử Việt Nam. Công việc nghiên cứu ngốn của tôi nhiều thời gian và sức lực nhất, ngoài việc chăm con”.

Nguyễn Thị Hậu – người xa Hà Nội yêu Hà Nội

Nguyễn Thị Hậu – người xa Hà Nội yêu Hà Nội

Ít người biết chị đã sống ở Sài Gòn hơn 30 năm vì chất giọng Hà nội “đặc sệt” của chị…

Lý Xương Căn: cuộc trở về trọn vẹn sau 800 năm

Lý Xương Căn: cuộc trở về trọn vẹn sau 800 năm

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm. Đầu dây bên kia một giọng nói lơ lớ. “Anh có phải là…” Giọng lạ quá, nghe không rõ, tôi định nói “anh nhầm máy” thì chợt nhớ ra ông Lý Xương Căn chưa sõi tiếng Việt.

GS Phan Huy Lê - người nặng lòng với dấu tích Thăng Long

GS Phan Huy Lê - người nặng lòng với dấu tích Thăng Long

Nhiều năm qua Hội KHLS VN đã có tiếng nói quan trọng xác định giá trị LS -VH để lập hồ sơ công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di tích đặc biệt cấp quốc gia và phát triển thành hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận DSVH thế giới.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.