Nguyễn Thị Quế - Bà lang còn lại của làng thuốc Đại Yên

Cho dù chẳng biết cái làng thuốc ngàn tuổi giữa thủ đô này sẽ tồn tại được bao lâu nữa, trước sự đô thị hóa, nhưng hơn 70 năm nay cụ Nguyễn Thị Quế vẫn tần tảo chăm bón cho mảnh vườn thuốc Nam này.
21/07/2010 21:06

Như một “vườn thảo mộc” còn vương lại chốn trần gian.

* Hương thuốc hồn người


Ít ai biết làng cổ  Đại Yên thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội lại có nghề truyền thống trồng cây thuốc Nam ngót ngét ngàn năm nay.
Sử làng chép rõ, vào thời nhà Lý thế kỉ XI, một cô gái tên là Trần Ngọc Tường mới 9 tuổi, rất giỏi chữa bệnh bằng các loại lá cây. Quân lính của Lý Thường Kiệt qua đây bị mắc bệnh nên cô đã chữa giúp. Nhờ đó, quân ta đã đánh thắng giặc. Ngọc Tường được nhà vua triệu vào cung và phong làm Ngọc Hoa công chúa. Nhưng vì nhớ mẹ nên cô đã quay trở lại làng Đại Bi (Đại Yên ngày nay) và truyền lại nghề thuốc cho dân.
Trước đây, ở làng này gia đình nào cũng có một vườn cây lá thuốc. Thập niên 70- 80 của thế kỷ XX, cả làng là vựa thuốc cung cấp cho Viện Y học cổ truyền Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội và hàng thuốc nam còn bày bán rộng khắp các chợ : Khâm Thiên, Cửa Nam, Đồng Xuân, Phố thuốc Bắc.
Cụ Quế năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng đôi mắt vẫn tinh tường, đôi tay vẫn còn khỏe để ngày 2 buổi dọn vườn và hái thuốc. Nhà cụ đã 6 đời trồng và bán thuốc nam ở làng. Tuổi thơ cụ đã gắn chặt với cây thuốc Nam, từ thời còn trẻ con đã chơi những trò chơi đố nhau tên các loại cây thuốc. Khi lên 8 tuổi đã biết đi cắt lá đem về sao thuốc chữa bệnh.


Bà lang còn lại của làng thuốc Đại Yên bên vườn thuốc còn sót lại

Nghề trồng cây thuốc cũng vất vả, gian truân lắm, bất kể ngày nắng hay mưa người trồng thuốc cũng phải có mặt ở vườn, cũng “chân lấm tay bùn” như người nông dân “bới đất, kiếm ăn" vậy.
Thời con gái, những bước chân gánh thuốc của cụ đã in dấu trên khắp chốn Hà Thành, cụ thường gánh cây thuốc đi bán rong ở những con phố cổ như phố Thuốc Bắc, Khâm Thiên, Cửa Nam, chợ Đồng Xuân… Rồi khi tuổi già đến cụ không còn đủ sức đi các chợ nữa thì cụ lại quay về chợ ngay tại cổng làng Đại Yên.
Cụ Quế dẫn chúng tôi ra mảnh vườn thuốc của gia đình, khu vườn xanh mát luôn thoang thoảng hương thơm thanh khiết dễ chịu của dược liệu. Khu vườn có diện tích khoảng 400m2, với đủ các loại cây thuốc nam như hương nhu, mã đề, sài đất, lô hội, trinh nữ hoàng cung, lá mò, bưởi bung, lưỡi đồng, lá diễn…
Dù vất vả nhưng thu nhập của cụ Quế từ vườn trồng thuốc Nam chỉ đạt chừng bốn năm chục nghìn đồng một ngày. Cụ vẫn quyết tâm giữ nghề vì đây là công việc đã gắn bó với cụ cả đời và cũng là nghề truyền thống của gia đình.
Cụ Quế không chỉ thông thạo cách chăm sóc, đặc tính chữa bệnh của từng loại cây, mà còn có thể nghe kể bệnh để bốc thuốc. Rồi cụ chỉ vào từng cây mà nói vanh vách: cây hương nhu có lá nhỏ có răng cưa, thân màu tía, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Loại cây này trị cảm nắng, sốt nóng ớn lạnh, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa…Cây mã đề dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam….

Cả một cuộc đời gắn bó với mảnh đất trồng lá thuốc, cụ Quế tâm niệm: “Làm cho đến lúc nào không còn đủ sức nữa thì thôi”.

* Làng nghề sắp đi vào cổ tích

Cụ Quế xót xa: Dọc con kênh chảy ven cống của đình làng, chỉ còn sót lại 4 khu vườn nho nhỏ nằm chênh vênh bên những đống rác phế thải. Còn vài ba hộ sống bằng nghề trồng thuốc và bốc thuốc nhưng những “mảnh hồn” lá thuốc Đại Yên không biết còn có thể vương vấn được bao nhiêu lâu nữa.
Trong những năm gần đây người dân làng đua nhau bán đất hoặc xây nhà cửa cho thuê, những vườn cây bị phá bỏ hoặc bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất. Những khu nhà cao tầng cứ thi nhau xuất hiện và những mảnh vườn kèm theo vô số các loại cây thuốc biến mất vĩnh viễn.
Giờ muốn mua một số cây thuốc, phải nhờ con cháu về tận Canh, Diễn, Thanh Trì, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với hơn 200 loại cây lá trước đây cả. 
Bà cụ lo rằng: “Rồi mai đây Đại Yên chẳng có lấy một thước đất để trồng cây thuốc. Nghề truyền thống của ông cha cũng sẽ chấm hết. Không buồn sao được khi đứng trước nguy cơ biến mất nghề. Cái nghề làm phúc cho đời cũng theo đó mà mất đi”.
Mảnh vườn ít ỏi của gia đình đang đứng trước nguy cơ giải tỏa vẫn được cụ chắt chiu chăm sóc. Với cụ thì mùi hương của lá thuốc đã thấm vào đất làng, thấm vào máu xương. Mà dù có tiếc nuối bà cụ cũng chẳng biết phải làm gì để gìn giữ, chẳng còn đất mà lưu truyền cho hậu sinh nữa.
Mỗi buổi chiều, thuốc Nam thu hoạch từ các khu vườn của làng Đại Yên được bày bán ở một chợ cóc nhỏ ngay cạnh cổng làng. Trước kia, nơi đây là một chợ thuốc Nam nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội, mỗi lần họp chợ người mua kẻ bán tấp nập. Bây giờ mỗi buổi chợ chỉ còn vài ba người bán hàng, khách mua cũng lèo tèo vài ba người.
Và mấy ai biết được ngay trong lòng Hà Nội cũng có một làng thuốc nam đã gần ngàn năm tuổi. Những bà lang trồng thuốc Nam ở làng cổ Đại Yên như cụ Quế chính là những nghệ nhân đang nắm trong tay vốn văn hóa phi vật thể của cha ông truyền lại từ 1.000 năm qua.
Làng thuốc nam Đại Yên đang có nguy cơ mai một dần. Liệu có một lúc nào đó chúng ta chỉ còn nghe đến nghề trồng thuốc nam của làng Đại Yên như một câu chuyện cổ tích?

Lăng Thiên Huệ

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Cường: "Anh thợ cả" làng tượng Phật

Nghệ nhân Phạm Văn Cường: "Anh thợ cả" làng tượng Phật

Thôn Võ Lăng (Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội), có nghề tạc tượng thờ, hoành phi câu đối từ nhiều thế kỷ nay.

NSND Đặng Thái Sơn: Hà Nội - "vùng của tôi"

NSND Đặng Thái Sơn: Hà Nội - "vùng của tôi"

Khoảng thời gian để chúng tôi gặp gỡ với NSND Đặng Thái Sơn tại Hà Nội chừng hơn một giờ đồng hồ, trước khi ông ra sân bay lên đường sang Hàn Quốc.

Nguyễn Hoàng Điệp - Người thức đêm với hơn vạn trang sách về Thăng Long – Hà Nội

Nguyễn Hoàng Điệp - Người thức đêm với hơn vạn trang sách về Thăng Long – Hà Nội

Bộ Tổng tập 1000 năm văn hiến Thăng Long gồm 4 tập, dày hơn 10 ngàn trang là sản phẩm trí tuệ của 1200 tác giả.

Cao Việt Dũng: Thiếu một kiệt tác văn chương về Hà Nội

Cao Việt Dũng: Thiếu một kiệt tác văn chương về Hà Nội

“Tôi không tự coi mình là một dịch giả, đúng hơn tôi là người làm nghiên cứu văn học: văn học nước ngoài và văn học sử Việt Nam. Công việc nghiên cứu ngốn của tôi nhiều thời gian và sức lực nhất, ngoài việc chăm con”.

Nguyễn Thị Hậu – người xa Hà Nội yêu Hà Nội

Nguyễn Thị Hậu – người xa Hà Nội yêu Hà Nội

Ít người biết chị đã sống ở Sài Gòn hơn 30 năm vì chất giọng Hà nội “đặc sệt” của chị…

NSND Đặng Nhật Minh: Điện ảnh là định mệnh

NSND Đặng Nhật Minh: Điện ảnh là định mệnh

Thời báo Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) dành cho ông những lời đặc biệt: “Đặng Nhật Minh - người nghệ sĩ bằng điện ảnh đã nói lên được tâm tư, tình cảm của dân tộc mình và cũng là của các dân tộc châu Á ra với thế giới”.

Lý Xương Căn: cuộc trở về trọn vẹn sau 800 năm

Lý Xương Căn: cuộc trở về trọn vẹn sau 800 năm

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm. Đầu dây bên kia một giọng nói lơ lớ. “Anh có phải là…” Giọng lạ quá, nghe không rõ, tôi định nói “anh nhầm máy” thì chợt nhớ ra ông Lý Xương Căn chưa sõi tiếng Việt.

GS Phan Huy Lê - người nặng lòng với dấu tích Thăng Long

GS Phan Huy Lê - người nặng lòng với dấu tích Thăng Long

Nhiều năm qua Hội KHLS VN đã có tiếng nói quan trọng xác định giá trị LS -VH để lập hồ sơ công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di tích đặc biệt cấp quốc gia và phát triển thành hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận DSVH thế giới.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.