Xây dựng văn hóa ứng xử người Hà Nội (Bài 3): Khơi thông dòng chảy văn hóa

Từ đầu năm 2018 đến nay, thành phố Hà Nội liên tục tổ chức các buổi làm việc, phiên giải trình về thực hiện Quy tắc ứng xử, cho thấy vấn đề đưa việc triển khai văn hóa ứng xử người Hà Nội vào thực chất không thể chậm trễ hơn.
30/04/2018 09:04

(Thethaovanhoa.vn) - Từ đầu năm 2018 đến nay, thành phố Hà Nội liên tục tổ chức các buổi làm việc, phiên giải trình về thực hiện Quy tắc ứng xử, cho thấy vấn đề đưa việc triển khai văn hóa ứng xử người Hà Nội vào thực chất không thể chậm trễ hơn. Trong đó, rất nhiều giải pháp được đưa ra với mong muốn tạo nét văn minh, thanh lịch đúng nghĩa cho người dân Thủ đô.

Triển khai thí điểm các mô hình

Sau hơn một năm triển khai các bộ Quy tắc ứng xử nhưng nhiều sở, ngành, đoàn thể, các quận, huyện của Hà Nội chưa có cách làm hay để tạo ra chuyển biến. Từ thực tế đó, Ban chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU sẽ triển khai mô hình từ cơ sở, trước mắt thí điểm tại hai quận Cầu Giấy, Tây Hồ và các huyện Mỹ Đức, Sóc Sơn, thực hiện trong từng tổ dân phố, đơn vị. Từ đó, Ban chỉ đạo sẽ rút kinh nghiệm để triển khai ra toàn thành phố, cách làm này đang được kỳ vọng tạo chuyển biến tốt trong thực hiện các Bộ Quy tắc trên.

Đồng thuận với cách làm này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định, mô hình không chỉ triển khai từ trong gia đình, tổ dân phố, khu dân cư mà còn triển khai đến các xã, phường, quận, huyện, thành phố để việc triển khai không còn hình thức. Tại các cuộc sinh hoạt trong khu dân cư cần tuyên truyền, thảo luận về văn hóa ứng xử để những hành vi ứng xử thiếu văn minh phải được phê phán ngay từ khu dân cư. Tại các cơ quan, đơn vị, phòng ban cũng cần đưa vào triển khai và có chấm điểm để ứng xử của cán bộ, công chức phải đảm bảo chuẩn mực đạo đức.

Chú thích ảnh
Thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND thành phố ban hành, nhiều Ban quản lý di tích trên địa bàn Hà Nội đã thiết kế, may đo áo choàng để cho du khách có trang phục không phù hợp mượn khi vào tham quan.Trong ảnh là du khách mặc áo choàng khi tham quan di tích đền Ngọc Sơn. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Thời phong kiến xưa, các làng, xã ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường có hương ước quy định người dân trong làng tuân thủ quy định chung do làng đặt ra. Nghĩa là ngoài các quy định của triều đình, hương ước sẽ điều chỉnh tất cả hành vi mà luật lệ của triều đình không quán xuyến hết. Đây chính là mô hình quản lý đời sống xã hội của từng làng xã và người dân đều nghiêm túc thực hiện, nếu vi phạm quy định của hương ước sẽ bị làng phạt rất nặng. Mặc dù việc hình thành các mô hình thực hiện văn hóa ứng xử trong giai đoạn hiện nay không thể áp dụng quy định hà khắc như hương ước thời phong kiến nhưng nhiều người vẫn đặt câu hỏi về việc xây dựng những quy tắc riêng tại mỗi phường, xã, khu dân cư tựa như các “phường ước”, “chung cư ước”.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, các “phường ước”, “chung cư ước” được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, được người dân thông qua và đồng thuận nên thông thường họ sẽ tự giác thực hiện. Hơn nữa, đặc thù tại mỗi xã, phường, khu dân cư khác nhau nên việc xây dựng các quy ước riêng của từng nơi sẽ phù hợp với điều kiện sinh hoạt ở nơi đó và dễ dàng được người dân chấp thuận. Những người quản lý, điều hành các “phường ước”, “chung cư ước” do chính người dân lựa chọn trong cùng xã, phường, khu dân cư nên càng dễ dàng nhắc nhở nhau.

Tập trung những khu vực, đối tượng quan trọng

Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội có đối tượng và khu vực áp dụng rộng khắp, trong khi đó, từng khu vực, đối tượng có đặc thù khác nhau. Để triển khai hiệu quả các Quy tắc ứng xử, thành phố Hà Nội đang lựa chọn một số khu vực và đối tượng để tập trung triển khai.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 04-Ctr/TU khẳng định, thành phố không làm tràn lan như trước mà ưu tiên một số đối tượng gồm: Cán bộ, công chức (toàn thành phố khoảng 155 nghìn người); học sinh, sinh viên (gần 2 triệu người và hội viên các đoàn thể). Từ đó, Ban Chỉ đạo chương trình 04-CTr/TU sẽ có hình thức tuyên truyền riêng phù hợp từng đối tượng, đồng thời giao cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ này.

Đặc biệt, với cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng cần gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Quy tắc ứng xử, thành phố sẽ kiên trì tuyên truyền, vận động để họ nghiêm túc chấp hành, tự giác thực hiện, trở thành nếp sống văn hóa văn minh nơi công sở. Trong đó, những người thường xuyên tiếp xúc với nhân dân như cán bộ tại bộ phận một cửa cần được đào tạo tốt, hiểu biết pháp luật, nắm được vấn đề tâm lý học để có cách ứng xử tốt.

Thành phố cũng xác định người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chính quyền, đoàn thể có vai trò quyết định trong thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử. Theo đó, người lãnh đạo cần thay đổi nhận thức thực hiện Quy tắc ứng xử, triển khai hiệu quả trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Bản thân lãnh đạo phải gương mẫu thực hiện để nêu gương. Đi cùng với tuyên truyền, vận động, Hà Nội tăng cường thanh tra công vụ đột xuất nhằm phát hiện, xử lý vi phạm.

Tại nơi công cộng, thành phố xác định khu vực trọng điểm cần được ưu tiên tuyên truyền Quy tắc ứng xử như: Các chợ, trung tâm thương mại, bến xe, khu vực giao thông công cộng... bởi nơi này thường xảy ra những bất cập trong ứng xử văn minh. Hiện hầu hết các khu vực này chưa được tuyên truyền nhiều về Quy tắc ứng xử và đó cũng là bài toán cần lời giải cho cơ quan chức năng.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc cũng cho rằng, văn hóa của chúng ta là văn hóa cộng đồng, muốn thay đổi tập quán, thói quen, cách ứng xử trong xã hội thì phải sửa từ gốc. Có nghĩa là ứng xử phải thực hiện tốt từ trong gia đình, ứng xử có tôn ti trật tự, trên dưới tôn trọng nhau thì cái tốt mới lan ra cộng đồng xung quanh. Quan điểm của Nhà văn hóa Hữu Ngọc nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà quản lý bởi thực tế, gia đình chính là tế bào của xã hội, tế bào vững thì xã hội mới mạnh. Việc coi trọng yếu tố gia đình là vô cùng cần thiết trong triển khai Quy tắc ứng xử nhằm tạo nếp sống văn hóa trong xã hội.

Bài 4: Điều chỉnh hành vi, hình thành chuẩn mực văn hóa

Xây dựng văn hóa ứng xử người Hà Nội: Bài 2 - Điểm trũng cần được lấp đầy

Xây dựng văn hóa ứng xử người Hà Nội: Bài 2 - Điểm trũng cần được lấp đầy

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - người dày công nghiên cứu về văn hóa Hà Nội cho rằng, trước kia, con người bị ràng buộc về yếu tố đạo đức truyền thống nhưng ngày nay sự tử tế, lòng tự trọng đã “rơi rụng” nhiều nên văn hóa ứng xử có sự thay đổi.

Đinh Thuận/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.