Chữ và nghĩa: 'Chè hâm lại, gái đưa đò'

Chắc mọi người đã quen với câu tục ngữ “Chè hâm lại, gái ngủ trưa” (hay “Chè hâm lại, gái ngủ ngày”).
23/02/2022 07:17

(Thethaovanhoa.vn) - Chắc mọi người đã quen với câu tục ngữ “Chè hâm lại, gái ngủ trưa” (hay “Chè hâm lại, gái ngủ ngày”). Ngữ nghĩa được Nguyễn Đức Dương (trong Từ điển Tục ngữ Việt, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010) giải thích là “Chè (tươi) đã phải hâm lại thì còn ngon sao được nữa; con gái đã mắc tật ngủ trưa thì còn ai mà dám cưới về”.

Chữ và nghĩa: 'Nhà nghèo hay con thảo, nước loạn biết tôi trung'

Chữ và nghĩa: 'Nhà nghèo hay con thảo, nước loạn biết tôi trung'

Chúng ta từng biết câu tục ngữ “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.

Thực ra, câu tục ngữ này, mượn chuyện “chè hâm lại” (chè đã uống qua ít nhất một nước, lại đổ nước vào đun tiếp thì chất lượng giảm hẳn, không còn ngon nữa) để chê bai những cô gái lười nhác, có tật ngủ dậy muộn (ngủ trưa). Dân gian có câu: Đời người ngắn tựa gang tay/ Những ai ngủ ngày còn có nửa gang.

Nhưng còn một biến thể nữa: “Chè hâm lại, gái đưa (bến) đò”. Đã có sự thay đổi vế thứ 2 kéo theo sự thay đổi về ngữ nghĩa.

Đưa đò, chèo đò (thường qua sông, qua suối, đò ngang là chủ yếu nhưng cũng có đò dọc) là một nghề khá phổ biến.Khi cần vượt qua sông sang một vùng lân cận, muốn quá giang ta phải cần đến bến đò (“đò”: thuyền nhỏ chở khách qua sông theo những tuyến nhất định). Ngày xưa, đường sá chưa phát triển thì chuyện đi đò ngang, đò dọc là rất phổ biến. Nghề chèo đò rất phát triển, nhất là vào mùa mưa lũ.

Chú thích ảnh
Tranh minh họa

Dân gian có câu tục ngữ “Bến đò, lò rèn” với hàm ý: Bến đò, lò rèn (nơi chế tạo các dụng cụ bằng kim loại (sắt, thép, gang) phục vụ cho nhà nông bằng phương pháp thủ công) là những nơi tụ họp nhiều người lui tới. Do đặc thù lao động, những ông thợ rèn thường ăn nói cục cằn, thô lỗ hay văng tục và thích nói tục. Đã thế lại được nhiều khách vãng lai lui tới, hùa theo hoặc góp thêm những câu chuyện tầm phào, tục tĩu.

Còn những người chèo đò, gặp nhiều hạng khách tứ xứ, có khách hiền lành tử tế, nhưng có nhiều khách buôn bán hay thuộc diện “anh chị”, sẵn sàng quỵt tiền gây gổ. Thế là những người lái đò trở nên nóng nảy, hay cáu bẳn, ăn nói văng mạng, sẵn sàng đấu khẩu, thậm chí “đấu cả cọc chèo” với khách.

Không ít cô gái trẻ làm nghề này cũng nhanh chóng nhiễm tính xấu đó. Từ chỗ nhu mì, hiền hậu, các cô nhanh chóng “đổi màu”. Thế rồi lâu dần tính tình họ trở nên đáo để, đanh đá, lỗ mãng. Họ đã hình thành một tính cách “khác người” do hoàn cảnh và cũng để thích nghi với thực tế công việc (mình không đáo để, thiên hạ dễ bắt nạt mình sao).

Với tính cách như vậy, các cô gái đưa đò được xếp vào diện “khó chơi”. Họ không phải là người hiền dịu, nết na, thuần tính như những trang nữ nhi truyền thống. Và dĩ nhiên, trong con mắt người đời, họ không thể là đối tượng lý tưởng để kén chọn nàng dâu.

Dĩ nhiên đó là những quan niệm của một thời thôi. Ngày nay, người phụ nữ làm nghề đưa đò cũng có người nọ người kia như bao người.

PGS - TS Phạm Văn Tình

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.