Bảo tồn khu rừng cổ cuối cùng của châu Âu: Phép vua thua lệ làng?

Sự thay đổi khí hậu, các tranh chấp về biên giới và sự phản đối từ người dân đang là những mối đe dọa tới rừng Bialowieza của Ba Lan - khu rừng cổ cuối cùng ở châu Âu.
09/08/2009 13:44
(TT&VH) - Sự thay đổi khí hậu, các tranh chấp về biên giới và sự phản đối từ người dân đang là những mối đe dọa tới rừng Bialowieza của Ba Lan - khu rừng cổ cuối cùng ở châu Âu.

Một cuộc tranh cãi giữa việc cần thiết phải bảo tồn hay phát triển kinh tế đang đe dọa tới tương lai của phần lớn khu rừng Bialowieza. Rộng 380.000 mẫu và nằm giữa biên giới Ba Lan - Belarus, khu rừng này đã được nhận danh hiệu Di sản thế giới từ năm 1979 và là nơi cư ngụ của đàn bò Bizon lớn nhất lục địa già.

Bò rừng Bizon

Cư dân bên phía biên giới Ba Lan đang phản đối các kế hoạch mở rộng khu vực được bảo vệ - hiện bị đe dọa bởi nhiệt độ gia tăng và mưa ít. Được sự khuyến khích của các tổ chức bảo tồn quốc tế, Warsaw muốn mở rộng Công viên quốc gia tại khu vực này, hiện chiếm chưa đầy 1/5 phần rừng bên phía Ba Lan. Tuy nhiên, đây là vùng nghèo nhất Ba Lan và 2.400 người dân của Bialowieza đang hoài nghi về dự án đó. Họ lo ngại rằng nó sẽ ngăn cản sự đầu tư, gây nên tình trạng thất nghiệp và giảm nguồn thu thuế của cộng đồng. “Người ta sẽ nghĩ bạn bị điên nếu không sẵn lòng nhận tiền. Và nếu đầu tư như hiện nay thì chỉ có cây xanh, trong khi chúng tôi cần có những con đường” - Thị trưởng Bialowieza, Albert Litwinowicz, nói.

Các khu rừng chiếm hơn 80% diện tích của Bialowieza đã tạo nên một nguồn thu nhập đáng kể nhờ có sự đầu tư từ chính phủ. Các nguồn thu chủ yếu đến từ rừng gỗ và nhiều khoản trợ cấp khác. Nhưng khoản thu nhập đó sẽ bị chia đôi nếu cả khu vực này sáp nhập vào Công viên quốc gia và hầu hết 50 nhân công làm việc trong rừng sẽ bị mất việc. “Xây dựng bất cứ thứ gì ở giữa một công viên quốc gia với những quy tắc bảo tồn nghiêm ngặt gần như là điều không thể, mà chúng tôi thì muốn phát triển đường xá và những cơ sở hạ tầng khác tốt hơn”, ông Litwinowicz cho biết.

Ở gần nơi này không có một trung tâm công nghiệp chính nào. Hàng năm, Bialowieza đón 150.000 du khách nhưng du lịch chỉ chiếm 1/10 nguồn thu của địa phương. Tuy nhiên, tại Bialowieza gần như không có nạn thất nghiệp vì hồi năm 1990, 1/4 số dân ở đây đã rời đi nơi khác. Các dấu hiệu thay đổi khí hậu đang là mối đe dọa lớn nhất cho khu rừng. “Trong nửa thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây tăng 0,8oC. Như vậy là quá nhiều đối với một khu rừng nguyên sinh. Lượng mưa ít đi trong mùa Hè, mùa Đông thì ấm áp và ngắn hơn, như vậy khiến thực vật phát triển sớm hơn” - Elzbieta Malzahn thuộc Viện nghiên cứu rừng Ba Lan nói.

Những người quản lý Công viên quốc gia cho biết mực nước ngầm ở đây đã giảm xuống 5cm trong ba thập kỷ qua. Bialowieza từng giữ được vẻ nguyên sơ từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20 vì đây là khu vực cấm săn bắn của hoàng gia. Khu rừng này là nơi sinh trưởng của hơn 3.000 loài nấm, 178 loài chim và 58 loài động vật có vú, gồm cả chó sói, mèo rừng và 800 con bò rừng Bizon. Cho đến nay, các thay đổi chưa gây nguy hiểm tới loài bò này vì chúng vốn dễ dàng thích nghi với môi trường.

Thế nhưng, nhiều nỗ lực bảo vệ khu rừng đã bị phá hỏng bởi các tranh cãi chính trị giữa Belarus và Ba Lan. Sau khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu (EU) hồi năm 2004, khu rừng này đã có một hàng rào chắn do người Belarus xây dựng cách đây vài năm và nó ngăn chặn bò rừng hai bên “giao lưu” với nhau.

Để mở rộng khu vực đã được bảo vệ bên phía Ba Lan, chính phủ nước này cần có sự ủng hộ của các nhà chức trách địa phương. “Trong nhiều năm trời, người dân bản địa đã phản đối các kế hoạch mở rộng công viên và giờ đây chúng tôi đang giới thiệu một dự án để người dân thấy rằng cuộc sống của họ sẽ không bị ảnh hưởng” - Janusz Zaleski, Thứ trưởng Bộ Môi trường Ba Lan, nói. Nhưng Thị trưởng Litwinowicz dường như chưa cảm thấy dự án đó đủ sức thuyết phục. Ông đang cân nhắc tổ chức một cuộc trưng cầu ý kiến của người dân địa phương: “Nếu nơi chúng ta sống quá khác thường đối với cả châu Âu thì tại sao cư dân không được lợi hơn là phải chịu tổn thất? Về cá nhân, tôi phản đối dự án đó, nhưng mọi người sẽ quyết định”.
 
Lương Tuấn Vĩ

Tin cùng chuyên mục

Ngắm báu vật hoàng cung độc bản tại Cố đô Huế

Ngắm báu vật hoàng cung độc bản tại Cố đô Huế

Sáng 23/04/2016, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc triễn lãm “Báu vật hoàng cung: Kim ấn và Kim sách thời Nguyễn” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

4 dự án lớn về Hoàng Thành Thăng Long

4 dự án lớn về Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (HTTL) được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, các nhà khảo cổ học thuộc Dự án HTTL, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) vẫn tiếp tục bận rộn nghiên cứu, quảng bá hình ảnh khu di tích.

Hoàng Thành Thăng Long: Có nên khai quật toàn bộ?

Hoàng Thành Thăng Long: Có nên khai quật toàn bộ?

Sáng qua (11/8), tại Thành cổ Hà Nội, Đoàn đại biểu VN tham dự kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO tại Brazil đã báo cáo kết quả của chuyến đi...

Mỗi năm có 600 hutong biến mất ở Bắc Kinh

Mỗi năm có 600 hutong biến mất ở Bắc Kinh

Sự phát triển ở mức chóng mặt của Trung Quốc đã mang lại những tác hại không nhỏ cho di sản văn hóa của đất nước này. Trong số đó có hutong.

Hoàng thành Thăng Long sẽ mở cửa vào 2/9

Hoàng thành Thăng Long sẽ mở cửa vào 2/9

Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã thúc đẩy việc mở cửa trở lại di tích Hoàng thành cho du khách tham quan vào ngày 2/9 năm nay.

Hãy bảo vệ di sản nhạc lễ Hà Nội

Hãy bảo vệ di sản nhạc lễ Hà Nội

Bài viết này xin giới hạn đề cập tới âm nhạc gắn với bốn không gian chính là: nhạc lễ thành hoàng làng, trong nghi lễ Phật giáo, trong tín ngưỡng Tứ phủ và trong tang ma của người Việt tại khu vực Hà Nội (cũ).

Israel: Phát hiện dấu tích ngôi nhà từ thời Chúa Jesus

Israel: Phát hiện dấu tích ngôi nhà từ thời Chúa Jesus

Chỉ vài ngày trước Giáng sinh năm nay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của một ngôi nhà ở Nazareth (Israel) có từ thời Chúa Jesus, nghĩa là cách đây hơn 2.000 năm.

Biến đổi khí hậu đe dọa các di sản thế giới

Biến đổi khí hậu đe dọa các di sản thế giới

Hội nghị về biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức đang diễn ra ở Copenhagen (Đan Mạch). Liệu tại đó có ai quan tâm tới việc các di sản quý giá của thế giới bị tác động ra sao bởi hiện tượng Trái Đất nóng lên?

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.