Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ"

Sự đa dạng và sôi động của thế giới mạng đã đem lại cho tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cảm hứng viết tùy bút "Thế giới mạng và tôi" - cũng là tên tập sách của bà, phát hành năm 2014.
25/12/2024 16:27
Lam Hạnh (thực hiện)

Sự đa dạng và sôi động của thế giới mạng đã đem lại cho tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cảm hứng viết tùy bút Thế giới mạng và tôi - cũng là tên tập sách của bà, phát hành năm 2014. Tùy bút này đã được trích đưa vào sách Ngữ văn 10, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Nguyễn Thị Hậu thường được đồng nghiệp gọi là "Hậu khảo cổ"- biệt danh liên quan chuyên môn khảo cổ học của bà- là cái tên thường được bạn đọc nhiều lứa tuổi tìm kiếm trên các mạng xã hội, từ hồi Yahoo! 3600 đến Facebook sau này, vì những điều thú vị bà viết.

Bài tùy bút hơn 10 năm vẫn còn tính thời sự

* Điều gì đã khiến bà viết tùy bút "Thế giới mạng và tôi"?

- Từ trải nghiệm thực tế. Tôi tham gia mạng xã hội khá sớm, do nhu cầu tìm hiểu một "không gian" khác mà các con cái và sinh viên của tôi thường "tụ tập". Tham gia mạng, tôi có nhiều trải nghiệm thú vị, nhất là được gặp gỡ nhiều người quen biết cũng như chưa quen, "chứng kiến" sự có mặt và thái độ của họ ở những sự kiện khác nhau.

Tùy bút Thế giới mạng và tôi được nhiều người đồng cảm và chia sẻ.

Khi tập hợp các bài để in thành sách vào năm 2014, biên tập viên nhà xuất bản đã chọn tên bài này để làm tựa sách, vì "cuốn sách sẽ được nhiều người quan tâm hơn khi mạng xã hội đang gây ra những tranh luận trái chiều". Nhờ vậy bài viết cũng được biết đến nhiều hơn. Tuy bài viết đã rất lâu nhưng gần đây đã được đưa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Nhân đây tôi xin cảm ơn nhóm biên soạn bộ sách này.

Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ" - Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu

* Bà có nghĩ rằng ban biên soạn sách chọn bài này vào sách như một lời khuyên để giới trẻ sử dụng mạng một cách thông minh và hiệu quả hơn?

- Chắc người tuyển chọn cũng có ý đó. Tùy bút nêu một cách nhìn về việc cá nhân thể hiện trên mạng xã hội như thế nào, nhưng không phán xét, chê trách, hoặc ca ngợi, mà ghi nhận một cách khách quan. Qua đó có thể rút ra cách sử dụng mạng xã hội một cách chủ động và khôn khéo hơn, làm sao để có được nhiều năng lượng tích cực hơn.

Bởi vì mạng cũng giống như các thành tựu khoa học kỹ thuật khác, đều nhằm mang lại lợi ích cho con người, nếu biết sử dụng đúng cách, đúng mục đích.

Có lẽ đến nay bài viết vẫn có tính "thời sự" nên có sự đồng cảm của nhiều người, giới trẻ dễ chấp nhận.

Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ" - Ảnh 2.

Tập tùy bút "Thế giới mạng và tôi" (xuất bản năm 2014)

* Bà có bao giờ ngừng "chơi" mạng xã hội một tuần và nhận thấy thật ra chúng ảnh hưởng đến mình nhiều hơn mình nghĩ không?

- Thường xuyên chứ! Đó là những lúc tôi đi công tác những nơi không vào mạng được, những khoảng thời gian tôi phải tập trung hoàn thành công trình nghiên cứu, hoặc một việc gì đó…

Thật ra khi rời xa mạng, cái tôi thấy thiếu nhất là thông tin, những thông tin đa dạng, đa chiều, buộc mình phải suy nghĩ, chọn lọc, có khi còn phải tự phản biện, tranh luận.

Tuy nhiên không nên quá phụ thuộc vào mạng xã hội, vì mình còn những công việc khác nữa, cũng tránh "nhiều chuyện" khi có những việc mà mình không biết rõ ràng.

* Nhiều người than rằng, họ biết mạng xã hội khiến cho những người ở xa thì gần lại, nhưng lại đẩy những người ở gần, thân quyến ra xa nhau... Bà nghĩ gì về điều này?

- Đúng là tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở các đô thị, khi mà hầu như ai cũng có phương tiện vào mạng thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Nhưng quan trọng là mối quan hệ thực sự ở ngoài như thế nào: Nếu ngoài đời, cha mẹ, con cái, người trong gia đình, bạn bè… ít nói chuyện với nhau, hoặc không quan tâm đến nhau, giữa các thế hệ có khoảng cách vì không hiểu nhau… thì mạng xã hội càng làm cho những điều đó nặng nề hơn. Và ngược lại, bạn bè, người trong gia đình thân thiện, các thế hệ gần nhau hơn, thì mạng xã hội có thể giúp cho họ hiểu biết thêm về người thân.

Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ" - Ảnh 3.

Tùy bút "Thế giới mạng và tôi" trong "Ngữ văn 10" tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết là cách thể thiện trách nhiệm, tình cảm

* Bà có thể chia sẻ về niềm vui đến với văn chương của mình để cho ra đời những cuốn tùy bút, tản văn, truyện 100 chữ và cả thơ..., bên cạnh những công trình về khảo cổ là chuyên môn chính?

- Tôi viết như là thói quen thể hiện suy nghĩ bằng chữ. Ngày nào cũng viết1-2 trang theo thói quen. Rồi có thêm nhiều bạn bè, nhất là bạn bè trong giới cầm bút (nhà báo, nhà văn…) nên càng hay đọc của họ, từ đó cũng gợi ý nhiều chuyện để viết.

Còn viết kiểu gì (tản văn, tùy bút, truyện 100 chữ, thơ…) thì tùy lúc đó viết thế nào cho hợp với điều mình nghĩ mà thôi. Sau này cũng viết nhiều bài báo do yêu cầu của công việc, lại học bạn bè cách viết sao cho phù hợp… Nhưng tôi thích viết truyện 100 chữ, vì nó làm cho mình sử dụng ngôn ngữ chính xác và phong phú hơn.

Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ" - Ảnh 4.

* Là một nhà khoa học và một nhà giáo, điều này có lẽ đã giúp bà chuyển tải những điều mình muốn nói một cách giản dị, dễ hiểu và mạch lạc trong những trang văn?

- Có lẽ vậy. Cách diễn đạt khoa học có lợi thế là ngắn gọn, rõ ràng, đôi khi khá hàn lâm. Nhưng cách viết đời thường cũng buộc tôi viết giản dị và nhiều cảm xúc hơn, chứ không thể khô khan và quá chặt chẽ như bài nghiên cứu khoa học.

* Bà đã có nhiều tản văn, tùy bút ngậm ngùi cho những giá trị văn hóa đã bị mất, những di sản bị lãng quên, thậm chí bị xóa bỏ và cả khi môi trường bị tàn phá... Đó có phải là cách bà bày tỏ tình cảm của mình và là cách một trí thức phải lên tiếng?

- Tôi nghĩ rằng đó là trách nhiệm của mỗi người, nhất là người làm nghề nghiên cứu, giảng dạy, bảo tồn di sản văn hóa. Tôi cố gắng thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, sao cho phù hợp từng lúc, từng nơi. Đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tình cảm đối với nơi mình từng sống, đang sống, từng qua, những nơi chốn lưu giữ bao giá trị văn hóa của các cộng đồng, của từng con người cụ thể.

Viết về cảm xúc ấy, tôi gặp được sự đồng cảm của nhiều người, vì trong ai cũng có sẵn những suy nghĩ như vậy. Qua đó sẽ có nhiều tiếng nói và hành xử ủng hộ việc bảo tồn di sản văn hóa nhiều hơn.

"Những cuốn sách tạm gọi là văn học của tôi cũng ra đời từ những cơ duyên, chứ hầu như không có kế hoạch gì trước" - TS Nguyễn Thị Hậu

"Luôn cần có hiểu biết mới"

* Nguyễn Thị Hậu trong những đợt khai quật và trong những trang văn giống, hoặc khác nhau như thế nào?

- Có lẽ vẫn là tôi thôi, nghiêm túc làm việc, nhưng luôn vui vẻ với mọi người. Ở nơi khai quật hoặc đi công tác thì phải phù hợp công việc, tôi khá dễ tính, "bụi đời", làm việc giống như các đồng nghiệp khác, kể cả đồng nghiệp nam.

À, có một học trò tình cờ biên tập một cuốn sách của tôi, đã nói là: Em không nhận ra cô trên những trang sách này, kiểu như không nghĩ tôi có thể "sến" như vậy. Còn một anh đồng nghiệp đọc những bài "gọi là thơ" của tôi thì nhận xét: Trông cô thế mà nữ tính, đàn bà quá nhỉ!

Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ" - Ảnh 6.

* Bà đã về hưu khoảng 10 năm mà vẫn miệt mài làm việc, đi lại liên tục trong và ngoài nước... Điều gì khiến bà giữ được năng lượng tốt như vậy?

- Tính tôi vốn năng động, lại được rèn luyện qua thời bao cấp vất vả, nên khó mà "ngồi im". Mặt khác, để có thể làm tốt công việc thì luôn cần có hiểu biết mới, điều đó tôi học được từ nhiều bạn trẻ và từ thực tiễn. Có năng lượng mới cũng từ đó.

* Bà có đang dự tính sẽ xuất bản tiếp những cuốn tùy bút, tản văn trong thời gian gần không?

- Tùy duyên thôi, vì tôi không phải là người viết văn chuyên nghiệp. Những cuốn sách tạm gọi là văn học của tôi cũng ra đời từ những cơ duyên, chứ hầu như không có kế hoạch gì trước, ngay cả cuốn đầu tiên Đi và tìm trong đấtin năm 2008.

Còn sách chuyên môn về khảo cổ học thì khác, được xuất bản từ việc biên tập lại các công trình khoa học với mục đích phổ biến kiến thức cho cộng đồng.

Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu

Sinh năm 1958 tại Hà Nội. Quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hiện sống tại TP.HCM.

Bà là Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM. Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.

Năm 2014, bà nghỉ hưu, nhưng vẫn tham gia giảng dạy tại Trường Đại học KHXH&NV - Đại học quốc gia TP.HCM, đồng thời tiếp tục công việc khảo cổ, bảo tồn di sản văn hóa, thỉnh giảng...

Bên cạnh một số công trình như Khảo cổ học bình dân Nam bộ, Đô thị Sài Gòn - TP.HCM: Khảo cổ học và bảo tồn di sản…, bà còn viết rất nhiều bài báo chuyên ngành khảo cổ, di sản, văn hóa…

Bà đã có nhiều tựa sách văn học được xuất bản, chủ yếu là tản văn, tùy bút, tạp bút như: Buổi trưa trong quán cà phê, Thế giới mạng và tôi, Nghĩ ngợi đường xa, Cách nhau chỉ một giấc mơ, Sài Gòn bao giờ cũng thế, Mỗi ngày ta sống, Thương những miền qua… Đặc biệt là 2 tập truyện 100 chữ: 101 truyện 100 chữNhững mảnh vỡ.

Tin cùng chuyên mục

Giải "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 7 năm 2024: Dấu ấn phát triển của ảnh báo chí

Giải "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 7 năm 2024: Dấu ấn phát triển của ảnh báo chí

Sáng 25/12 vừa qua, kết quả của Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 7 năm 2024 đã được Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) công bố tại Lễ trao giải, tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Góc nhìn 365: "Lấp đầy" phố đi bộ

Góc nhìn 365: "Lấp đầy" phố đi bộ

Cuối tuần qua, người viết có dịp tới phố đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh (Hà Nội) - không gian được cho là đang "ế khách" kể từ khi khai trương vào dịp 10/10 vừa qua.

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 2): Vẫn còn những "điểm nghẽn"

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 2): Vẫn còn những "điểm nghẽn"

Bên cạnh những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, như trong kỳ 1 đã nêu, hoạt động điện ảnh Việt Nam theo nhiều chuyên gia thì còn gặp phải một số hạn chế và "điểm nghẽn". Điều này có thể nhận thấy ở cả giai đoạn tiền kỳ, hậu kỳ và cả thị trường của một tác phẩm điện ảnh.

Bắc Ninh công nhận hơn 100 làng Quan họ thực hành

Bắc Ninh công nhận hơn 100 làng Quan họ thực hành

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có Quyết định số 1723/QĐ-UBND công nhận 111 làng Quan họ thực hành đợt 2 và 18 câu lạc bộ loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống.

Ca sĩ Việt Tú, Vũ Thùy Linh hát chào mừng Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" của TTXVN

Ca sĩ Việt Tú, Vũ Thùy Linh hát chào mừng Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" của TTXVN

Sáng 25/12, Lễ trao Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 7 năm 2024 do TTXVN tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia - số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Chữ và nghĩa: Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan

Chữ và nghĩa: Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan

"Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan". Tổ hợp này là thành ngữ hay tục ngữ? Nếu căn cứ vào văn bản tường minh (3 khái niệm đứng độc lập cạnh nhau) thì chưa thể xếp tổ hợp trên vào loại nào (thành ngữ hay tục ngữ) một cách chính xác.

100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi: "Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh"

100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi: "Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh"

Tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 - 20/12/2024), bên cạnh sự xuất hiện của đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức, có sự xuất hiện đặc biệt của dịch giả Dominique De Miscault.

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 1): Đúng chiến lược, rõ tầm nhìn…

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 1): Đúng chiến lược, rõ tầm nhìn…

Công nghiệp điện ảnh từ lâu đã là xu thế phát triển tất yếu ở nhiều nước và là một bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa.

Tin mới nhất

10 điểm đến được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

10 điểm đến được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Booking.com, một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt tìm kiếm nhiều nhất từ ngày 24/1 - 9/2/2025.

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt - Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt - Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Tối 24/12 tại Ga Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa vào khai thác Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine (Hoàng hậu), phục vụ hành khách trên tuyến Đà Lạt – Trại Mát.

Khánh Hòa ra mắt Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

Khánh Hòa ra mắt Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

Ngày 25/12, tại thành phố Nha Trang, Sở Du lịch Khánh Hòa đã đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch tại địa chỉ https://ttdhsdl.khanhhoa.gov.vn.

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Năm 2024, ngành Du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Người dân Hà Nội náo nức xuống phố đón Giáng sinh

Người dân Hà Nội náo nức xuống phố đón Giáng sinh

Tối 24/12/2024, nhiều tuyến phố Hà Nội, đặc biệt là các nhà thờ được trang trí rực rỡ sắc màu, thu hút rất đông người dân tới check-in, chào đón Giáng sinh an lành.

Cá tuyết muối - Linh hồn ẩm thực Bồ Đào Nha mùa Giáng sinh

Cá tuyết muối - Linh hồn ẩm thực Bồ Đào Nha mùa Giáng sinh

Cá tuyết muối (Bacalhau) từ lâu đã là món ăn quốc hồn quốc túy của Bồ Đào Nha, nơi người ta nói rằng có tới 365 cách chế biến món cá này – đủ cho mỗi ngày trong năm.

"Check in" làng bưởi Diễn vào mùa nhộn nhịp thu hoạch phục vụ Tết

"Check in" làng bưởi Diễn vào mùa nhộn nhịp thu hoạch phục vụ Tết

Những ngày này, các phường Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) - thủ phủ của giống bưởi đặc sản Diễn bắt đầu nhộn nhịp vào vụ thu hoạch bưởi phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome Italy mở cửa trở lại

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome Italy mở cửa trở lại

Sau 3 tháng trùng tu với tổng kinh phí 327.000 euro (khoảng 340.000 USD), đài phun nước Trevi đã được hồi sinh vẻ đẹp ban đầu và chính thức mở cửa trở lại vào ngày 22/12/2024.

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Ngày 23/12, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động "Chào năm mới 2025".

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Hà Nội năm 2024 ghi dấu ấn đặc biệt với ngành Du lịch khi đón lượng khách vượt xa kỳ vọng. Từ các lễ hội truyền thống đặc sắc, điểm đến văn hóa độc đáo, đến sự kiện quốc tế quy mô lớn, Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ chinh phục du khách trong nước mà còn hấp dẫn bạn bè quốc tế.