Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 2): Vẫn còn những "điểm nghẽn"

25/12/2024 16:25
Phạm Huy

Bên cạnh những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, như trong kỳ 1 đã nêu, hoạt động điện ảnh Việt Nam theo nhiều chuyên gia thì còn gặp phải một số hạn chế và "điểm nghẽn". Điều này có thể nhận thấy ở cả giai đoạn tiền kỳ, hậu kỳ và cả thị trường của một tác phẩm điện ảnh.

Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức vừa qua cũng đã đề ra một vài giải pháp khả thi cho các "điểm nghẽn".

Nội lực chưa đủ mạnh

TS Ngô Phương Lan (Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương), tại Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, đã nêu rõ: "Mục tiêu để xây dựng công nghiệp điện ảnh là sản xuất nhiều tác phẩm điện ảnh có chất lượng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của khán giả và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cần phát triển hài hòa các dòng phim: Phim phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước đặt hàng, dòng phim giải trí - thương mại từ nguồn xã hội hóa và dòng phim nghệ thuật được tài trợ từ các quỹ điện ảnh".

"Để xây dựng công nghiệp điện ảnh, cũng cần phát triển một mảng khá quan trọng là phim hợp tác với nước ngoài. Xu thế trên thế giới là một bộ phim có nhiều quốc tịch, có nghĩa nhiều nền điện ảnh hợp tác/đồng sản xuất. Ở Việt Nam chưa phát triển mảng phim này, điều này cũng làm chậm quá trình phát triển của công nghiệp điện ảnh".

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 2): Vẫn còn những "điểm nghẽn" - Ảnh 1.

Trường quay Cổ Loa. Ảnh: Tư liệu

TS Ngô Phương Lan đưa ra con số rằng, hệ thống rạp chiếu phim ở Việt Nam phát triển bùng nổ, nhất là từ khi công nghệ chiếu phim chuyển hẳn từ phim nhựa 35 ly sang kỹ thuật số, nhưng nguyên nhân không phải do việc thay đổi công nghệ chiếu phim, mà do các công ty nước ngoài như CJ CGV và Lotte Cinema (đều của Hàn Quốc) đầu tư vào việc trang bị rạp chiếu phim tại hầu khắp các tỉnh thành và tập trung lớn nhất ở TP.HCM, Hà Nội.

Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam chiếm hơn 70% tỷ lệ rạp chiếu phim và thị phần, cụ thể CJ CGV chiếm tỷ lệ khoảng hơn 40%, Lotte Cinema hơn 20%. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 35%, trong đó có 2 công ty lớn là Galaxy (Galaxy Cinema) và BHD (BHD Star Cineplex). Về rạp chiếu phim của Nhà nước, hiện chỉ còn Trung tâm Chiếu phim quốc gia ở Hà Nội là hoạt động tốt, còn hệ thống rạp chiếu phim ở hầu hết các địa phương (trừ một số tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Lâm Đồng...) chưa được tái trang bị các phòng chiếu phim đạt chuẩn kỹ thuật, nên hoạt động kém hiệu quả.

Mặc dù thị trường điện ảnh phát triển mạnh, nhưng thị phần chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài và phần lớn doanh thu từ phim nhập khẩu (chiếm khoảng hơn 70% tổng doanh số). Nội lực của điện ảnh Việt Nam chưa mạnh, thị phần phim Việt mới chiếm gần 30%.

Phim nước ngoài chiếm lĩnh phần lớn thị phần chiếu phim tại Việt Nam là một sự bất cập lớn, mà nguyên nhân sâu xa là khi ký kết Hiệp định thương mại của WTO, Việt Nam đã cam kết không quy định hạn ngạch phim nhập. Phim nước ngoài áp đảo phim Việt về tỷ lệ phim ra rạp. Hàng năm, khoảng 40 phim Việt Nam phải "đương đầu" với khoảng 200 phim ngoại nhập. "Điều này dẫn đến tâm lý chuộng phim ngoại, nhất là đối với khán giả chủ lực của các rạp chiếu phim ở độ tuổi từ 16 - 25. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng lớn đến giáo dục và thẩm mỹ của thế hệ trẻ" - theo TS Ngô Phương Lan.

TS Đỗ Quốc Việt (Phó cục trưởng Cục Điện ảnh) cũng cho rằng, hiện nay, cơ chế, chính sách khuyến khích cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực điện ảnh còn chưa được chú trọng. Ngoài ra, việc chưa đạt các chỉ tiêu về đầu tư trang bị kỹ thuật, đặt hàng sản xuất phim, đào tạo điện ảnh theo mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do một số thay đổi trong chính sách quản lý, đặc biệt là thiếu vốn ngân sách, cũng khiến điện ảnh gặp nhiều khó khăn.

"Bên cạnh đó, hệ thống các rạp chiếu phim do địa phương quản lý và khai thác sử dụng không được đầu tư kinh phí để nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật nên ảnh hưởng đến việc tiếp cận các bộ phim mới có sử dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động điện ảnh chưa thu hút được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Công tác lý luận phê bình với lực lượng nhà nghiên cứu chuyên sâu mỏng, mai một dần, chưa tạo được sức lan tỏa trong đời sống xã hội... Do vậy, phim Việt Nam hoàn toàn yếu thế trong thế giới tràn ngập thông tin" - TS Đỗ Quốc Việt nhấn mạnh trong tham luận.

TS Đỗ Quốc Việt còn chỉ ra một thực tế: "Mục tiêu xây dựng trường quay tại thành phố Hà Nội và TP.HCM khoảng từ 100 đến 150ha, tại thành phố Đà Nẵng khoảng 50 đến 70ha vẫn chưa được thực hiện. Hiện tại, chỉ có Trường quay Cổ Loa (đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch 15,7ha để xây dựng và mở rộng. Tuy nhiên, dự án mới dừng lại ở giai đoạn 1 với khoảng 400m2 trường quay, nhưng thiếu hệ thống ánh sáng và các thiết bị kỹ thuật đồng bộ phục vụ việc quay phim trong trường quay. Trong khi đó, ở khu vực kinh tế tư nhân, cả nước hiện có khoảng 50 trường quay, nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ, chưa được đầu tư công nghệ cao, chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các hoạt động quy mô nhỏ và vừa như làm phim truyền hình, video ca nhạc, sân khấu…".

Hàng năm, khoảng 40 phim Việt Nam phải "đương đầu" với khoảng 200 phim ngoại nhập. Điều này dẫn đến tâm lý chuộng phim ngoại, nhất là đối với khán giả chủ lực của các rạp chiếu phim ở độ tuổi từ 16 - 25.

Quảng bá và vấn đề bản quyền còn bất cập

Trong công nghiệp điện ảnh, việc quảng bá, tiếp thị tác phẩm điện ảnh - bộ phim cũng quan trọng không kém việc sáng tạo và sản xuất ra nó. Thông thường, kinh phí quảng bá cho một bộ phim rạp ở các nước có nền công nghiệp điện ảnh phát triển chiếm tối thiểu 1/3 kinh phí sản xuất, thậm chí có trường hợp lên đến 1/2.

Ở Việt Nam, các phim thuộc dòng giải trí - thương mại của các hãng phim tư nhân cũng có kinh phí quảng bá tiền tỷ. Tuy nhiên, theo TS Ngô Phương Lan, với các phim Nhà nước đặt hàng, hiện còn bất cập là chỉ có kinh phí sản xuất mà chưa có kinh phí quảng bá. Bởi vậy, phim đặt hàng rất khó đến với người xem.

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 2): Vẫn còn những "điểm nghẽn" - Ảnh 3.

Nhờ hiệu ứng mạng xã hội mà “Đào, phở và piano” tạo được cơn sốt phòng vé

TS Ngô Phương Lan dẫn chứng: "Trường hợp phim Đào, phở và piano tạo được cơn sốt phòng vé một phần là nhờ "ăn may". Hãng phim và cơ quan quản lý quyết định đưa phim ra rạp vào đúng mồng 1 Tết mà không hề có "chút quảng bá" nào. Cả tuần, phim chỉ bán được một vài chục vé cho đến trên dưới trăm vé/ngày, với số tiền thu được vài triệu đồng! Chỉ đến khi một TikToker đưa hình ảnh và bình luận về phim lên mạng, không ngờ "viral" khủng khiếp, tạo hiệu ứng mạnh chưa từng thấy! Đến ngày chiếu thứ 10, khi "cơn sốt" đã lan rộng, mới xuất hiện trailer - điều mà các nhà sản xuất và phát hành tư nhân phải làm nhiều tháng trước khi đưa phim ra rạp! Nhờ hiệu ứng quảng bá "ăn may" đó mà Đào, phở và piano tạo một hiện tượng lạ đối với dòng phim đề tài chiến tranh cách mạng do Nhà nước đặt hàng. Điều đáng mừng là "cơn sốt" này đem lại niềm tin là khán giả, nhất là khán giả trẻ vốn được cho là chỉ thích phim giải trí tầm phào, không quay lưng với lịch sử, không xa lánh phim chiến tranh cách mạng, mà ngược lại, sự nhiệt tình và hưởng ứng của họ có thể được khơi dậy mạnh mẽ ngoài sức tưởng tượng".

PGS-TS Đỗ Lệnh Hùng Tú (Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam) thì cho rằng việc sử dụng tư liệu của nhau còn tương đối nhiều, thực trạng vấn đề bản quyền ở ta còn bị coi nhẹ, chưa phát huy hết tác dụng. Trong công tác kỹ thuật, việc in, sao chép, lưu trữ còn gặp rất nhiều vấn đề về bảo mật. Các văn bản pháp lý về bản quyền cần theo kịp tốc độ phát triển của điện ảnh, bởi hiện nay Nhà nước vẫn chưa cho kết hợp kinh phí từ ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa để làm phim, vì chưa có văn bản rõ ràng về bản quyền, lợi ích của 2 bên.

Hiện nay, cũng theo PGS Hùng Tú, vấn đề khai thác và bảo vệ bản quyền trong nền công nghiệp điện ảnh cần được hiểu, làm cho đúng với pháp luật quy định là cả một vấn đề to lớn, cần được phổ biến sâu rộng trong cộng đồng xã hội.

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Giải "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 7 năm 2024: Dấu ấn phát triển của ảnh báo chí

Giải "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 7 năm 2024: Dấu ấn phát triển của ảnh báo chí

Sáng 25/12 vừa qua, kết quả của Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" lần thứ 7 năm 2024 đã được Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) công bố tại Lễ trao giải, tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Góc nhìn 365: "Lấp đầy" phố đi bộ

Góc nhìn 365: "Lấp đầy" phố đi bộ

Cuối tuần qua, người viết có dịp tới phố đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh (Hà Nội) - không gian được cho là đang "ế khách" kể từ khi khai trương vào dịp 10/10 vừa qua.

Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ"

Thế giới mạng và… bà "Hậu khảo cổ"

Sự đa dạng và sôi động của thế giới mạng đã đem lại cho tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cảm hứng viết tùy bút "Thế giới mạng và tôi" - cũng là tên tập sách của bà, phát hành năm 2014.

Bắc Ninh công nhận hơn 100 làng Quan họ thực hành

Bắc Ninh công nhận hơn 100 làng Quan họ thực hành

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có Quyết định số 1723/QĐ-UBND công nhận 111 làng Quan họ thực hành đợt 2 và 18 câu lạc bộ loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống.

Ca sĩ Việt Tú, Vũ Thùy Linh hát chào mừng Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" của TTXVN

Ca sĩ Việt Tú, Vũ Thùy Linh hát chào mừng Giải Ảnh báo chí "Khoảnh khắc vàng" của TTXVN

Sáng 25/12, Lễ trao Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 7 năm 2024 do TTXVN tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia - số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Chữ và nghĩa: Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan

Chữ và nghĩa: Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan

"Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan". Tổ hợp này là thành ngữ hay tục ngữ? Nếu căn cứ vào văn bản tường minh (3 khái niệm đứng độc lập cạnh nhau) thì chưa thể xếp tổ hợp trên vào loại nào (thành ngữ hay tục ngữ) một cách chính xác.

100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi: "Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh"

100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi: "Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh"

Tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 - 20/12/2024), bên cạnh sự xuất hiện của đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức, có sự xuất hiện đặc biệt của dịch giả Dominique De Miscault.

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 1): Đúng chiến lược, rõ tầm nhìn…

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 1): Đúng chiến lược, rõ tầm nhìn…

Công nghiệp điện ảnh từ lâu đã là xu thế phát triển tất yếu ở nhiều nước và là một bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa.

Tin mới nhất

10 điểm đến được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

10 điểm đến được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Booking.com, một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt tìm kiếm nhiều nhất từ ngày 24/1 - 9/2/2025.

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt - Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt - Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Tối 24/12 tại Ga Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa vào khai thác Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine (Hoàng hậu), phục vụ hành khách trên tuyến Đà Lạt – Trại Mát.

Khánh Hòa ra mắt Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

Khánh Hòa ra mắt Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

Ngày 25/12, tại thành phố Nha Trang, Sở Du lịch Khánh Hòa đã đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch tại địa chỉ https://ttdhsdl.khanhhoa.gov.vn.

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Năm 2024, ngành Du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Người dân Hà Nội náo nức xuống phố đón Giáng sinh

Người dân Hà Nội náo nức xuống phố đón Giáng sinh

Tối 24/12/2024, nhiều tuyến phố Hà Nội, đặc biệt là các nhà thờ được trang trí rực rỡ sắc màu, thu hút rất đông người dân tới check-in, chào đón Giáng sinh an lành.

Cá tuyết muối - Linh hồn ẩm thực Bồ Đào Nha mùa Giáng sinh

Cá tuyết muối - Linh hồn ẩm thực Bồ Đào Nha mùa Giáng sinh

Cá tuyết muối (Bacalhau) từ lâu đã là món ăn quốc hồn quốc túy của Bồ Đào Nha, nơi người ta nói rằng có tới 365 cách chế biến món cá này – đủ cho mỗi ngày trong năm.

"Check in" làng bưởi Diễn vào mùa nhộn nhịp thu hoạch phục vụ Tết

"Check in" làng bưởi Diễn vào mùa nhộn nhịp thu hoạch phục vụ Tết

Những ngày này, các phường Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) - thủ phủ của giống bưởi đặc sản Diễn bắt đầu nhộn nhịp vào vụ thu hoạch bưởi phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome Italy mở cửa trở lại

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome Italy mở cửa trở lại

Sau 3 tháng trùng tu với tổng kinh phí 327.000 euro (khoảng 340.000 USD), đài phun nước Trevi đã được hồi sinh vẻ đẹp ban đầu và chính thức mở cửa trở lại vào ngày 22/12/2024.

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Ngày 23/12, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động "Chào năm mới 2025".

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Hà Nội năm 2024 ghi dấu ấn đặc biệt với ngành Du lịch khi đón lượng khách vượt xa kỳ vọng. Từ các lễ hội truyền thống đặc sắc, điểm đến văn hóa độc đáo, đến sự kiện quốc tế quy mô lớn, Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ chinh phục du khách trong nước mà còn hấp dẫn bạn bè quốc tế.