Tết Hà Nội xưa - Bài 1: Gói bánh chưng, tắm Tất niên, sắm áo Tết…

Tết xưa đối với cả nước thiêng lắm vì thời đó rất ít lễ hội. Người Hà Nội đón Tết theo cách riêng của mình: Chuẩn bị đón Tết từ đầu năm.
06/02/2019 07:18

(Thethaovanhoa.vn) - Tết xưa đối với cả nước thiêng lắm vì thời đó rất ít lễ hội. Người Hà Nội đón Tết theo cách riêng của mình: Chuẩn bị đón Tết từ đầu năm.

Giới trẻ Hà thành thích thú với không gian tết xưa

Giới trẻ Hà thành thích thú với không gian tết xưa

Giới trẻ từ lâu đã coi tết cổ truyền đơn thuần như 1 kỳ nghỉ dài được nhận lì xì mà không cảm nhận đúng hương vị ngày tết.

Chuẩn bị đón Tết vất vả công phu lắm: Tết đến sau lưng/Ông vải thì mừng, con cháu thì lo...

Lo củi từ... đầu năm

Thời đó, từ đầu năm các gia đình Hà Nội phải đi thu vác những củi gộc, nhiều mấu không dùng được việc gì gọi là “đầu trâu mặt ngựa” cất một chỗ để dành ngày Tết nấu bánh chưng. Nhiều gia đình không tích lũy đủ củi phải về quê cách hơn 20km chở củi hoặc các gốc tre bằng xe đạp mang về Hà Nội.

Có lần bố tôi về quê chở toàn củi sung đem nấu bánh chưng khói mù mịt khắp phố như hun chuột mà lửa không bốc lên được. Năm đó bánh chưng bị sượng, mùng bốn Tết phải đem nấu lại.

Chú thích ảnh
Nấu bánh chưng trong những cái Tết năm xưa. Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn: Internet

Trung tâm ngày Tết diễn ra quanh nồi bánh chưng. Những nhà phố cổ Hà Nội, cửa lui vào khỏi vỉa hè khoảng 2m thành nơi nấu bánh chưng Tết lý tưởng: ngoài đường gió rét thổi hun hút, mưa Xuân phơi phới bay, phía trong nồi bánh chưng bốc hơi nghi ngút. Xung quanh bếp lửa hồng ấm cúng cả gia đình tập hợp trông bánh, chơi Tết. Trẻ con thì xúm nhau chơi tam cúc ăn tiền nhưng chỉ đủ vui. Ngày thườngtrò cờ bạc này tuyệt đối cấm. Người có tuổi tập trung chơi chắn say mê. Tiếng pháo nổ đì đẹt mùi diêm sinh, mùi củi lửa, mùi bánh chưng thành hương vị Tết huyền bí của phố xưa.

Thưở ấy thiếu chất dinh dưỡng nên người gầy lắm, thanh niên 25 tuổi chỉ nặng 40kg là bình thường. Võ sĩ Dậu nổi tiếng Hà Nội chỉ nặng có 42kg. Võ sĩ Bùi Trần Tý là công nhân nhà máy điện Yên Phụ, lừng danh nhất Hà Nội làm rung chuyển bao nhiêu sàn đấu cũng chỉ nặng 45kg. Người nào bụng to như chửa, mặt béo phì là loại quý tộc, loại này thường chỉ được nhìn thấy ở mấy ông quan Tây và bà đầm già.

Chính vì quá gầy lại thiếu ăn, bụng đói cật rét nên rất thích được ngồi trông nồi bánh chưng để sưởi ấm.Sưởi ấm kiểu này thì nửa trước ấm hơi rát, sau lưng vẫn lạnh chứ không ấm đếu toàn thân như điều hòa ngày nay.

Thú tắm Tất niên của thanh niên, ông già

Xung quanh nồi bánh chưng đặt ké những ấm, xoong, chậu, nồi niêu đựng đầy nước đun nóng dùng để tắm- ngày tắm cuối cùng trong năm gọi là tắm Tất niên.

Thời ấy mùa rét rất kinh sợ phải tắm vì không có nhà tắm kín, phải tắm ở giữa sân bằng nước lạnh. Cho nên nhiều người có đến cả tuần mới tắm một lần. Những chiếc may ô cáu ghét đen sì có giặt xà phòng cũng không sạch. Ngày xưa chỉ dùng loại xà phòng con cóc cứng như gỗ rất ít bọt, chứ đâu có loại bột giặtnhư ngày nay. Nhiều chiếc may ô sau khi tắm giặt không sạch đành chỉ đem vứt đi.

Tắm Tất niên coi là rất xa xỉ vì thời ấycả phố chỉ có một vòi nước. Ngày Tết vòi chảy như đái rắt. Muốn có nước tắm phải chuẩn bị thức mấy đêm mới lấy đủ nước dùng. Máy nước là nơi xảy ra không biết bao trận đánh chửi nhau khốc liệt vì tranh giành trước sau. Máy nước nào cũng có một hai tên đầu gấu, mặt rất bặm trợn, hắn không cần xếp hàng, thậm chí hắn còn lấy hộ nước cho cả mấy cô sen để ra oai. Dân hận và sợ.

Nước tắm còn được cho thêm vào mớ rau mùi già trĩu hạt vừa là loại nước thơm duy nhất vừa là thảo dược chống cảm lạnh.

Chú thích ảnh
Chợ Tết thời bao cấp. Nguồn: Internet

Ngày Tết được tắm nước ấm thoải mái nên ghét cũng bở ra, bong ra khỏi người. Chỉ kỳ nhẹ ghét đã rời ra như đàn giun vê lại thành viên bi, bóp nát trong bàn tay rồi di vào người thấy thú thú cũng hơi ghê ghê.

Nước tắm lênh láng trên sân gạch, ghét nổi lềnh bềnh khắp sân trôi ra miệng cống rồi mất hút. Chúng tôi hay nói đùa: “ngày Tết này chắc chắn cống sẽ tắc vì ghét của mọi người lấp đầy”. Bóc được lớp ghét trên người sao mà sảng khoái thế, sướng như được cô tiên mát xa một trận đã đời.

Tắm Tất niên cho các cụ già phải thật tuyệt kỹ. Bế các cụ lên tuy nhẹ như đứa trẻ con nhưng phải nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa đặt vào ghế ngồi ở giữa sân, rồi từ từ tưới nước ấm cho các cụ từ chân lên đầu. Sau đó dùng khăn mặt thô kỳ cọ cho cụ, rồi lấy bàn chải chải sạch ghét ở kẽ chân, kẽ tay,mép dưới nếp da sần sùi.

Cọ xong dùng hòn đá kỳ khắp toàn thân một cách điệu nghệ. Hòn đá kỳ này thường dùng từ đời cụ kỵ đến con cháu tính có đến cả trên trăm năm. Lúc đầu hòn đá to bằng nắm tay sau vẹt đi chỉ còn bằng chiếc lưỡi lợn. Chỗ nào cọ nhiều mặt đá lõm hẳn xuống, chỗ tay cầm in rõ hình ngón tay. Kỳ xong dùng xà phòng con cóc xoa khắp người các cụ. Chú ý nếu xà phòng dính bụi cát ta không rửa sạch sẽ làm xây xát da các cụ đến rớm cả máu.

Cuối cùng mới tắm tráng bằng nước mùi già thơm. Tắm xong trông các cụ khác hẳn. Hồn cụ phơi phới như tiên - nói hơi phải tội: Trẻ con chỉ thấy các cụ hao hao như phù thủy trong cổ tích.

Cắt tóc đón Tết

Khoảng 20 Tết Hà Nội bắt đầu cắt tóc ăn Tết.

Ngày xưa rất hiếm hiệu cắt tóc, chỉ có cắt tóc vỉa hè là chính. Nhà nào vào loại khá giả sẽ có thợ cắt tóc đến tận nhà, nhà giàu thì cắt tóc ở cửa hiệu. Một số rất ít thiếu nữ sang trọng đi hiệu uốn tóc gọi là phi-dê. Thời ấy có lời bài hát: “Tóc em dài sao em không búi, cứ phi-dê cho tốn tiền anh”.

Thợ cắt tóc đến nhà trang bị cũng rất đơn giản: Một cái hòm gỗ đựng đồ nghề xách tay độ 2kg, một chiếc gương nhỏ để khách cầm tay. Chiếc tông đơ của ông phó cạo nhiều khi bị cùn, nhay tóc đau điếng. Trẻ con sợ nhất ông phó cạo liếc dao vào miếng da rồi cạo mặt. Mỗi lần cạo xong nhiều chỗ bị sứt sẹo rớm máu vì trẻ con không ngồi yên cứ ngọ ngoậy lung tung, phải nhờ bố mẹ quát, ông phó cạo luôn mồm dỗ: “Yên một tí sắp xong rồi, Tết tha hồ đi chơi” thì trẻ em mới chịu ngồi yên.

Quần áo Tết chỉ được mặc 3 ngày

Đầu tháng 10 là cả nước nao nức chuẩn bị đón Tết. Cuối tháng 11 mẹ tôi đã phải đưa chúng tôi đi mua quần áo Tết. Quần áo Tết chỉ được mặc 3 ngày. Sau 3 ngày Tết là cất đi để sang năm mới được dùng. Vì vậy, nên phải sắm quần áo rộng thùng thình. Trẻ em 5 tuổi phải mua bộ quần áo của đứa 8 tuổi. Năm đầu mặc bộ quần áo này cứ bước đi là các em vấp ngã. Thật tội. Nhưng cứ mặc quần áo mới là sướng lắm rồi, nên dù có ngã cũng quên cả đau.

Mỗi năm gia đình chỉ mua 1 bộ quần áo Tết rồi cứ luân phiên dùng đời anh cả cho đến đời em út. Nhà tôi có 10 anhem thì đứa út sẽ được mặc bộ quần áo của anh cả, nhưng vì quần áo chỉ mặc có 3 ngày Tết, cho nên trong 10 năm cũng chỉ sử dụng có 30 ngày, nên quần áo vẫn mới.

Thời xưa quần áo dăm chục năm chỉ một kiểu nên không bao giờ sợ lỗi mốt cả. Quần áo Tết được xếp cẩn thận trong hòm, bảo quản bằng băng phiến nên rất tốt và thơm. Nếu gia đình nào không cần dùng quần áo nữa sẽ để lại cho họ hàng.

Ngẫm lại Tết xưa Hà Nội, tuy nghèo mà sao đầm ấm thế, vui thế!

Nguyễn Bảo Sinh (nhà thơ dân gian)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.