Người Đông Sơn vẽ, nặn về người Đông Sơn (kỳ 12): Một kiểu cán dao găm đàn ông Đông Sơn xuất hiện nhiều nhất

Hơn 10 năm trước, khi thống kê các dạng người được nghệ nhân Đông Sơn chọn thể hiện trên cán dao găm, tôi mới nhận ra 3 kiểu tượng nam phổ biến nhất, đặt tên theo địa danh phát hiện khảo cổ học là: Sơn Tây, Quả Cảm, Tràng Kênh.
04/01/2024 15:29
TS Nguyễn Việt

Hơn 10 năm trước, khi thống kê các dạng người được nghệ nhân Đông Sơn chọn thể hiện trên cán dao găm, tôi mới nhận ra 3 kiểu tượng nam phổ biến nhất, đặt tên theo địa danh phát hiện khảo cổ học là: Sơn Tây, Quả Cảm, Tràng Kênh. Chuyên mục "Đêm đem rì rầm trong tiếng đất" hôm nay tôi sẽ dành nói về những cán dao găm thuộc phong cách Quả Cảm, được coi như phong cách  tượng nam trên cán dao găm chiếm số lượng nhiều nhất hiện biết.

1. Theo thống kê tôi có được thì hiện có 12 cán tượng kiểu Quả Cảm đã được tôi trực tiếp nghiên cứu hoặc sưu tầm qua các tài liệu công bố chuyên ngành.

Tượng người cán dao thuộc phong cách Quả Cảm là một tượng nam thủ lĩnh. Tượng thể hiện một người đàn ông cởi trần, đóng khố ngắn, đầu có đai trán, tóc một bím thả sau lưng, hai tay khuỳnh cong chống nạnh đeo hai vòng lớn. Điểm nhất quán trở thành đặc trưng dễ nhận biết của loại tượng này là ở kiểu đeo vòng rất chuyên hóa ở đôi tai: tai trái thường chỉ là một vòng khuyên tai tròn rộng bản, nhưng tai phải là một cụm gồm một khuyên tai hình "gối quạ" nống qua lỗ tai và làm điểm tựa cho một xâu dây các vòng tai khác treo bên dưới, khiến cho nửa mặt bên trái chàng trai lúc nào cũng đày ắp và nặng trĩu.

Người Đông Sơn vẽ, nặn về người Đông Sơn (kỳ 12): Một kiểu cán dao găm đàn ông Đông Sơn xuất hiện nhiều nhất - Ảnh 1.

Dao găm Đông Sơn cán tượng người khai quật ở Quả Cảm/ Lãng Ngâm (bên trái, sưu tập Bảo tàng Bắc Ninh) và dao găm cán tượng người kiểu Quả Cảm có mang thêm chiếc rìu chiến trên vai (bên phải, sưu tập Nhà hàng Trống Đồng, Hà Nội)

Kiểu đeo lệch một bên tai không phải là hiện tượng cá biệt đương thời, tôi cũng đã từng thấy trong một ngôi mộ còn nguyên xương cốt ở Vĩnh Hùng, Thanh Hóa. Mộ chủ là một em bé dưới 10 tuổi. Một bên tai chỉ đeo một vòng đá hình vành khuyên có xẻ rãnh lớn và bên tai kia chồng nhau tới 4 chiếc vòng khác nhỏ hơn một chút.

Tại khu mộ Quỳ Chử, Đông Sơn (Thanh Hóa) chúng tôi cũng bắt gặp hiện tượng tương tự, một bên tai đeo vòng đơn trong khi tai bên kia có khi tới 12 chiếc vòng lớn nhỏ khác nhau... Chiếc sọ người cũng khoảng trên 2.000 năm tuổi, phát hiện ở khu mộ táng Cần Giờ (TP.HCM) cũng chỉ đeo một khuyên tai hai đầu thú ở một bên tai mà thôi. Nhưng cụm trang sức bên tai trái với khuyên gối quạ, hướng lỗ ra phía trước, treo lủng lẳng hàng chục vòng khác bên dưới thì duy nhất mới thấy trên cán dao găm tượng thủ lĩnh nam phong cách Quả Cảm.

"Sau hơn 2 ngàn năm, người xem vẫn cảm nhận được trước mặt mình thật sự là chân dung một quý tộc Đông Sơn giàu có và dũng mãnh" - TS Nguyễn Việt.

2. Đa số tượng cán dao nam kiểu Quả Cảm ở tư thế chuẩn đơn giản, kể cả một dao găm Đông Sơn đã từng được một thương nhân hay quan lại thời Chiến Quốc mang về chôn bên mình tại Thụ Mộc Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) cũng vẫn chỉ là loại dao Quả Cảm kiểu đơn giản chuẩn mực này. Tuy nhiên, có hai loại đã được nghệ nhân Đông Sơn biến hóa đột xuất như thể dành cho những thủ lĩnh nam cá biệt. Xin dành nhiều dòng cho hai tượng cán dao găm độc đáo này.

Người Đông Sơn vẽ, nặn về người Đông Sơn (kỳ 12): Một kiểu cán dao găm đàn ông Đông Sơn xuất hiện nhiều nhất - Ảnh 3.

Các góc chiêm ngưỡng bức tượng cán dao găm vị thủ lĩnh nam Đông Sơn (sưu tập LHPham, Pháp). Năm 2007 tôi có vinh hạnh đến thăm LHPham collection tại Pháp và được chủ nhân cho phép chụp ảnh con dao găm hiếm có này

Kiểu tượng thứ nhất hiện thấy hai chiếc. Tôi đã trực tiếp làm việc với chiếc hiện thuộc sưu tập Nhà hàng Trống Đồng (phố Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội). Con dao găm không lớn, toàn thân dài khoảng 20cm, phủ lớp gỉ xanh ngọc huyền diệu, thể hiện một tượng nam theo phong cách Quả Cảm như các tượng chuẩn mực khác. Khác biệt duy nhất là bên tay trái bức tượng cầm đốc cán một chiếc rìu chiến kiểu Đông Sơn điển hình ở tư thế cán dựng ngược, đầu lưỡi rìu gác lên vai chủ nhân.

Rìu chiến lưỡi lệch cán ngắn là vũ khí đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Với việc bổ sung chiếc rìu chiến này vào khuôn chuẩn của bức tượng gợi cho tôi một liên tưởng rằng nghệ nhân Đông Sơn đã đi đến một bước cao hơn khi tạo hình có ám chỉ định danh cho một vị thủ lĩnh cụ thể nào đó, chứ không còn là một biểu tượng chung chung nữa.

Bức tượng thứ hai mới chứa đựng nhiều điều kỳ lạ hơn. Đây là một dao găm Đông Sơn khá lớn, dài tổng thể 38cm. Kiểu lưỡi và chắn tay dao găm phảng phất phong cách Đông Sơn Làng Vạc. Cho đến hiện nay con dao găm này vẫn thuộc sở hữu của sưu tập LHPham (Pháp). Lần đầu tiên dao được xuất hiện trong cuốn sách về văn hóa Đông Sơn của nhóm chuyên gia thuộc Bảo tàng Hoàng gia Marimont, Bỉ (Catherine Noppe và Jean-Fransois Hubert, 2002, Art du Vietnam – Fleur du Pécher et Oiseau d'azur).

Người Đông Sơn vẽ, nặn về người Đông Sơn (kỳ 12): Một kiểu cán dao găm đàn ông Đông Sơn xuất hiện nhiều nhất - Ảnh 4.

Đặc tả phần tay, hông và kiểu chắn tay đặc trưng Đông Sơn Làng Vạc của dao găm LHPham Collection (ảnh trái). Dao găm cán tượng dao găm kiểu Quả Cảm được dùng làm ảnh bìa cuốn sách mới nhất về Nghệ thuật Đông Sơn do Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva, Thụy Sĩ) xuất bản 2022 với sự tham gia của tác giả bài báo này

Điều lôi cuốn giới nghiên cứu Đông Sơn khi đó chính là phía sau lưng bức tượng có treo hình một đầu lâu người tóc buộc quàng vai trái của người chiến binh Đông Sơn. Người chiến binh hay thủ lĩnh Đông Sơn hai tay chống nạnh, tay trái đặt vào phần hông có một con dao găm Đông Sơn dài. Phần đai đầu của chiến binh này được trang điểm khá cầu kỳ bằng một băng trán có răng cưa như vương miện, phía sau có hai dải vải xòe ra hai bên từ một phiến tròn gài ở chính phần "khóa" của đai trán.

Đặc biệt là bộ khuyên đeo ở hai tai. Lần này thì tai trái bức tượng banh ra với một ống tai gối quạ rất to. Bên tai phải có một vòng lớn xuyên qua lỗ dái tai, dưới đó móc một vòng lớn khác và nấp sau chiếc vòng lớn đó là một "chùm" khuyên tai nặng trĩu đếm được 6 chiếc vòng đang treo ngang ở đó. Đôi cánh tay của chiến binh này cũng đeo mỗi bên một chồng tới 5 chiếc vòng. Phần thắt lưng chặn ngang eo trên chiếc khố ngắn cũng được bện bởi 4 chồng vòng như vậy.

Rõ ràng, vị thợ cả Đông Sơn trong trường hợp này không thể tùy tiện sáng tác một đồ vật bình thường nữa mà ông phải đối diện với một đơn đặt hàng đặc biệt, tạo một hình tượng hàm chứa một nội dung cụ thể nhằm tôn vinh một chiến binh hay đúng hơn là một thủ lĩnh quân sự với tư thế, tầm vóc oai phong, lộng lẫy kèm theo chiến lợi phẩm là chiếc đầu lâu kẻ thù. Ông thợ đã thành công, bởi dù sau hơn 2 ngàn năm, người xem như chúng ta vẫn cảm nhận được trước mặt mình thật sự là chân dung một quý tộc Đông Sơn giàu có và dũng mãnh.

Khi đối chiếu với cách thể hiện đầu lâu người trong văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn, tôi còn nhận ra tính chuẩn mực như một quy ước trong nghề: đầu lâu Điền trong văn hóa Đông Sơn là chiếc đầu xõa tóc bị túm lại, trong khi nghệ nhân Điền luôn thể hiện đầu lâu Đông Sơn hai bím tóc.

3 kiểu tượng nam trên cán dao găm Đông Sơn phổ biến nhất

- Kiểu Sơn Tây lấy tượng cán dao hiện trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia làm mẫu, tượng nằm trong sưu tập D'Agence phát hiện ở vùng Sơn Tây, được chuyển giao cho Bảo tàng Lui Finot (Viễn Đông Bác cổ, Pháp).

- Kiểu Quả Cảm dựa trên dao găm phát hiện trong điều tra nghiên cứu sưu tập Quả Cảm - Lãng Ngâm thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh của Viện Khảo cổ học đầu những năm 1970. Hiện vật nay thuộc Bảo tàng Bắc Ninh.

- Kiểu Tràng Kênh được giáo sư Diệp Đình Hoa phát hiện trong quá trình khảo sát các di tích ở vùng Thủy Nguyên, Hải Phòng cũng khoảng những năm 1970. Hiện lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.