Mọi người đều đã bị khái niệm 'ngủ 8 tiếng' lừa rồi! Đâu là số giờ ngủ tốt nhất?
Theo huấn luyện viên giấc ngủ, việc theo đuổi giấc ngủ 8 tiếng là không cần thiết và cũng không nhất định sẽ tốt. Vậy, ngủ bao nhiêu là đủ? Đây là câu trả đúng nhất!
"Ăn ngon ngủ ngon là tiên", giấc ngủ là điều kiện tiên quyết để giữ gìn sức khỏe tốt, khoảng 1/3 cuộc đời của chúng ta là dành cho giấc ngủ, mà giấc ngủ cũng là một hoạt động sinh lý cần thiết hằng ngày. Nếu chúng ta ngủ đủ giấc và đều đặn thì cơ thể chúng ta mới có thể ở trạng thái khỏe mạnh.
Khi chúng ta già đi, thể trạng và thể lực của chúng ta sẽ không còn tốt như trước đây, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của chúng ta có thể nói là có mối quan hệ rất mật thiết. Ngủ ngon, ngủ đủ giấc và đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn, ngược lại, những người ngủ không đủ giấc, thức đêm thường sẽ dễ khiến thể chất suy yếu.
Liệu bạn đã nghe nói về "khái niệm ngủ 8 tiếng" chưa? Trước giờ chúng ta đều được khuyên là nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có thể duy trì sức khỏe thể chất tốt, nhưng một số người đã đặt câu hỏi về điều này, họ cho rằng ngủ 8 tiếng mỗi ngày là một chuyện bịp.
Liệu bạn có bị lừa bởi "khái niệm ngủ 8 tiếng"?
Huấn luyện viên giấc ngủ Nick Littlehales, người đã phụ trách theo dõi giấc ngủ cho Manchester United, đã đưa ra lời khuyên và hướng dẫn giấc ngủ khoa học cho các vận động viên của Manchester United để đảm bảo rằng các vận động viên có thể tự phục hồi trong khi ngủ, và có thể tối đa hóa thể chất cá nhân.
Vào thời điểm đó, Manchester United đã chinh phục được chức vô địch giải bóng đá ngoại hạng Anh 3 lần liên tiếp. Trong cuốn sách "cuộc cách mạng về giấc ngủ" của mình, Nick Littlehalles đã chỉ ra rằng việc theo đuổi giấc ngủ 8 tiếng là không cần thiết và cũng không nhất định sẽ tốt. Nguyên nhân chính là như sau:
1. Thể chất của mỗi người là khác nhau, do đó cũng cần thời gian ngủ khác nhau. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Cho nên, nếu cứ áp dụng kiến thức ngủ 8 tiếng cho tất cả 7 tỷ người trên thế giới thì rất có hại.
2. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm là không thực tế, đối với đại đa số học sinh, việc sắp xếp giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày là rất khó để thực hiện, thậm chí còn có thể gây thêm các trạng thái căng thẳng lo âu cho cơ thể.
3. Chất lượng giấc ngủ cần được đo bằng số chu kỳ giấc ngủ, nếu chỉ khăng khăng ngủ đủ 8 tiếng là vô nghĩa. Chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút, sau 90 phút, cơ thể sẽ trải qua giấc ngủ không chuyển động mắt, ngủ chuyển động mắt và ngủ chuyển động mắt nhanh. Nó giống như việc đi xuống cầu thang, khi con người đi xuống các tầng càng lúc càng sâu tức là cơ thể chúng ta cũng đang tiến vào tầng sâu hơn và sâu hơn nữa của giấc ngủ.
Do đó, bạn có thể thử kế hoạch ngủ R90 của các vận động viên hàng đầu được đề cập đến trong cuốn "cuộc cách mạng giấc ngủ". Kế hoạch ngủ linh hoạt của R90 đã được rất nhiều người ủng hộ thay vì khía niệm ngủ 8 giờ cứng nhắc.
Sau 60 tuổi, ngủ bao lâu là tốt nhất?
Đối với đại đa số người trung niên và người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ luôn là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, khi tuổi tác ngày càng cao, hệ thống thần kinh trung ương của não bộ dần suy yếu, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng và suy giảm đi rất nhiều. Theo lời khuyên của bác sĩ, người trung niên và người cao tuổi nên ngủ đúng giờ trước 10h tối, trước khi đi ngủ có thể uống một ly sữa ấm, tốt nhất là 200ml.
Ngủ 6-7 tiếng mỗi ngày là đủ, đối với những người ngủ ít thì chỉ cần ngủ 5 tiếng rưỡi mỗi ngày. Theo nghiên cứu liên quan, người ta thấy rằng những người sau 60 tuổi không nên ép bản thân phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ quá nhiều sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ngược lại, mọi người cũng cần lưu ý, nếu thời gian ngủ không đủ, thậm chí còn dưới 5 tiếng, thì cũng sẽ có khả năng đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể và dễ tăng nguy cơ tử vong sớm.
Những người ở độ tuổi khác cần ngủ bao lâu?
Tổ chức Sleep Foundation của Hoa Kỳ đã phân tích thời gian ngủ theo từng nhóm tuổi khác nhau như sau:
Người cao tuổi (≥65 tuổi): 7-8 giờ.
Người lớn (26-64): 7-9 giờ.
Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ.
Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ.
Trẻ em tuổi (6-13 tuổi): 9-11 giờ.
Trẻ mầm non (3-5 tuổi): 10-13 giờ.
Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ.
Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12-15 giờ.
Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ.