Gian nan bảo tồn di sản thế giới

Bảo tồn di sản là việc vừa gian nan vừa “tế nhị”, nhiều khi chỉ thừa vài đoàn mối là Phu Văn Lâu (cố đô Huế) bị sập, nhiều khi thiếu vài viên gạch mà đền tháp thánh địa Mỹ Sơn thành dở dang.
30/11/2014 14:49

(Thethaovanhoa.vn) - Bảo tồn di sản là việc vừa gian nan vừa “tế nhị”, nhiều khi chỉ thừa vài đoàn mối là Phu Văn Lâu (cố đô Huế) bị sập, nhiều khi thiếu vài viên gạch mà đền tháp thánh địa Mỹ Sơn thành dở dang.

Hiện nay, việc bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế và thánh địa Mỹ Sơn được tăng cường và đẩy mạnh. Chẳng hạn, Thiệu Phương, khu vườn ngự nổi tiếng thuộc cố đô Huế, được vua Thiệu Trị xếp vào “cung trung thập cảnh” (mười cảnh đẹp nhất trong cung cấm), và “thần kinh nhị thập cảnh” (20 thắng cảnh đất thần kinh) đã được phục dựng thành công. Thừa Thiên-Huế cũng đang tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn…

“Chảy máu”di sản ở Huế!

Nhưng thứ tự ưu tiên trong bảo tồn và việc thiếu nguồn kinh phí đã làm cho các kiến trúc vừa và nhỏ trong quần thể di tích ít được quan tâm. Hệ quả là ngày 15/5/2014, một phần mái của Phu Văn Lâu bị sạt và đổ sụp xuống. Nhìn bề ngoài, Phu Văn Lâu trước khi xảy ra sự cố có vẻ vững chắc, còn khá mới. Tuy nhiên, ít ai biết được một số cấu trúc đã bị mối ăn rỗng ruột.

Một số đoạn thuộc vòng ngoài kinh thành Huế đang bị xuống cấp nghiêm trọng bởi tình trạng cư trú của người dân cũng là một vấn đề khá nhức nhối. Đặc biệt, ở phía Đông kinh thành, tại khu vực phòng lộ và hộ, có hơn trăm nhà dân sinh sống chen chúc. Trên mặt tường thành khu vực cửa Nhà Đồ và cửa Hữu còn có những thửa ruộng trồng hoa màu trải dài hàng trăm mét. Chính quyền cùng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế từng nỗ lực giải quyết tình trạng này, nhưng không thành công.


Trùng tu cửa Ngọ Môn, Đại nội Huế. Ảnh: Nguyễn Văn Toàn

Bên cạnh đó, các nhà vườn, nhà rường cổ tại Huế đã bị “biến mất”. Tuy chúng không thuộc quần thể di tích cố đô Huế nhưng đây lại là các công trình có giá trị về mặt di sản kiến trúc, thể hiện một cách sinh động và chân thực về đời sống của người Huế xưa, là thành tố rất quan trọng.

Theo số liệu khảo sát năm 2002 thì toàn TP Huế có 4.228 nhà vườn, trong đó có 705 nhà rường và 150 nhà cổ tiêu biểu được đưa vào danh sách bảo tồn đặc biệt. Đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết chỉ còn 1.778 ngôi nhà vườn, 85 vương phủ trong TP Huế.

Tại sao chủ nhân các nhà vườn, nhà rường cổ ở Huế lại thường bán chúng đi thay vì tu sửa? Ông Trần Duy Tịnh (Giám đốc DNTN đồ gỗ Duy Tịnh, Khu công nghiệp làng nghề Hương Sơ), người tái tạo và tái dựng nhiều nhà rường tại Huế, cho biết: “Dư luận thường chỉ trích những doanh nghiệp như chúng tôi về việc mua lại những nhà rường cổ sẽ làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống của Huế. Nhưng vì hiểu được giá trị thực của những ngôi nhà rường cổ sắp lụi tàn và có nguy cơ biến mất vì đô thị hóa nên chúng tôi mới gắng công thuyết phục chủ nhân của nó để mua lại và đặt chúng vào những địa điểm thích hợp để lưu giữ. Bởi trên thực tế, việc phục chế, gia công nội thất nhà rường là một cách bảo tồn nhà cổ ở Huế. Tuy nhiên, điều này lại thường nằm ngoài khả năng của chủ nhân những ngôi nhà cổ đó”.


Việc Phu Văn Lâu bị sập một phần mái do đã xuống cấp nghiêm trọng đặt ra câu hỏi hóc búa cho “bài toán bảo tồn” quần thể di sản Huế. Ảnh: Nguyễn Văn Toàn

Mỹ Sơn - đầu tiên vẫn là… gạch!

Năm 2003, Lê Văn Chỉnh (nguyên cán bộ Bảo tàng tỉnh Quảng Nam) sử dụng kỹ thuật “mài chập” đã xây thành công mô hình tháp Chăm cao 6,7m tại nhà hàng ẩm thực Apsara (Đà Nẵng) và một mô hình cao 10m ở Khu du lịch Suối Lương, Nam Hải Vân (Đà Nẵng).  Mài chập là kỹ thuật mài nhẵn hai viên gạch để tạo ra hỗn vị là bột gạch - chất kết dính hai viên gạch với nhau.

Năm 2005, các chuyên gia kỹ thuật Italy đã thuê dân địa phương lấy đất ở khu vực ao Vuông thuộc xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách thánh địa Mỹ Sơn vài km. Tương truyền đây là nơi lấy đất làm gạch xây tháp Chăm. Trên cơ sở đó, đã thử nghiệm sản xuất mẻ gạch đầu tiên gồm 7.000 viên để đưa vào phục vụ việc gia cường, gia cố bên trong chân móng ngôi tháp G3 ở thánh địa Mỹ Sơn.

Năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích - di sản tỉnh Quảng Nam công bố thông tin đã nhận biết được loại vật liệu kết dính gạch Chăm là nhựa cây dầu rái theo kết quả nghiên cứu khoa học của các chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện tại Mỹ Sơn từ năm 2004. Cây dầu rái mọc rất nhiều tại đập Thạch Bàn, cách khu thánh địa Mỹ Sơn khoảng 7 km.


Một tháp tại Mỹ Sơn đã bị đổ vỡ mái và một phía của bức tường gạch. Ảnh: Nguyễn Văn Toàn

Tuy nhiên, đến năm 2008, động thái trả lại cụm tháp Khương Mỹ (Quảng Nam) của Viện Công nghệ vật liệu xây dựng vì không thể xử lý được vật liệu và phương pháp trùng tu tương đồng với nguyên bản, gần như đặt một dấu chấm hết cho công cuộc giải mã viên gạch Chăm, sau hơn nửa thế kỷ tìm kiếm.

Bởi vậy, trong một hội thảo về Champa được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 7/2012, GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng: “Ngay cả vấn đề giải quyết hiện tượng rêu phong cho các khối gạch xây mới, mà người Chăm xưa kia đã giải quyết được, vẫn còn là một thách đố”.

Đây cũng là vấn đề hóc búa mà ông Hồ Xuân Tịnh (Phó giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Quảng Nam) đưa ra: “Một câu hỏi được đặt ra là tại sao với loại đất sét ở địa phương mà người Chăm ngày xưa đã sử dụng làm gạch xây tháp, những công trình đó đã tồn tại hàng ngàn năm, ngày nay chúng ta cũng sử dụng chính loại đất sét đó để làm gạch tu bổ tháp thì lại xảy ra hiện tượng mũn gạch hoặc muối hóa? Phải chăng có một thành phần phụ gia nào đó trong nguyên liệu làm gạch của người Chăm ngày xưa sử dụng để khử mặn trong đất sét mà hiện nay các nhà chuyên môn vẫn chưa tìm ra? Nếu đất sét nhiễm mặn thì tại sao cũng với nguyên liệu đó, khi ta dùng để sản xuất gạch theo cách bình thường của người Việt thì xây nhà vẫn tốt?”. Và theo ông: “Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp sản xuất ra những viên gạch đạt tiêu chuẩn dùng tu bổ tháp Chăm”.

PGS-TS Trương Quốc Bình (ủy viên Hội đồng di sản Quốc gia) cho rằng: “Việc tu bổ các kiến trúc Chăm bằng gạch hoàn toàn không giống như tu sửa, phục hồi các công trình di tích kiến trúc bằng gỗ của người Việt hiện đang là thế mạnh của các cơ quan tu sửa di tích Việt Nam. Yêu cầu cơ bản đối với các di tích và phế tích Chăm là gia cố, tu sửa và có thể khôi phục từng phần song chưa nên phục hồi di tích nếu chưa có các tư liệu xác thực của di tích”.

Nguyễn Văn Toàn
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Đi đền, chùa đầu năm - phong tục đẹp, lễ sao cho đúng?

Đi đền, chùa đầu năm - phong tục đẹp, lễ sao cho đúng?

Thông thường đi lễ chùa, đền, phủ, người ta thường hái lộc đầu Xuân, là những búp chồi non. Nhưng không phải cứ ra sân chùa hái mang về...

Ngắm Tháp Bánh Ít huyền bí với kiến trúc ChămPa tại Bình Định

Ngắm Tháp Bánh Ít huyền bí với kiến trúc ChămPa tại Bình Định

Quần thể Tháp Bánh Ít gồm: Tháp cổng, tháp bia, tháp hỏa và tháp chính thờ nữ thần Siva, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc ChămPa giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Trà Kiệu sang phong cách Bình Định.

Chuyện ít biết về 3 lần trùng tu Nhà thờ Đức Bà

Chuyện ít biết về 3 lần trùng tu Nhà thờ Đức Bà

Theo dự kiến, quý 4/2015 nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM sẽ trùng tu dài hạn, chia làm 3 giai đoạn. Nhiều báo đài gọi đợt trùng tu này là “lần đầu tiên”, vì theo họ, nhà thờ này chưa từng được trùng tu, sửa chữa lớn.

Nhà nghiên cứu Bùi Quang Thắng: Hãy đi lễ hội theo cách... 50 năm trước

Nhà nghiên cứu Bùi Quang Thắng: Hãy đi lễ hội theo cách... 50 năm trước

Một lễ hội không thể gọi là giàu văn hóa, nếu chỉ có cảnh người tứ xứ đổ về, nườm nượp đặt lễ, sau đó ăn nhậu rồi... rút lui. Đáng buồn, đa phần du khách bây giờ đều tới lễ hội theo cách ấy.

Thực hư chuyện ông Hoàng Bảy vốn là... 'trùm buôn thuốc phiện'?

Thực hư chuyện ông Hoàng Bảy vốn là... 'trùm buôn thuốc phiện'?

Có thông tin cho rằng Ông hoàng Bảy vốn chỉ là... một trùm buôn thuốc phiện khi xưa. Sau khi lật thuyền chết đuối, xác của ông trùm này được đệ tử mang về Bảo Hà lập miếu thờ và dần phát triển thành đền Bảo Hà.

Bức tranh thế kỷ 17 'Young Man as Bacchus' được tìm thấy sau 80 năm 'biến mất'

Bức tranh thế kỷ 17 'Young Man as Bacchus' được tìm thấy sau 80 năm 'biến mất'

Các đặc vụ FBI (Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ) đã tìm thấy bức tranh sơn dầu Young Man as Bacchus của danh họa Hà Lan thế kỷ 17 Jan Franse Verzijl (1599-1647), sau hơn 80 năm biến mất.

Khi lòng tham hướng về lễ hội

Khi lòng tham hướng về lễ hội

Phật hay thần linh, hay đấng tối cao nào đó là những bậc đáng kính, với nhân cách và trí tuệ hơn người, đáng lẽ ra những người đi đến lễ hội là để học hỏi nhân cách và đạo đức của những vị ấy…

Thực hư 'con đường rượu thịt' tại Lạng Sơn đang gây xôn xao

Thực hư 'con đường rượu thịt' tại Lạng Sơn đang gây xôn xao

Từ một số bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, câu chuyện về "con đường rượu thịt" tại Lạng Sơn đang gây sự chú ý lớn của dư luận.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.