Gặp người chụp hàng ngàn bức ảnh về tranh Đông Hồ

20/08/2019 06:42 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Đầu tháng 8 vừa qua, cùng với nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa và nhà nghiên cứu Trịnh Sinh, nhiếp ảnh gia Lê Bích đã hoàn thành cuốn sách Dòng tranh dân gian Đông Hồ. Bản thân anh cũng là người đã có nhiều năm tìm hiểu và thực hiện hàng ngàn bức ảnh về thể loại tranh này.

Hoàn thiện hồ sơ tranh dân gian Đông Hồ đệ trình UNESCO

Hoàn thiện hồ sơ tranh dân gian Đông Hồ đệ trình UNESCO

Hồ sơ về nghề tranh dân gian Đông Hồ do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thực hiện đang được hoàn thiện để đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Trước đó, như Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đã đưa tin trong số báo ngày 16/8, tranh Đông Hồ đang được xây dựng hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới trong thời gian tới.

Trò chuyện, Lê Bích cho biết:

- Đề tài làng nghề, cụ thể hơn là làng nghề thủ công truyền thống được tôi khai thác từ năm 2005. Đây là một kho tàng nghệ thuật, tri thức cũng như là cách thức mưu sinh của người Việt từ bao đời nay và khai thác bao nhiêu đi nữa vẫn là chưa đủ.

Riêng với tranh Đông Hồ, tôi đã tìm hiểu về thể loại này và đến làng Đông Hồ chụp ảnh tư liệu từ năm 2005. Ý tưởng ban đầu về sách tranh Đông Hồ là do Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hòa khởi xướng. Tiếp theo thành công của cuốn sách “Dòng Tranh dân gian Kim Hoàng” từng thực hiện trước đó, tôi, Phó giáo sư Trịnh Sinh và Thu Hòa tiếp tục phát huy những kinh nghiệm và thế mạnh của từng cá nhân để thành một nhóm nghiên cứu.

Nhìn chung, cả 3 chúng tôi có chung tình yêu với văn hóa di sản Việt Nam. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân đều có những điểm ưu việt riêng. Đơn cử, tôi là phóng viên ảnh nên phần ảnh tư liệu của sách khá phong phú. Sách dầy 232 trang có tới 517 ảnh, giúp người xem tiếp cận với chúng như một cuốn phim quay chậm.

Chú thích ảnh
Lê Bích

*Vậy trong quá trình thực hiện, các anh có gặp những khó khăn gì?

- Tư liệu về tranh Đông Hồ hiện còn ít, đồng thời niên đại tranh Đông Hồ hiện chưa xác định được. Bên cạnh đó, dấu tích về làng Đông Hồ cũ nằm sát bờ sông Đuống không còn nhiều. Làng Đông Hồ hiện giờ được chuyển từ ngoài sông vào trong đê năm 1917, và chỉ còn một số cụ cao niên nhớ lại các chuyện cũ trong ký ức.

Thêm vào đó, tổng hợp mẫu tranh Đông Hồ không nằm trong 1 gia đình mà rải rác ở 3 gia đình. Nhiều mẫu đã không còn làm nữa, nên việc sưu tầm và chụp ảnh lại khá khó khăn. Thật ra, các tranh Đông Hồ xưa đều có tên và ý nghĩa sâu xa, nhưng khi chúng tôi phỏng vấn các nghệ nhân thì đa phần họ nhớ không hết, giải thích nôm na, mang tính dân gian.

Nhìn chung, từ lúc có ý tưởng đền khi sách hoàn thiện, chúng tôi mất khoảng 3 năm. Riêng việc biên tập, chỉnh sửa bản thảo ban đầu cũng phải mất tới 6 tháng. Chúng tôi đã mang bản thảo tới rất nhiều họa sỹ, nhà nghiên cứu mỹ thật, chuyên gia Hán Nôm, thư pháp gia, chuyên gia khảo cứu bia, nhà ngôn ngữ học, họa sỹ thiết kế... để bổ sung tri thức, cũng như tìm kiếm một hình thức đẹp cho cuốn sách.

Chú thích ảnh
Lê Bích (trái) trong một lần tác nghiệp tại Đông Hồ

*Anh có thể nói riêng về các bức ảnh của mình trong cuốn sách này?

- 517 bức ảnh trong sách được chọn ra từ khoảng 2000 bức ảnh tôi đã chụp. Ảnh trong sách chia ra 3 đề tài chính: Làng Đông Hồ (Tư liệu cổ về làng, đình, chùa, miếu, lễ hội và nghề vàng mã); Tranh trổ giấy và tranh đồ thế (quy trình, nghệ nhân và hiện vật); Tranh Đông Hồ bao gồm: Hiện vật lịch sử nghề tranh, chân dung nhân chứng, nghệ nhân hiện đang làm nghề, quy trình làm tranh, làm màu, in tranh, tô màu, làm giấy, đục ván in… và gần 300 bức tranh Đông Hồ từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, có một số bức tranh được công bố lần đầu tiên.

Chú thích ảnh
Cuốn sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ”

* Nhìn lại quá trình thực hiện ngần ấy bức ảnh, anh có thể chia sẻ một số câu chuyện thú vị với mình?

- Có 2 loại tranh Đông Hồ hiện không còn bán trên thị trường là tranh trổ giấy và tranh đồ thế. Việc tìm tư liệu và chụp ảnh khá khó khăn. Thật may chúng tôi tìm được nghệ nhân tranh trổ giấy Nguyễn Đăng Giáp và mộc bản cổ tranh đồ thế của cố nghệ nhân Trần Nhật Tấn. Đó là những tư liệu quý lần đầu tiên được công bố.

Bên cạnh đó, công đoạn làm bột điệp của tranh Đông Hồ không phải lúc nào cũng thực hiện. Bởi thông thường, một gia đình nghệ nhân làm loại bột này một lần là đủ dùng cho 3 đến 5 năm. Bởi vậy, tôi phải đợi đúng dịp để có thể chụp và ghi lại.

Ngoài ra, việc chụp ảnh còn phải hiểu bản chất của sự việc mới chụp ra được tấm hình minh họa dễ hiểu. Ví như kỹ thuật “cản” màu của tranh Đông Hồ. Tôi phải dùng tới 6 bức ảnh để lột tả kỹ thuật. Hoặc kỹ thuật đục ván in trên gỗ thị, tôi cũng phải chụp từng cái ve, nét đục, tư thế đục… để thấy rõ công phu của kỹ thuật. Tôi cũng chụp được nghề làm chổi “thét”, đó là một loại chổi thông để quét bột điệp làm nền tranh. Giờ duy nhất chỉ còn 1 nghệ nhân làm và có nguy cơ thất truyền.

Cuối cùng, thú vị nhất, trong quá trình chụp ảnh, tôi tìm lại được nhiều tư liệu quý về nghệ nhân tranh Đông Hồ Nguyễn Đăng Sần. Tôi như được thấy lại toàn bộ sự nghiệp và công sức của ông trong việc bảo tồn, phát triển dòng tranh này.

Chú thích ảnh

*Cuối cùng, sau những gì đã thực hiện, ấn tượng của anh về dòng tranh Đông Hồ là gì?

- Giá trị đặc biệt nhất của tranh Đông Hồ là tính giáo dục và sự nhân văn sâu sắc. Mỗi bức tranh là một thông điệp từ tiền nhân để lại nhắm hướng con người tới chân, thiện mỹ. Thật độc đáo khi những thông điệp đó sau mấy thể kỷ vẫn còn vẹn nguyên tính thời sự.

Ngoài ra, phải nói thêm: việc lưu trữ tranh Đông Hồ của các nghệ nhân hiện chưa được thực hiện bài bản và có quy trình khoa học, đặc biệt là chưa có đầu mối chung hoặc cở sở dữ liệu thổng hợp. Có nhiều mẫu tranh cổ bị thất lạc, đến mức, từng có một số chuyên gia Pháp mang tặng cho làng Đông Hồ một số mẫu tranh hiện còn lưu giữ bên Pháp. Nhìn chung, nếu được UNESCO công nhận, đó sẽ là một cú hích rất quan trọng cho dòng tranh này.

*Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện.

Nhiếp ảnh gia Lê Bích sinh năm 1972, có 13 năm cầm máy. Anh từng tổ chức triển lãm cá nhân và có một số giải thưởng về nhiếp ảnh.

(còn nữa)

Cúc Đường

Tin cùng chuyên mục

Lễ công bố 35 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc sáng tác về chủ đề “Sống mãi với thời gian”

Lễ công bố 35 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc sáng tác về chủ đề “Sống mãi với thời gian”

Sáng 28/12, tại Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật được nghiệm thu tại cuộc vận động sáng tác với chủ đề "Sống mãi với thời gian".

Nét đẹp văn hóa của người Si La ở Lai Châu

Nét đẹp văn hóa của người Si La ở Lai Châu

Tại vùng đầu nguồn sông Đà, dưới chân những dãy núi hùng vĩ của Tây Bắc, người Si La – một trong 14 dân tộc ít người tại Việt Nam vẫn gìn giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa độc đáo.

Nhà văn Di Li ra mắt sách kỹ năng sống trong dự án "Việt Nam đẹp xanh"

Nhà văn Di Li ra mắt sách kỹ năng sống trong dự án "Việt Nam đẹp xanh"

Cuốn sách kỹ năng sống dành cho học sinh mang tên “Những chuyện thường ngày của Be và Bi" của nhà văn Di Li vừa ra mắt trong dự án Việt Nam đẹp xanh diễn ra tối 27/12 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Nét đẹp văn hóa của người Mảng ở Lai Châu

Nét đẹp văn hóa của người Mảng ở Lai Châu

Nằm trong số 14 dân tộc rất ít người của Việt Nam, người Mảng tại Lai Châu là một cộng đồng nhỏ bé nhưng giàu truyền thống.

Khai mạc Liên hoan Nhạc kèn và Múa rối Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Khai mạc Liên hoan Nhạc kèn và Múa rối Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Tối 27/12, tại đường Lê Lợi (Quận 1), Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Nhạc kèn và Múa rối năm 2024.

Cuộc sống sau ống kính: Nơi "sống chậm" sớm nhất Việt Nam?

Cuộc sống sau ống kính: Nơi "sống chậm" sớm nhất Việt Nam?

Thuật ngữ "sống chậm" có lẽ mới thịnh hành ở Việt Nam khoảng mươi năm nay, nhưng tôi đã thấy người dân một xã đảo ở Hải Phòng thực hiện nó từ thế kỷ trước. Đó có thể là một cộng đồng dân cư "sống chậm" sớm nhất Việt Nam.

Nhìn lại 2024: Công nghiệp văn hóa đột phá với các chương trình nghệ thuật, biểu diễn

Nhìn lại 2024: Công nghiệp văn hóa đột phá với các chương trình nghệ thuật, biểu diễn

2024 là năm công nghiệp văn hóa đột phá với các chương trình có tầm vóc, sức thu hút và hiệu ứng xã hội lớn, mang đến nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Tổ chức bình chọn 15 sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024

Tổ chức bình chọn 15 sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức bình chọn 15 sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024.

Tin mới nhất

Những điều chưa biết về món ăn thất truyền ở Phan Thiết

Những điều chưa biết về món ăn thất truyền ở Phan Thiết

"The Lost Recipes - Sự kiện khôi phục và thưởng thức những món ăn thất truyền" diễn ra với sự tham dự của đại diện các đầu bếp tại tỉnh cùng đông đảo du khách nghỉ dưỡng tại Phan Thiết - Mũi Né.

Tam Mak Houng - Món ăn dễ nghiện và khó quên của Lào

Tam Mak Houng - Món ăn dễ nghiện và khó quên của Lào

Đất nước Lào anh em không chỉ được biết đến với vô vàn những ngôi chùa cổ kính, những phong cảnh thiên nhiên thơ mộng nguyên sơ, người dân luôn hiền hòa, hiếu khách, mà còn nổi tiếng với nhiều món ẩm thực vô cùng hấp dẫn, trong đó không thể không kể tới Tam Mak Houng (Tằm Mạc Hùng).

Lễ hội nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Lễ hội nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Từ 23 đến 30/12/2024, tại thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, diễn ra Lễ hội văn hóa, du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lần thứ 5 - năm 2024 với quy mô 300 gian hàng.

Sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) dự kiến đón hơn 200.000 hành khách ngày đầu Năm mới

Sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) dự kiến đón hơn 200.000 hành khách ngày đầu Năm mới

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Giám đốc điều hành cơ quan quản lý Sân bay Thái Lan (AOT) Keerati Kitmanawat ước tính rằng hơn 200.000 hành khách sẽ khởi hành từ Sân bay Suvarnabhumi vào ngày đầu Năm mới.

Trình diễn hát then đàn tính trên tàu du lịch Hà Nội - Thái Nguyên

Trình diễn hát then đàn tính trên tàu du lịch Hà Nội - Thái Nguyên

Ngày 28/12, chuyến tàu hỏa khảo sát kết nối Hà Nội - Thái Nguyên gắn với mục tiêu khai thác, phát triển du lịch đã được thực hiện dưới sự phối hợp của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Sa Pa: Thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh Khu vực đỉnh Fansipan và thác Cát Cát từ 1/1/2025

Sa Pa: Thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh Khu vực đỉnh Fansipan và thác Cát Cát từ 1/1/2025

UBND thị xã Sa Pa vừa ban hành văn bản số 4639/QĐ-UBND và 4640/QĐ-UBND về việc chính thức thu phí thăm quan Thác Cát Cát và danh lam thắng cảnh Khu vực đỉnh Fansipan từ ngày 1/1/2025.

Tây Ninh tiếp tục là điểm đến thu hút du khách

Tây Ninh tiếp tục là điểm đến thu hút du khách

Năm 2024, lĩnh vực du lịch tỉnh Tây Ninh tiếp tục là điểm sáng, doanh thu ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 24,4% so với năm 2023; khách du lịch đạt khoảng 5,6 triệu lượt người, tăng 9,7%.

Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày: Không gian trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn

Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày: Không gian trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn

Tối 27/12, Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày năm 2024 đã khai mạc tại thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Tuần lễ Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc

Tuần lễ Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc

Tuần lễ Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề "LET'S GO!!! Ba Ria-Vung Tau" chính thức khai mạc vào tối 27/12 tại sân khấu đường Quang Trung-Bãi Trước, thành phố Vũng Tàu.

Phim "Yêu nhầm bạn thân" quảng bá loạt danh lam thắng cảnh khắp Việt Nam

Phim "Yêu nhầm bạn thân" quảng bá loạt danh lam thắng cảnh khắp Việt Nam

Trong "Yêu nhầm bạn thân", Trần Ngọc Vàng vào vai hướng dẫn viên du lịch, đưa khán giả du ngoạn khắp đất nước, ngắm những danh lam thắng cảnh cũng như trải nghiệm văn hóa vùng miền.