(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Cung đường Tà Năng – Phan Dũng đi xuyên qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận với chiều dài khoảng 55km là thách thức được các phượt thủ khao khát chinh phục, bởi đây được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp *Vì sao bạn nên thử sức với cung trekking này?
- Phải nói rằng cung đường trekking này rất đẹp & rất đáng để trải nghiệm, những rừng thông mát rượi, những đồi cỏ xanh kéo dài là đặc sản của cung này.. Đây là 1 trong các cung đường đẹp nhất từng đi.
- Bạn sẽ có cơ hội thử sức: leo dốc, lội suối, băng từ quả đồi này qua quả đồi khác, với trên mình khoảng hơn 10kg. Những con dốc cực cao đi hoài vẫn thấy cao.
*Thời gian:
Các nhóm thông thường sẽ đi cung 2-3 ngày nếu tính từ Đa Quyn - rừng Tà Năng - cửa rừng Phan Dũng, nhưng nếu bạn xuất phát sớm và đủ sức khỏe có thể đi trong 1,5 ngày. Tối CN lên xe, sáng sớm thứ 4 có mặt ở SG.
Mình hết tổng chi phí khoảng 1 triệu cho chuyến đi này.
*Chuẩn bị
- Nước uống: nhóm mình mỗi bạn mang 3,5l nước (2 chai lớn & 1 chai nhỏ) và duy trì được 26 tiếng (6h sáng ngày 1 - 8h sáng ngày 2) sau đó sẽ dùng nước suối. Do đó mỗi bạn nên mang tối thiểu 4l nước và phải chấp nhận uống nước suối (mình sẽ đánh dấu lại các điểm lấy nước)
- Đồ ăn: Tuỳ vào số lượng ngày dự kiến đi mà mang lượng đồ ăn + dự phòng phù hợp. Nhóm mình mang theo đồ ăn cho 3 ngày:
+ cơm nấu sẵn, gói sẵn nhét Balô mang đi
+ muối mè, thịt kho ruốc
+ gạo (không sử dụng đến)
+ mỳ gói
+ lương khô, xúc xích (dự phòng)
+ kẹo sữa bò: cái này ăn cho đỡ buồn + lấy năng lượng rất tốt
+ C sủi (tăng sức để kháng, tuy nhiên không nên uống nhiều quá) 1 số ít thuốc dự phòng.
+ Oreo, bánh gạo.. (Cái này có thể mang thêm: nhẹ và ngon)
*Vật dụng khác:
+ smartphone có offline maps: mình xài iPhone, load các điểm đánh dấu trên bản đồ địa hình rồi lưu lại để đó. Dùng thêm 1 số apps như MapMe... Còn 1 số apps để đọc tracklog mình không biết xài (cái này là quan trọng nhất nếu không có người dẫn đường, các thành viên trong nhóm đều cần chuẩn bị để dự phòng trường hợp bị hư/mất điện thoại.. (Còn nếu bạn nào có hay biết xài GPS thì tốt rồi)
+ pin dự phòng: chủ yếu sạc điện thoại dùng dò đường + chụp ảnh chứ cung này cũng sóng điện thoại chập chờn, lúc có lúc không.
+ lều: nên lựa chọn loại chống mưa được
+ túi ngủ, chăn: nên chuẩn bị vì tối lạnh
+ áo mưa: áo mưa bộ thì mang thêm loại túi trùm cho Balô; còn không chọn loại cánh dơi cũng được, che được luôn Balô, có thể làm tấm trải hay che mưa trên lều..
+ đèn pin
+ nên sử dụng giày có độ bám tốt, phần vì giày cũ hư, phần vì chủ quan mình mang sandal dẫn đến bồ ếch hơi nhiều và phồng rộp chân.
+ mũ nón, khăn rằn (vừa che nắng, vừa chống lạnh)
+ quần áo: lưu ý cực gọn nhẹ, muốn không ở dơ thì mang thêm, muốn đi khỏe thì đừng mang, kinh nghiệm của mình thì mang thêm 1 áo thun + 1 quần lửng/đùi + đồ lót (2-3 cái..)
+ hộp quẹt, bếp cồn + cồn hoặc củi thông, cây mồi... Cung này không thiếu cây khô, nếu bạn mang theo đồ tươi hoặc nấu cơm thì nhớ chuẩn bị thêm đồ nhóm lửa. Dùng bếp cồn sẽ nhanh & đỡ tốn sức hơn.
+ Máy ảnh: nhớ bao bọc kỹ chống mưa và va đập
*Cung đường đi
Tối lên xe Phương Trang, dặn tài xế thả xuống ngã 3 Tà Hine (hồ Đại Ninh) : 220k/người giường nằm
Xuống ngã 3 Tà Hine, có thể ngồi uống 1 ly cafe, ăn tô mì gói rồi thuê xe ôm vào Tà Năng. Quán mở sáng đèn ở đối diện ngã 3 Tà Hine. Ở đây lưu ý thêm 1 chút, rừng tên là Tà Năng nhưng điểm xe máy có thể chở bạn đến & đi bộ là thôn Toa Cát, xã Đa Quyn.
5h sáng, Nhóm mình 4 người đi 2 xe ôm (2 người/xe) vào địa điểm bắt đầu đi bộ . Điện thoại anh Sơn xe ôm Tà Hine - 01634437939. Bạn nên nói là đi vào Toa Cát để đi bộ xuống Bình Thuận, có thể đưa hình của mình cho anh ấy để anh ấy nhớ ra là đến đoạn nào. 250k/xe 2 người.
*Một chuyến đi khá tuyệt vời với vẻ đẹp của núi rừng, được thả mình dưới biển. Các bạn có thể đi theo hành trình và hướng dẫn của mình hoặc người khác, tuy nhiên có 1 số điểm lưu ý cho các bạn: Đây là cung đường cần sức khoẻ & khó, đi rừng dễ lạc & không có gì đảm bảo cho an toàn của bạn, cân nhắc trước khi tham gia, và khi tham gia lưu ý giữ gìn vệ sinh, đừng lấy đi những gì ngoài những bức ảnh đẹp, đừng để lại gì ngoài những dấu chân.
Bài & Ảnh: Xuân Cường