Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Trống đồng - nhạc cụ chính của nghi lễ thiêng Đông Sơn

Cho đến ngày hôm nay, ở bất kể đâu trên thế giới còn thực hành nghi lễ Shaman (tín ngưỡng cầu cúng tổ tiên và thế giới tâm linh nguyên thủy) thì nhạc điệu từ các loại bộ gõ vẫn tạo ra âm thanh chủ đạo, tạo nhịp cho các nghi lễ đó.
04/05/2023 11:00
TS Nguyễn Việt

Cho đến ngày hôm nay, ở bất kể đâu trên thế giới còn thực hành nghi lễ Shaman (tín ngưỡng cầu cúng tổ tiên và thế giới tâm linh nguyên thủy) thì nhạc điệu từ các loại bộ gõ vẫn tạo ra âm thanh chủ đạo, tạo nhịp cho các nghi lễ đó. Kỳ này, tôi tập trung nói về vai trò chủ đạo của trống đồng như đỉnh cao của nhạc cụ thuộc bộ gõ trong nghi lễ shaman Đông Sơn.

1. Thuộc vào bộ gõ nguyên thủy là các vật dụng phát ra âm thanh khi va chạm bởi một vật khác. Trước khi có kim loại thì đá, tre nứa, gỗ, xương sừng động vật đều có thể tạo ra nhạc cụ gõ. Nghi lễ chủ đạo diễn ra trong thời kỳ phát triển của văn hóa Đông Sơn cách ngày nay hơn 2.000 năm trên đất nước ta cũng không đứng ngoài quy luật chung đó.

Theo như tư liệu hiện có, có thể xác nhận bộ gõ Đông Sơn gồm trống (đồng và da), chuông, chiêng, chũm chọe, xênh và một số nồi, chậu, đĩa, nắp thạp, đỉnh vạc ba chân có trang trí ở đáy… Bộ gõ Đông Sơn luôn đi cùng bộ nhạc cụ thổi, trong đó khèn và sáo, tiêu đã từng được khai quật và thấy mô tả trên đồ đồng Đông Sơn. Chưa thấy nhạc cụ thuộc bộ dây thời Đông Sơn.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Trống đồng - nhạc cụ chính của nghi lễ thiêng Đông Sơn - Ảnh 1.

Trống Đại Việt sớm với tượng voi, cóc và đặc biệt những con rồng Lý Trần chế ngự vành trang trí lớn nhất trên mặt trống. Truyền thống Đông Sơn tiếp tục trong nghi lễ Đại Việt. (Sưu tập Mai Sĩ Tất Thắng, TP.HCM)

Sau nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được lễ cảnh chính được mô tả trên những trống, thạp bằng đồng có giá trị nhất của văn hóa Đông Sơn (trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà, Cổ Loa, Khai Hóa, Drums Restaurant, Nguyễn Đình Sử… thạp Hợp Minh, Nguyễn Đại Dương) là một nghi lễ shaman với một trong hai nội dung: Lễ cầu mùa hoặc nghi lễ liên quan đến chiến tranh.

Trọng tâm của buổi lễ nằm ở trong ngôi nhà sàn mái cong có chim lớn đậu trên mái, nơi có cảnh múc và dâng "nước" (có thể là nước, rượu hay máu hiến tế…) đựng trong chiếc cốc đồng dâng lễ có hai tay cầm dài. Trong gian nhà sàn chính này, dù diện tích mô tả khá chật, nhưng đôi khi vẫn thấy người thổi khèn, đánh trống, quạt, người ngồi, kẻ quỳ dâng lễ, khiến tôi liên tưởng đến cảnh dâng lễ cho thủ lĩnh hoặc dâng lễ đến đại diện tâm linh tối cao (shaman, thày cúng) để cầu xin các đấng thánh thần, ma quỷ cao hơn.

Có hai tiểu cảnh trở nên rất ổn định trước và sau ngôi nhà sàn này: Phía trước là khoảng sân gồm một vũ đoàn hóa trang lông chim, cờ lau, tay cầm vũ khí đi theo tiếng khèn và nhạc chuông lục lạc nhỏ. Phía sau là một dàn trống 3 - 5 chiếc đặt theo chiều thẳng đứng, lọt dưới sàn. Người đánh trống đứng trên sàn dùng "dùi trống" như một chiếc chày nhỏ giộng xuống mặt trống, tạo ra nhịp chính cho toàn buổi lễ. Bên dưới sàn là cảnh kho thóc với hai người đâm cối giã gạo và một người sàng gạo chuẩn bị cho bữa ăn.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Trống đồng - nhạc cụ chính của nghi lễ thiêng Đông Sơn - Ảnh 2.

Ngôi nhà Đông Sơn với cảnh hai người ngồi đánh trống đồng và một người ngồi đánh trống da. Bên trong là mấy người ngồi dung muôi quả bầu múc rượu từ một chiếc ang lớn. Sưu tập CQK (California, Mỹ)

Cảnh tượng trong nhà giống như vậy đã được thể hiện qua một khối tượng bằng đồng hiện thuộc sưu tập CQK (California, Mỹ): Trong một ngôi nhà (có lẽ cũng là nhà sàn thiếu phần cột, bên dưới được đan như liếp tre) mô tả 8 người chia thành hai nhóm. Nhóm ngoài có ba người ở phía đầu nhà, nơi trên cột có hình một con chim giống loài chim cú vọ. Tại đây có hai dàn tre gác cao đặt hai trống đồng Đông Sơn theo chiều thẳng đứng và hai người ngồi vắt vẻo trên hai thanh tre buộc ngang làm ghế, một tay vịn cột, tay kia cầm dùi đánh theo kiểu "giã" vào mặt trống. Bên dưới là một người khác ngồi đánh trống da (như kiểu trống thùng gỗ hai mặt bọc da hiện nay).

Bên trong nhà là nhóm bốn người ngồi quanh một vò đựng nước (có thể là rượu) và một người hầu đứng phía sau. Cảnh trong nhà rõ ràng là một người đang dùng muôi quả bầu múc dung dịch từ một vò hình chậu để ở giữa, dâng lên người ngồi đối diện.

Cảnh tượng này cũng gợi cả hai khả năng là cảnh tiệc tùng dành cho quý tộc, thủ lĩnh hoặc là cảnh thực hiện nghi lễ cúng tế nào đó. Với dàn trống khá quy mô và long trọng ở phía đầu nhà, tôi nghiêng về nghi lễ shaman hơn là một yến tiệc thuần túy.

2. Quan sát kỹ từ khối tư liệu mỹ thuật Đông Sơn tôi nhận ra có hai cách đánh trống đồng trong nghi lễ.

Giai đoạn đầu, khoảng thế kỷ 5 - 4 trước Công nguyên xuất hiện những dụng cụ nấu nướng, đựng thức ăn bằng đồng có dấu hiệu được dùng làm nhạc cụ "gõ", trong đó điển hình là những nồi dáng trống. Khi ngửa những hiện vật này lên, chúng là một chiếc nồi nấu ăn. Nhiều chiếc còn cả vết muội lửa cháy ở đáy lan lên phần thân dưới của nồi. Khi úp miệng xuống, chính giữa đáy có hình tròn với các tia như dạng mặt trời. Không ít nhà nghiên cứu trên thế giới chủ trương trống đồng phát triển từ dạng bộ gõ kim loại kiểu lưỡng năng "nồi trống" như vậy. Nhiều nghi lễ cổ xưa có niên đại khoảng thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên ở vùng Đông và Đông Nam Á ghi nhận hiện tượng các đồ đựng dùng trong ăn uống và nghi lễ bị đập phá chôn trong những hố thiêng lớn, như thể những người hành lễ sau cơn say sưa sùng tín đã dâng hiến tất cả chúng cho thần thánh. Trong khung cảnh đó, đa số dụng cụ bằng đồng dùng để gõ tạo nhịp vang cho các điệu nhảy múa nguyên thủy được "ôm" bên người, tương tự cách mà chúng tôi quan sát được ở người Cơ Tu trong lễ đâm trâu, sau khi no say rượu thịt đã ôm cồng vừa đi vừa gõ nhịp nhảy múa.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Trống đồng - nhạc cụ chính của nghi lễ thiêng Đông Sơn - Ảnh 3.

Trống lùn kiểu gõ nằm ngang và trống cao kiểu gõ để đứng dọc (Sưu tập PhamHuyThong Museum và sưu tập Mai Sĩ Tất Thắng)

Có lẽ trống đồng được chế ra khi trở thành nhạc cụ nghi lễ chuyên nghiệp vào thời cực đỉnh của văn hóa Đông Sơn đã bao gồm cả hai loại hình: gõ ngang và gõ dọc. Kiểu "gõ ngang" gắn với nhóm trống lùn phân bố nhiều ở vùng núi trung và thượng nguồn sông Hồng. Loại "gõ dọc" như đã thấy trong các trống kể ở trên, tức trống đặt đứng, có đế thoát âm ở dưới, người đứng gióng dùi vào mặt trống, như cách giã cối vậy. Loại gõ dọc dáng cao hơn và phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và châu thổ ngã ba sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa).

Kiểu gõ dọc và gõ ngang dẫn đến chủ ý đúc hình trang trí trên mặt, thân tang trống khác nhau. Kiểu đánh trống dọc chú trọng nội dung trang trí chính trên mặt trống. Tại đây các nội dung chính của lễ nghi được trình bày, ngoài các băng chim (trên), hươu (dưới) thì ở giữa là hoạt động nghi lễ của con người. Phần thân, tang vẫn có thuyền và người hóa trang, nhưng được rạch chìm trong lòng khuôn đơn giản, không cầu kỳ như cách khắc chìm nổi như trên khuôn mặt trống.

Trái lại, đúc trống gõ ngang người xưa chú trọng trang trí ở phần tang và thân. Những lễ nghi chính được thể hiện ở tang và thân chứ không phải trên mặt trống.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Trống đồng - nhạc cụ chính của nghi lễ thiêng Đông Sơn - Ảnh 4.

Dàn trống Đông Sơn đánh theo kiểu gõ dọc từ trên xuống bên ngoài gian nhà sàn nghi lễ có cảnh người nâng cốc hai tai dài và trống da bên cạnh. Bản rập trống sưu tập Nguyễn Đình Sử (Hà Nội)

3. Chắc chắn, tôi sẽ còn trở lại câu chuyện trống đồng Đông Sơn nhiều lần nữa. Do khuôn khổ trang báo mỗi kỳ, tôi đành tạm dừng ở đây với một nhấn mạnh, rằng nhiều người nghĩ nghi lễ dùng trống đồng trong lễ nghi cầu cúng đã vắng bóng ở những vùng vốn đã phân bố dày đặc trống Đông Sơn trong thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ 3 đến thế kỷ 10 sau Công nguyên).

Về mặt khảo cổ học, hiện tượng này bộc lộ khá rõ. Tôi nghĩ, hiện tượng này có liên quan đến cuộc rút chạy của các thủ lĩnh Âu và Lạc Việt về vùng núi Thanh Nghệ, bắc Trường Sơn, Tây Nguyên cũng như tỏa rộng ra nhiều vùng lục địa, hải đảo Đông Nam Á. Trống đồng đã trở thành hiện tượng Đông Nam Á chính là từ làn sóng di chuyển về phương nam của quý tộc Âu, Lạc Việt. Họ đã hòa hợp với các quý tộc bản địa nơi họ mới đến để tạo ra bức tranh văn hóa lịch sử mang đậm màu sắc Đông Sơn sau Công nguyên.

Truyền thống Đông Sơn dưới ách thống trị của phương Bắc vẫn đậm đà trong các nghi lễ dân gian và ở các vùng miền núi. Đó là lý do khi đã giành độc lập, từ thế kỷ 10, trống đồng Đại Việt với phong cách hoa văn Lý - Trần, gắn tượng khối cóc lại tiếp tục phát triển, đến mức trở thành một nhạc cụ chính trong nghi lễ triều đình đời Trần khi đón tiếp sứ giả Nguyên Mông. Đó cũng là lý do tôi muốn đưa ra ở đây bộ trống đồng trong sưu tập Mai Sĩ Tất Thắng (TP.HCM), khi chủ nhân luôn nhận thức tính bất diệt của trống đồng Đông Sơn và may mắn khi anh có được những trống Đông Sơn điển hình, trống Đông Sơn thế kỷ 1 -3  sau Công nguyên có khắc chữ Champa cổ và cả chữ Hán ghi nhận cúng dường của Thái Phó Tô Hiến Thành và những trống Đại Việt sớm điển hình.

Nhiều nghi lễ cổ xưa có niên đại khoảng thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên ở vùng Đông và Đông Nam Á ghi nhận hiện tượng các đồ đựng dùng trong ăn uống và nghi lễ bị đập phá chôn trong những hố thiêng lớn, như thể những người hành lễ sau cơn say sưa sùng tín đã dâng hiến tất cả chúng cho thần thánh.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.