Người Việt Nam từng rất quen thuộc với trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ; từng nhớ những ghi chép trong cổ thư về phong tục gõ trống đồng báo hiệu khi nhà có việc… thì sẽ rất hứng thú khi đọc sách "Trống đồng Đông Nam Á" của tác giả Jacques de Guerny (NXB Tri thức).
Vừa qua, TS Nguyễn Việt và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã được đề nghị nghiên cứu và tổ chức cùng bà con thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) và xưởng đúc đồng Hồng Thắm (làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên) đúc lại trống đồng Sông Đà.
Cho đến ngày hôm nay, ở bất kể đâu trên thế giới còn thực hành nghi lễ Shaman (tín ngưỡng cầu cúng tổ tiên và thế giới tâm linh nguyên thủy) thì nhạc điệu từ các loại bộ gõ vẫn tạo ra âm thanh chủ đạo, tạo nhịp cho các nghi lễ đó.
Hôm 1/4, khi nghe tin một nhà sưu tầm cổ vật thông báo phát hiện dòng minh văn chữ Hán viết theo lối "khải" khá muộn trên mặt một trống đồng phong cách Đông Sơn, chúng tôi nghĩ ngay đây là "quà của Cá tháng Tư".
Khoảng năm 2018, một nhóm thợ rà phế liệu đã phát hiện trong tầng cát ven biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) mảnh của một mặt trống đồng Đông Sơn cỡ lớn, trên mặt còn nguyên một khối tượng cóc và một phần vành hoa văn chim mỏ dài bay ngược chiều kim đồng hồ.
Một sự kiện đáng chú ý vừa diễn ra vào cuối tuần qua, khi chúng ta có thêm 27 bảo vật quốc gia được chính thức công nhận. Như thế, sau 11 đợt công nhận (diễn ra thường niên kể từ năm 2012), chúng ta hiện đã có 265 hiện vật và nhóm hiện vật gắn với danh xưng này.
Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022 và Top 36 thí sinh của Vòng Chung kết cuộc thi đã trao tặng trống đồng cho Bảo tàng Quảng Ninh.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, các nhà khoa học Malaysia nhận định 8 chiếc trống đồng Đông Sơn, được phát hiện tại một số địa điểm quanh bán đảo Malaysia, đã lưu lại tại nước này trong thời gian giao thương từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên.
Ngày 4/4, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lào Cai cho biết: Để làm tốt công tác bảo quản, gìn giữ và phát huy tác dụng trong việc trưng bày sau này đối với trống đồng cổ nghìn năm tuổi và một số hiện vật khác vừa được phát hiện tại Lào Cai, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã lập tờ trình, trình cấp có thẩm quyền mời các chuyên gia chuyên ngành của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiến hành nghiên cứu, giám định một cách khoa học, chính xác.
Theo Trung tâm bảo tồn Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), các ngành chức năng đang tiến hành các thủ tục tiếp nhận, bảo quản một chiếc trống đồng cổ được người dân phát hiện khi đào móng nhà.
Bảo tàng tỉnh Điện Biên đã tổ chức tiếp nhận hiện vật là một chiếc trống đồng cổ mà theo đánh giá chuyên môn ban đầu, đây là trống đồng Hê-gơ 3, cách đây khoảng 2.000 năm, chưa rõ niên đại.
Trong khi cuốc đất làm nương sắn ở dốc đồi gần khe Huổi Hoa, anh Lò Văn Việt đã nghe thấy tiếng kêu vang. Bới đất ra, anh Việt phát hiện trống đồng.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất