Cái ăn của người Đông Sơn (kỳ 4): Cơm xôi Đông Sơn

Kết quả nghiên cứu từ các hạt gạo, thóc khảo cổ học do chúng tôi gom được từ các di tích, di vật Đông Sơn đã đưa ra một nhận định rất thú vị: Hầu như toàn bộ thóc lúa từ 4.000 năm đến khoảng 2.000 năm trước trong các địa điểm khảo cổ học Việt Nam đều có dạng hạt bầu (large type).
20/06/2024 09:28
TS Nguyễn Việt

Kết quả nghiên cứu từ các hạt gạo, thóc khảo cổ học do chúng tôi gom được từ các di tích, di vật Đông Sơn đã đưa ra một nhận định rất thú vị: Hầu như toàn bộ thóc lúa từ 4.000 năm đến khoảng 2.000 năm trước trong các địa điểm khảo cổ học Việt Nam đều có dạng hạt bầu (large type).

1. Cho đến cuối thế kỷ 20, về cơ bản, nghiên cứu phân loại thóc lúa trồng (loài Orisa Sativa) vẫn dựa vào kích thước loại hình chứ chưa có tiếp cận bằng genetic (gene). Chúng tôi chịu ảnh hưởng bởi cách phân loại có tính thuyết phục cao của giáo sư lịch sử nông học Nhật Bản Todayo Wantabe: dựa vào những phát hiện dấu tích lúa trong các di tích khảo cổ học có niên đại chắc chắn.

Theo đó, ông chia lúa trồng ra làm ba loại hình chính tương ứng với tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng hạt thóc hay gạo: Dạng hạt tròn (round type), dạng hạt bầu (large type) và dạng hạt dài (slinder type). Dạng hạt tròn tương ứng với dạng japonica (lúa phương Bắc), nhiều nhựa, dạng hạt dài tương ứng dạng indica (lúa phương Nam) ít nhựa và dạng trung gian là loại hạt bầu (japonica-like). Lúa nếp Việt Nam thuộc dạng hạt bầu này trong khi lúa tẻ hay lúa "ma" thuộc dạng hạt dài.

Cái ăn của người Đông Sơn (kỳ 4): Cơm xôi Đông Sơn - Ảnh 1.

Vết in lúa nếp bên trong chiếc trống đồng phát hiện ở Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Sưu tập CQK (California, Mỹ)

Như vậy, hóa ra thói quen ăn nếp và luôn dùng nếp như một món ăn dành cho tổ tiên khi cúng (xôi, oản, các loại bánh trưng, dày…) có nguồn gốc xa xưa rất chân thực.

Tôi muốn các bạn dừng lại ít phút để cùng ngắm nghía một trong hàng trăm bức ảnh tôi chụp từ vết in những giạ lúa còn hằn lại rõ nét đến từng sợi gân, râu lúa trong lòng một trống đồng Đông Sơn. Đối với các nhà nông học, đây là hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng của nếp nương hiện còn thấy phổ biến trong nhiều dân tộc miền núi Việt Nam.

Cùng với những hình khắc trên trống, thạp đồng và các hiện vật khai quật trực tiếp từ các khu mộ táng Đông Sơn thì chu trình từ ruộng lúa đến bữa cơm xôi Đông Sơn đã hiện ra rất gần gũi: Lúa nếp trồng đại trà ở những chân ruộng phù sa tốt nhất trong điều kiện cho phép giữa tương quan dân số và đất lúa. Chân ruộng phù hợp để duy trì lúa nếp trong các làng bản luôn là các chân ruộng ven làng. Đấy là loại thế đất ruộng không quá thấp để bị ngập nước nhưng cũng không quá cao để luôn giữ được độ ẩm quanh năm. Nhưng quan trọng nhất, ruộng ven làng là nơi luôn nhận được chất thải hữu cơ do dân cư, gia súc trong làng đổ ra như một dạng phân hữu cơ tuần hoàn nuôi dưỡng đất nếp.

 Lúa chín theo mùa (lúa mùa) ở nước ta muôn thuở là mùa Thu nhờ những cơn mưa trời Hè Thu tưới tắm. Và Rằm Trung Thu chính là Tết lúa mới đó với cốm non và các nghi lễ kèm theo gắn với Chị Hằng, Chú Cuội…

"Hóa ra, thói quen ăn nếp và luôn dùng nếp như một món ăn dành cho tổ tiên khi cúng có nguồn gốc xa xưa rất chân thực" - TS Nguyễn Việt.

2. Trong bộ đồ đồng Đông Sơn có một bộ dao cắt lúa làm bằng những phiến đồng mỏng có hai lỗ buộc dây, hoặc hay quai đồng đúc liền để xỏ vừa ngón tay cái. Nhiều dao hái được trang trí rất đẹp. Xin đừng đơn giản xếp bộ dụng cụ này vào bộ đồ nông cụ sản xuất của người trồng lúa Đông Sơn. Thực nghiệm cắt lúa với những dao này thì cả ngày chỉ được chục cân lúa mà thôi. Quan sát nghi lễ tâm linh về tín ngưỡng thờ Mẹ Lúa, có thể nhận ra hậu duệ của những dao này ở nhiều nhóm dân tộc trồng lúa miền núi nước ta.

Cái ăn của người Đông Sơn (kỳ 4): Cơm xôi Đông Sơn - Ảnh 3.

Bộ dụng cụ dùng trong nghi lễ cắt bông cúng lúa mới (Sưu tập Bảo tàng Phạm Huy Thông, Kim Bôi, Hòa Bình)

Ở người Mường, thời Colani nửa đầu thế kỷ 20, các thày Mo, bà Mỡi hay các bà mẹ trong các gia đình Mường vẫn dùng một loại dao cắt lúa nhỏ gọi là "nái tọm" (hái tóm, túm). Lưỡi các dao này chỉ nhỏ như nửa lưỡi dao cạo râu, được gài trong khe một cán gỗ đẽo hình chim có dây móc vào cổ tay hoặc một ván gỗ nằm ngang  vừa chỗ đặt hai ngón tay giữa và ngón tay trỏ khớp với ngón tay cái đủ để "ngắt" được từng bông lúa một.

Hiện tại, chúng tôi chưa thể kết luận chắc chắn người Đông Sơn thu hoạch lúa đại trà bằng cách nào. Vài lưỡi liềm đồng phát hiện ở Gò Mun và Gò Chiền Vậy không đủ thuyết phục cho năng xuất thu hoạch hàng tấn thóc mỗi đầu người hàng năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm lý giải hiện tượng này.

Cái ăn của người Đông Sơn (kỳ 4): Cơm xôi Đông Sơn - Ảnh 4.

Hình ảnh rất quen thuộc trên đồ đồng Đông Sơn: Nhà kho có hình các “giạ lúa” nằm ngang và cạnh đó là ba người giã, sàng thóc cùng chim, gà nhặt thóc rơi vãi. Bản rập hoa văn thạp Đào Thịnh (Yên Bái) của tác giả

Tuy nhiên, lúa thuộc loại cọng dai như lúa nếp, thu hoạch được bó thành từng giạ khoảng 2kg một, mang về gác bếp, ăn đến đâu mới mang xuống tãi ra "đuống" - một nửa thân cây khoét rỗng, dùng chân đạp cho thóc rời khỏi thân rạ mới đem vào cối giã tách vỏ trấu khỏi hạt rồi dùng sàng xảy tách phần vỏ trấu ấy ra, mới có những hạt gạo sẵn sàng đồ thành cơm xôi !

Khảo cổ học ghi nhận được những "giạ" lúa như vậy, còn nguyên cọng lúa và vỏ trấu lẫn râu thóc như hình in trong lòng trống đồng mà tôi đã nói ở phần trên. Hình ảnh những "giạ" lúa bó thành các "cum" trông như những chiếc nơm gà thu nhỏ hay lọ mực học sinh được thể hiện trên một trống đồng của người Đông Sơn Tây Âu, mô tả đoàn người đội các giạ lúa đó trên đầu mang đến nhập vào một nhà kho.

Cái ăn của người Đông Sơn (kỳ 4): Cơm xôi Đông Sơn - Ảnh 5.

Hình khắc trên trống đồng thuộc nhóm Đông Sơn Tây Âu thuộc Điền khai quật ở Vân Nam (Trung Quốc) mô tả cảnh chuyển lúa vào kho, trong đó hàng bên dưới là những người đội các “giạ” lúa trên đầu

 Những nhà kho chứa các hình "giạ" lúa như vậy thường bắt gặp trên mặt trống hay trên thân thạp đồng Đông Sơn, thường hiện diện bên cạnh cụm hình ba người đứng giã lúa, sàng xảy gạo cùng đàn gà nhặt thóc - những cảnh tượng rất quen thuộc còn thường bắt gặp ở Tây Nguyên đến tận những năm tháng gần đây.

3. Người Mường hoặc một số nhóm Thái, Lào…vẫn lưu giữ nếp văn hóa lúa gạo rất gần với người Đông Sơn. Đó là dùng các nồi hông đun nước xôi tạo hơi để làm chín gạo nếp trong các "chõ" hấp đậy kín bên trên. Quả là hiếm khi khảo cổ học Việt Nam bắt gặp những nồi đồng hay nồi đất có tầng "cơm cháy" ở đáy, thay vào đó là những nồi đất hai tầng với rìa ngăn ở giữa để đỡ một vỉ tròn đan bằng tre nứa hoặc những chiếc "chõ" gốm đáy thủng nhiều lỗ, tương tự bộ "ninh", "ớp" của người Mường gần đây còn sử dụng.

Cái ăn của người Đông Sơn (kỳ 4): Cơm xôi Đông Sơn - Ảnh 7.

Ảnh bên phải: Toàn cảnh ngôi mộ Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh) có bộ đồ gốm chôn theo với chiếc nồi hấp dạng “chõ” (chiếc lớn nhất bên rìa trái). Ảnh bên trái: Đặc tả ảnh và bản vẽ chiếc “chõ” gốm trong mộ (Sưu tập Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội)

Cơm xôi nếp làm theo cách này rất tiện sử dụng. Sau khi dỡ xôi đã chín để ngoài trời một lát là xe hạt, dùng tay bốc ăn không dính. Xôi có thể mang theo người ăn cả ngày trên rừng hay ngoài đồng. Thìa, đũa cá nhân đã gần như vắng bóng trong bộ đồ ăn Đông Sơn có lẽ xuất phát từ thói quen ăn nếp đồ, hấp thế này.

Sau này tôi sẽ nói về bộ đồ ăn khá phong phú dùng trong nghi lễ, yến tiệc Đông Sơn, sẽ thấy những chiếc muôi múc… nhưng đó không phải là dụng cụ ăn uống cá nhân.

Buổi "rì rầm" hôm nay phải tạm dừng. Tôi xin kể tiếp về chuyện ăn uống Đông Sơn trong những thứ Năm tuần sau.  

"Thì thầm với Mẹ Lúa"

"Vào một ngày trước khi gặt lúa đại trà, thày mo, mẹ Mỡi hay các bà già trong mỗi gia đình ra ruộng làm lễ cúng, thì thầm với Mẹ Lúa xin lúa về để thờ. Những dao nhỏ được dùng để Mẹ Lúa không bị đau khi họ cắt những cọng lúa chín sớm đầu tiên về cúng, mong một vụ mùa bội thu và mùa sau may mắn".

(Còn tiếp)

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.