Ăn ít hay ăn nhiều sống lâu hơn? Câu trả lời chính xác nhất của chuyên gia, đừng để lầm tưởng làm hại cả đời!
Ăn đúng, ăn đủ giúp bạn tăng thêm 10-20 năm tuổi thọ. Bạn có biết không?
Trước đây, vấn đề ăn uống chỉ là để no bụng, nhưng hiện nay với mức sống vật chất ngày càng nâng cao, người ta còn ăn để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, thứ hai là trong các trường hợp chung vui cùng bạn bè, gia đình.
Mỗi người sẽ có một thói quen ăn uống khác nhau, có người ăn nhiều, có người ăn ít, có người ăn thanh đạm, có người ăn rất nhiều dầu mỡ. Trên thực tế, những thói quen này đều sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe mỗi người.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc giảm chế độ ăn uống có thể đạt được hiệu quả kéo dài tuổi thọ của động vật ở một mức độ nhất định. Việc hạn chế ăn uống ở đây không có nghĩa là con người phải giảm lượng ăn hay bỏ bữa, mà phải ăn đúng cách, ăn ngày ba bữa và ăn vừa đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể, không nên quá no hay quá đói.
Mối quan hệ giữa lượng thức ăn và tuổi thọ
Trong cuộc sống hàng ngày, những người có khẩu vị tốt sẽ ăn rất nhiều thức ăn mỗi ngày, họ sẽ không kén ăn, do đó họ có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và điều này cũng rất có lợi. Nhưng mặt khác, nếu ăn quá nhiều hơn bình thường, bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, thậm chí tạo gánh nặng cho dạ dày, về lâu dài có thể gây hại cho dạ dày, gây ra hàng loạt hệ lụy về sau.
Nói về phương diện ăn uống thì có một vấn đề rất nóng được mọi người vô cùng quan tâm, đó là nên ăn nhiều hay ăn ít? Người ăn ít sống lâu hơn hay người ăn nhiều sống lâu hơn?
Câu trả lời cho câu hỏi này thực ra cũng không rõ ràng lắm. Nhưng có điều chắc chắn đó là mọi người không nên ăn "quá nhiều".
Các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra một nghiên cứu tương ứng. Các chuyên gia đã chuẩn bị 200 con chuột để thí nghiệm và quan sát tình trạng tuổi thọ của những con chuột theo lượng thức ăn của chúng.
Trong thí nghiệm, 4 nhóm A, B, C, D được thành lập, nhóm A không có bất kỳ hạn chế nào về chế độ ăn uống hàng ngày, tức là chúng có thể lấy nước và thức ăn theo ý muốn. Trong thí nghiệm của nhóm B, lượng thức ăn hấp thụ vào được kiểm soát ở một mức độ nhất định và chế độ ăn chỉ được duy trì hai lần một ngày và không được cho ăn gì sau 4 giờ chiều.
Kết quả chứng minh rằng việc hạn chế calo trong thời gian dài có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa trong cơ thể con người và cải thiện thể chất, nhưng không thể nói là kéo dài tuổi thọ. Liên quan đến vấn đề kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần một thời gian dài để chứng minh, đồng thời cải thiện thói quen sống.
Đối với con người, tuổi tác lớn dần thì khả năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể cũng sẽ dần kém đi, khả năng trao đổi chất của các cơ quan và mô khác nhau trong cơ thể cũng sẽ có biểu hiện giảm sút, do đó lượng thức ăn tiêu thụ cũng cần phải thay đổi.
Hơn nữa, khẩu phần ăn của người cao tuổi nên càng thanh đạm càng tốt, chỉ có ăn nhạt, giảm lượng đường và chất béo thì mới có thể bảo đảm được sức khỏe luôn ổn định. Cho dù là ăn nhiều hay ăn ít, đều có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, chúng ta cần phải căn cứ vào độ tuổi và thể chất mới có thể xây dựng một kế hoạch ăn uống hợp lý.
Người cao tuổi nên duy trì những nguyên tắc ăn uống nào?
1. Ăn nhiều trái cây
Vì vấn đề về răng miệng, nên nhiều người cao tuổi không thích ăn trái cây, họ cảm thấy nó quá cứng và lạnh, ăn không thoải mái, nhưng trái cây lại là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất lớn.
2. Tập thể dục nhiều hơn sau bữa ăn
Ăn xong không được nằm ngay hay ngồi làm việc, mà phải đứng dậy đi bộ. Người xưa có câu: "Sau khi ăn cơm, đi bộ trăm bước, sống đến chín mươi chín tuổi." Tuy nhiên, cũng không được vận động quá mạnh sau khi ăn, vì vận động mạnh sẽ khiến hệ tiêu hóa ngừng hoạt động, ngược lại sẽ gây khó tiêu.
3. Bổ sung đủ chất xơ
Chức năng của đường tiêu hóa của người trung niên và cao tuổi thường sẽ bị giảm sút, dễ gây táo bón. Do đó nên hấp thụ nhiều chất xơ hơn trong giai đoạn này. Chất xơ không những có tác dụng giảm táo bón mà còn giúp phòng ngừa cao huyết áp, xơ cứng động mạch và tiểu đường.
Ngoài ra, tuổi thọ của con người còn chịu ảnh hưởng của những phương diện sau đây.
Nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ
1. Di truyền
Tuổi thọ tự nhiên của một người được xác định bởi tính di truyền và được thiết lập trước khi sinh. Nếu gia đình có tiền sử bệnh di truyền, khiếm khuyết di truyền, thì người thân cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Và nếu một gia đình có tiền sử trường thọ, thì người thân cũng sẽ có cơ hội sống lâu hơn người bình thường.
2. Môi trường sống
Ở Trung Quốc có 2 nơi được mệnh danh là "thị trấn trường thọ", một là Tân Cương, hai là ở Ba Mã, Quảng Tây. Những nơi này đều nằm ở những khu vực tương đối xa xôi, cách xa nơi các thành thị phồn vinh của Trung Quốc, không khí và đất hầu như đều không bị công nghiệp làm cho ô nhiễm. Người dân ở đây thậm chí còn có thể uống trực tiếp nguồn nước từ tự nhiên.
3. Ăn uống lành mạnh
Thức ăn nhanh hiện đang bành trướng thị trường toàn cầu. Con người hiện đại đã không còn đủ kiên nhẫn để nấu một món ăn ngon đủ chất nữa. Phổ biến nhất là các món thức ăn nhanh, tiếp theo là các món ăn yêu thích như lẩu và thịt nướng. Chế độ ăn uống mất cân bằng lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuối cùng là tuổi thọ giảm sút. Do đó, hãy hạn chế ăn thức ăn nhanh, thay vào đó là luôn trữ vài loại rau và trái cây ở nhà để dùng.
Một chế độ ăn uống lành mạnh chính là mỗi ngày chỉ nên ăn no 70%, như vậy sẽ không tạo gánh nặng cho dạ dày, đồng thời cũng cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cơ thể, không ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm soát chế độ ăn, bạn còn cần phải chú ý xem mình có giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn hay không. Nếu bạn giảm hơn 10% trọng lượng trong một thời gian ngắn, thì bạn cần đi khám bác sĩ để xin lời khuyên ngay.