Vì sao gốm Chăm được đề cử cho danh hiệu Di sản Thế giới?

Tuần qua, hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Như vậy, chúng ta đang đứng trước cơ hội lần đầu tiên có một nghề thủ công truyền thống được UNESCO vinh danh.
26/03/2019 07:40

(Thethaovanhoa.vn) - Tuần qua, hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Như vậy, chúng ta đang đứng trước cơ hội lần đầu tiên có một nghề thủ công truyền thống được UNESCO vinh danh.

Trình UNESCO hồ sơ 'Nghệ thuật Xòe Thái' và 'Nghệ thuật làm gốm của người Chăm'

Trình UNESCO hồ sơ 'Nghệ thuật Xòe Thái' và 'Nghệ thuật làm gốm của người Chăm'

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ "Nghệ thuận Xòe Thái" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Và, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: di sản của gốm Chăm là gì? Vì sao cần phải bảo vệ khẩn cấp?

May vì vẫn… “bảo thủ”

Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận). Trong đó, tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa.

Chú thích ảnh
Tam vị Trimuti (Brahma - Vishnu - Shiva) của gốm Bàu Trúc

Về cơ bản, loại gốm này được sản xuất thủ công qua nhiều công đoạn như đập đất, sàng đất bỏ sỏi, ngâm đất sét mịn, trộn cát... Việc chế tác hoàn toàn bằng tay, nghệ nhân tự đi giật lùi quanh bàn chế tác tạo hình gốm, không dùng bàn xoay như hầu hết các làng gốm khác. Do đi quanh chế tác, cách vuốt gốm của nghệ nhân Chăm là vuốt thẳng, khác với cách vuốt ngang ở các làng gốm có sử dụng bàn xoay.

Gốm được xử lý bề mặt, trang trí, chỉnh sửa, phơi khô và sắp xếp thành đống, tủ rơm củi nung lộ thiên trong khoảng 6-8 tiếng, tùy dòng sản phẩm. Đặc biệt với một số sản phẩm mỹ nghệ, nghệ nhân còn sử dụng một số cách tạo màu tự nhiên như rưới, phun nước hạt điều, nước cây thị - trong khi loại tượng nghệ thuật lại có thể được om trấu hoặc củi để tạo những vết loang đen do khói lửa.

Đất sét làm gốm Bàu Trúc được lấy từ lưu vực sông Quao (Ninh Phước, Ninh Thuận), nơi được cho là có độ dẻo cao, phù hợp với cách làm gốm truyền thống này. Thực tế việc thử dùng đất sét những nơi khác lại không cho nhiều thành phẩm an toàn, có độ bền như Bàu Trúc.

Việc nung lộ thiên (không dùng lò kín) như hầu hết các làng gốm khác tạo nên sự khác biệt, khi nhiệt độ cho gốm Bàu Trúc chỉ dao động khoảng 800 độ C. Do đó, đặc trưng của gốm Bàu Trúc là không có men tráng, dẫn đến chuyện các sản phẩm không giữ nước và ngấm nước.

Chú thích ảnh
Nghệ nhân đi vòng quanh và vuốt thẳng để làm gốm

Một đặc trưng quan trọng của gốm Chăm là thế giới tâm linh tín ngưỡng, phong tục, văn hóa Chăm thể hiện qua gốm. Ở Bàu Trúc, chúng ta dễ dàng bắt gặp dáng hình và điệu múa mềm mại của nàng tiên thịnh vượng Apsara, vũ điệu thần Shiva qua tượng hoặc phù điêu, các kiểu sinh thực khí linga-yoni, cặp bình đực-cái, điệu múa Chăm, nghệ nhân chơi kèn saranai… cùng những tác phẩm mô phỏng đời sống văn hóa tâm linh khác.

Cần nói rõ, không hẳn nghệ nhân Chăm không biết đến những phương thức sản xuất hiện đại, như việc dùng bàn xoay để giảm sức người hoặc nung trong lò kín. Thực tế, ở làng Bàu Trúc hiện tại đã có một vài hộ đầu tư lò nung, nhưng dường như lò nung chỉ giải quyết được câu chuyện thời tiết của nung lộ thiên, chứ nhiệt độ nung vẫn không khác nhiều.

Gốm thành phẩm vẫn là gốm non, mộc, không men. Nghĩa là người Chăm tương đối “bảo thủ” trong sản xuất. Chính điều này giúp gốm Bàu Trúc tồn tại được cách làm xa xưa, phần nào giữ được bản sắc gốc. Và, đó là một điều may.

Chú thích ảnh
Đốt gốm lộ thiên theo cách truyền thống

Thách thức trước mắt

Nghệ thuật làm gốm Chăm có tính trình diễn, cần được đặt trong một không gian sống, kiến trúc thuần Chăm. Tiếc là hiện nay, những ngôi nhà truyền thống Chăm không còn nhiều, thay vào đó là nhà tường cấp 4.

Nếu việc quy hoạch quản lý cẩn trọng, có lẽ không gian truyền thống nên được khuyến khích giữ lại. Không gian truyền thống là phông nền cho nghệ thuật gốm.

Từ khoảng năm 2000, gốm mỹ nghệ Chăm bước vào giai đoạn phát triển xôm tụ nhất, khi các hộ làm gốm có thể sống với nghề. Nhưng, vài năm gần đây, gốm Chăm đang trong giai đoạn thoái trào. Điều này đến từ việc mẫu mã không còn mới, đặc trưng sản xuất giữa các lò dần phai nhạt, nghệ nhân sản xuất không có đơn hàng thường xuyên và thường bị thị hiếu của khách hàng bình dân chi phối.

Chú thích ảnh
Gia tăng các yếu tố văn hóa đặc thù như chữ viết, biểu tượng Aumkar, hoa Champa… là một cách mở rộng truyền thống

Thực tế, giá bán gốm Chăm Bàu Trúc cũng đang tương đối rẻ. Để nghệ nhân có thể sống được bằng nghề thì phải làm rất nhiều, nên chất lượng sa sút. Do đó, việc thống kê số lượng các hộ gốm trên số liệu sổ sách có thể đông, nhưng thực tế nhiều hộ vẫn xem gốm là công việc làm thêm, làm tay trái.

Nhiều nghệ nhân phải tranh thủ đi hái cà phê, làm phụ hồ, thợ xây… để trang trải cuộc sống. Do vậy, tại Bàu Trúc, người trẻ theo nghề cha ông là việc khó khăn. Nhất là khi, nghề này đòi hỏi thời gian học nghề và rèn luyện rất lâu.

So với các dòng gốm khác như Bát Tràng, Chu Đậu, Lái Thiêu, Biên Hòa… gốm Bàu Trúc chưa được phổ biến ngay cả trong nước, dù có giá trị và đặc trưng riêng. Tuy nhiên, gốm Chăm không nhất thiết phải chạy theo những tiêu chuẩn của các dòng gốm khác, mà cứ phải là chính nó, với câu chuyện của nó. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, gốm Chăm thuần thủ công, tưởng chừng thô sơ, lại là một thế cạnh tranh, nếu truyền thông và nhận diện đúng.

Xuân Huy

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.