Vì COVID-19, thị trường nghệ thuật sẽ chuyển sang mô hình 'ảo'

Khi dịch Covid-19 tấn công thị trường nghệ thuật Hong Kong (Trung Quốc), hậu quả của nó được cho là sẽ tác động tới toàn thế giới chứ không chỉ ở châu Á. Nhưng dù gây phiền hà cho các mô hình kinh doanh cũ, cơn khủng hoảng này lại có thể đẩy thị trường nghệ thuật tiến vào thế giới ảo.
12/03/2020 07:55

(Thethaovanhoa.vn) - Khi dịch Covid-19 tấn công thị trường nghệ thuật Hong Kong (Trung Quốc), hậu quả của nó được cho là sẽ tác động tới toàn thế giới chứ không chỉ ở châu Á. Nhưng dù gây phiền hà cho các mô hình kinh doanh cũ, cơn khủng hoảng này lại có thể đẩy thị trường nghệ thuật tiến vào thế giới ảo.

2014 là năm thị trường nghệ thuật 'hái ra tiền'

2014 là năm thị trường nghệ thuật 'hái ra tiền'

Năm 2014 được coi là năm "hái ra tiền" từ các tác phẩm nghệ thuật với doanh thu kỷ lục đạt 15,2 tỷ USD.

Cho đến giờ, Hong Kong vẫn là “cửa ngõ” cho thị trường nghệ thuật châu Á - vốn đang phát triển. Người mua và người bán đã biến nơi này thành một trung tâm nghệ thuật lớn. Hiện cùng với New York và London, Hong Kong là trung tâm của nghệ thuật đương đại và hiện đại trên thế giới. Đồng thời, Trung Quốc, Mỹ và Anh chiếm hơn 80% tổng doanh số nghệ thuật toàn cầu.

Các hãng đấu giá truyền thống loay hoay

Người ta có thể thấy điều này qua số liệu của các nhà đấu giá nổi tiếng tại đây như Sotheby's và Christie’s.

Sotheby's là hãng đấu giá quốc tế đầu tiên tổ chức các cuộc đấu giá ở Hong Kong vào năm 1973 và tại Trung Quốc đại lục vào năm 2012. Tháng 6 năm ngoái, công ty được ước lượng có giá 3,7 tỷ USD sau 31 năm.

Năm 2019, Sotheby’s đã thu về được 4,8 tỷ USD từ hơn 400 cuộc đấu giá. Các cuộc đấu giá ở châu Á của hãng này đạt 939 triệu USD - mà theo Sotheby’s đã giúp hãng này chiếm 16% thị phần so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Christie’s. Trong đó, món hàng có giá trị cao nhất là một chiếc bình thủy tinh tráng men Bắc Kinh 300 năm tuổi, đạt giá 26,4 triệu USD tại cuộc đấu giá ở Hong Kong hồi tháng 10/2019.

Chú thích ảnh
Chiếc bình thủy tinh tráng men Bắc Kinh 300 năm tuổi, đạt giá 26,4 triệu USD tại cuộc đấu giá của Sotheby’s ở Hong Kong (Trung Quốc) hồi tháng 10/2019

Trong khi đó nhà đấu giá Christie’s từ năm 1998 đã thuộc về sở hữu của một công ty cổ phần do tỷ phú người Pháp Francois-Henri Pinault điều hành. Tổng số phiên đấu giá và các cuộc mua bán riêng của họ đã thu về được 5 tỷ USD trong năm 2019, trong khi doanh thu năm 2018 là 7 tỷ USD.

Trong nhiều thập kỷ, hai hãng đấu giá này đã trở thành nơi dành cho nghệ thuật cao cấp. Cả người bán và người mua đều hầu như không có lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, giờ đây một danh sách ngày càng dài các sự kiện nghệ thuật bị hủy bỏ do dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường nghệ thuật châu Á “ảm đạm”.

Trước tiên, Hội chợ Nghệ thuật Basel (dự kiến diễn ra tại đây vào tháng 2) phải hủy bỏ. Sau đó là Liên hoan nghệ thuật Hong Kong cũng buộc phải dừng lại, trong khi các nhà đấu giá Christie's và Bonham's đã lập kế hoạch dự phòng và hoãn các cuộc đấu giá. Thậm chí, một số cuộc đấu giá của nhà Sotheby’s đã được chuyển đến New York.

Gần nhất, cuối tháng 2, nhà đấu giá Sotheby’s đã gửi “lịch sửa đổi” của hãng này cho các phiên đấu giá mùa Xuân. Một số cuộc đấu giá bị hoãn và một số cuộc đấu giá khác đã được chuyển đến New York.

Chú thích ảnh
Một phiên đấu giá tại hãng Sotheby’s

Bám sát ưu thế của mạng xã hội

Nhưng Kathryn Brown, nhà sử học nghệ thuật đồng thời là chuyên gia quốc tế về thị trường nghệ thuật, thì lạc quan hơn. Bà nói: “Thị trường nghệ thuật rất đặc biệt. Nó có thể sống sót sau thảm họa, một phần bởi không phụ thuộc vào các dây chuyền sản xuất như những ngành công nghiệp”.

“Đó là một một mạng lưới toàn cầu khổng lồ và mỗi phần khác nhau của mạng lưới đó lại có thể hoạt động để hỗ trợ các phân khúc khác. Với các hãng đấu giá cũng vậy” - Kathryn Brown phân tích thêm.

Theo Brown, những phát triển của hệ thống mạng xã hội đang khiến cho sự độc quyền toàn cầu của Christie’s và Sotheby’s đang ngày càng mất dần, đặc biệt là ở giai đoạn khủng hoảng này.

Trước đó, trong nhiều năm, các hãng đấu giá lớn thường tổ chức các cuộc đấu giá xung quanh một lịch trình mùa Xuân và mùa Thu. Sau đó, các hãng này đã hiểu được tầm quan trọng của mạng xã hội, “bám sát” người mua trực tuyến và thậm chí chỉ tổ chức các cuộc đấu giá trực tuyến.

Gần đây, các hãng đấu giá này đã cố gắng thu hút lượng khách hàng lớn hơn bằng cách sắp xếp thời gian bán hàng của họ trùng với các hội chợ và sự kiện nghệ thuật lớn. Nhận thấy các “chiêu” bán hàng này có hiệu quả, các hãng đấu giá tiến hành các “chiến dịch” một cách nghiêm túc hơn. Các phòng trưng bày đang được giới thiệu khắp toàn cầu qua online, biến tên các hãng đấu giá thành những thương hiệu dễ nhận biết và đáng tin cậy.

Song song với hướng phát triển này, những nhược điểm quanh việc mua nghệ thuật trên mạng cũng đang được khắc phục. “Ngày càng có nhiều tác phẩm nghệ thuật được bán trên mạng. Những sản phẩm này được các đại lý bán thông qua các hình ảnh nén rất chuẩn. Mọi người đầu tư trên cơ sở những gì họ thấy ở dạng kỹ thuật số” - Brown nói.

Thực tế, do triển lãm vừa qua bị hủy bỏ, Art Basel đã công bố ra mắt một "phòng xem trực tuyến" trong đó có nhiều tác phẩm nghệ thuật và cung cấp quyền truy cập sớm cho các khách hàng VIP.

Chú thích ảnh
Khách tham quan ngắm các bức tranh của nghệ sĩ Đức Jonathan Meese tại Hội chợ Art Basel ở Hong Kong hồi năm 2019

Đấu giá nghệ thuật online sẽ phát triển?

Những "không gian ảo" như vậy - cùng với việc các phòng trưng bày ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng - đang thúc đẩy việc kinh doanh nghệ thuật phát triển theo một hướng mới. Dù còn đang ở thời kỳ sơ khai, những mô hình như vậy rất linh hoạt, có chi phí vận hành thấp hơn và phạm vi tiếp cận rộng hơn nhiều so với các nhà đấu giá hoặc phòng trưng bày thông thường. Các doanh nghiệp sẽ ít phụ thuộc vào những người đến với họ mà chỉ cần học cách khai thác công nghệ mới đúng cách.

Hồi tháng 3/2019, phòng trưng bày Gagosian (Mỹ) đã bán một bức tranh từ năm 1988 của nghệ sĩ người Đức Albert Oehlen với giá kỷ lục 6 triệu USD. Đáng nói, tác phẩm này đã được bán tại ngay phòng trưng bày "trong vòng 3 giờ kể từ khi được giới thiệu và người mua không hề thấy tác phẩm trực tiếp”. Điều này cho thấy một tín hiệu rõ ràng rằng, người mua sẵn sàng mua trực tuyến những thứ mà họ chưa bao giờ thấy trực tiếp.

Thị trường nào cũng không muốn rơi vào tình trạng bất ổn và sự bùng phát của dịch Covid-19 đang lan rộng khắp thế giới có thể khiến các hãng đấu giá truyền thống thay đổi mô hình kinh doanh của mình. Một cách tất yếu, nhiều cuộc đấu giá nghệ thuật cao cấp hơn sẽ buộc phải diễn ra trên mạng. Và rất có thể đại dịch Covid-19 sẽ mang lại sự thay đổi thực sự cho mô hình kinh doanh nghệ thuật, khi cho phép người mua có thể mua trực tuyến từ bất cứ đâu trên thế giới.

Theo bà Brown, các phòng bán đấu giá tác phẩm nghệ thuật theo mô hình truyền thống có thể suy yếu nhưng không mất đi. Chúng vẫn quan trọng để người ta kết nối, gặp gỡ các đại lý, vun đắp mối quan hệ và có thể ngắm sản phẩm tận mắt.

Việt Lâm (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Những bài học từ “Giáng sinh yêu thương” của đại văn hào người Anh Charles Dickens

Những bài học từ “Giáng sinh yêu thương” của đại văn hào người Anh Charles Dickens

Những triết lý sống được đại văn hào Charles Dickens gửi gắm qua tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày nay - sống đẹp không bao giờ là quá muộn.

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.