Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn

Không ít nhà nghiên cứu có thể hình dung được rằng, trong khung cảnh văn hóa tiền sơ sử thời Đông Sơn 2.500 năm trước, tổ tiên ta đã từng chế tạo và sử dụng khá phổ biến chất liệu sợi tơ tằm và dệt nên những tấm lụa rất mịn mỏng.
27/04/2024 07:41
TS Nguyễn Việt

Không ít nhà nghiên cứu có thể hình dung được rằng, trong khung cảnh văn hóa tiền sơ sử thời Đông Sơn 2.500 năm trước, tổ tiên ta đã từng chế tạo và sử dụng khá phổ biến chất liệu sợi tơ tằm và dệt nên những tấm lụa rất mịn mỏng dùng trong trang phục và tạo nền cho những sản phẩm sơn then cao cấp. Và buổi "rì rầm" hôm nay, tôi dành cho những bất ngờ ấy khi phát hiện nhiều bằng chứng khảo cổ cụ thể về tơ lụa Đông Sơn.

1. Thoạt đầu, vào những tháng năm chuyển giao từ thế kỷ 20 sang 21, tôi bắt gặp vết in một tập vải lụa trên một chiếc vòng đá nhờ gỉ sắt từ một dụng cụ thôi ra đã khiến chúng không bị tiêu hủy. Hiện vật thuộc Bảo tàng Lào Cai, nằm trong số di vật thu được từ san ủi một ngôi mộ quý tộc Đông Sơn Tây Âu thế kỷ 1 - 2 trước Công nguyên.

Cũng khoảng đó, khi gỡ vải từ một phần thi thể nam thanh niên Đông Sơn chôn trong mộ thân cây khoét rỗng được định tuổi C14 trong thế kỷ 4 trước Công nguyên, tôi phát hiện hai miếng đồng nhỏ như đồ đậy trên mắt người chết, trên đó hằn vết in của lụa mịn.

Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn - Ảnh 1.

Những thợ dệt Đông Sơn Tây Âu này chắc chắn đã dệt được những tấm vải sọc đa sắc, trong đó có cả những băng màu óng ả của tơ tằm!

Tiếp tục tìm tòi, tôi phát hiện ra nhiều miếng lụa được dùng làm nền lót cho đồ sơn then đương thời, như nhĩ bôi, bao kiếm... và đặc biệt thấy vệt in lụa bên trong một ốp thắt lưng đồng, hình tròn, khai quật được ở Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đó là bằng chứng chắc chắn của người chết đương thời đã mặc phục trang lụa là, hoặc chí ít cũng là dải thắt lưng như sử sách từng ghi lại: Lạc hầu, Lạc tướng thắt lưng thao xanh, đeo ấn đồng... Trong công nghệ sơn then, các tấm vải lanh, gai được dùng làm lớp nền bên trong tạo liên kết chắc chắn, mặt gai mịn của lụa được làm nền phủ ngoài cùng trước khi quết, mài sơn.

Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn - Ảnh 2.

Vết lụa in trên một chân đèn bằng đồng (bên trái) và bị gỉ sắt in trên vòng bằng đá thuộc niên đại Đông Sơn ở Lào Cai (bên phải)

Vào khoảng niên đại này, thế giới phương Đông đã có nhiều tác phẩm lụa nổi tiếng, trong đó phải kể đến bức trướng bằng lụa viết hàng trăm chữ trong một ngôi mộ quý tộc nước Sở khoảng thế kỷ 5 - 6 trước Công nguyên, hoặc hàng trăm trang phục và đồ vật bọc lụa được khai quật từ mộ nữ quý tộc ở Mã Vương Đôi (Mawangdui) ở Hồ Nam, Trung Quốc... Đã có một viện nghiên cứu chuyên tơ lụa dành cả một cuốn sách để khảo cứu số lụa là gấm vóc của ngôi mộ này.

Có thể nói, quý tộc Đông Sơn khi đó đã hòa chung trong một vùng văn hóa tơ lụa sớm vào loại nhất thế giới đó, và đạt đỉnh cao của mình muộn nhất cũng vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên.

"Có thể nói, quý tộc Đông Sơn khi đó đã hòa chung trong một vùng văn hóa tơ lụa sớm vào loại nhất thế giới đó, và cũng đạt đỉnh cao của mình muộn nhất cũng vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên" - TS Nguyễn Việt.

2. Khi bắt tay vào chương trình nghiên cứu vải sợi Đông Sơn năm 2001, tôi đã trình bày về chứng cứ lụa Việt Nam trên nhiều diễn đàn quốc tế thông qua những vết in được phóng đại và so sánh mật độ sợi với tơ lụa sau đó trong mộ Nguyễn Bá Khánh và Lê Dụ Tông thế kỷ 17 - 18. Kinh nghiệm hiện đại của các nghệ nhân làng Vạn Phúc để thử chất tơ tằm là đốt dưới lửa để xem độ xoắn chảy và mùi khét nướng của nhựa protein từ dãi nhộng tằm. Kinh nghiệm này không ứng dụng được cho lụa thời Đông Sơn. Cách phổ biến hơn cả là chụp scaning điện tử phóng đại (SEM) để phát hiện bọt khí li ti trong sợi dãi nhộng tằm hoặc đếm mật độ sợi ngang, dọc trên một cm2 (thường khoảng 20-30 x 40-50 sợi/1 cm2).

Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn - Ảnh 4.

Mảnh lụa nhỏ dùng làm tấm lót vá bằng sơn ta trên chiếc bát sơn mài khai quật trong mộ quan tài thân cây khoét rỗng Đông Sơn (sưu tập Vũ Sĩ Lợi, Ân Thi, Hưng Yên)

Có một câu chuyện lý thú xảy ra khi tôi lọc được một số mảnh vải gai, lanh Đông Sơn từ các mộ Châu Can, Động Xá năm 2000 và 2001, rồi nhận thấy chúng có những khoảng hở đều đặn như cách rút sợi vải tạo đăng ten (dental) để trang trí sau này. Tôi đã hồ hởi báo cáo sáng tạo độc đáo của thợ may thời Đông Sơn trong các hội nghị khoa học về vải sợi ở Ba Lan, Nhật Bản, cho đến khi nhận ra những vết hằn hình sóng lâu đời trên các đoạn sợi lanh, gai đăng ten đó. Và khi nhận ra khả năng tơ tằm gốc protein dãi động vật có thể bị tan trong môi trường a xít, tôi đã tiến hành đo tầng đất chứa mộ, nhận ra độ pH đều dưới 4.

Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn - Ảnh 5.

Miếng vải có những sọc màu dọc Đông Sơn khai quật ở Động Xá (Hưng Yên). Những khe hở đăng ten xen giữa nền màu sợi gai tự nhiên là nơi có các sợi tơ vàng óng bên cạnh băng sợi nhuộm chàm, rất giống cạp váy Mường cổ hiện lưu tại Bảo tàng vải sợi khảo cổ của chúng tôi

Tôi đã dùng một đoạn cạp váy Mường cổ có kết hợp dệt sợi bông với tơ tằm đang lưu giữ trong bảo tàng vải sợi của mình để thí nghiệm. Viện Hóa Hợp chất Thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã cùng tôi thực hiện thí nghiệm này. Kết quả: với hàm lượng axit sulfuric 5% thì sau 2 tuần sợi tơ tằm sẽ biến mất. Nếu tăng tới 10%, chúng ta sẽ có thể quan sát điều đó trong vòng một ngày một đêm. Và nếu 20% có thể tận mắt nhìn thấy tơ tằm tan ngay như huyền phù trong dung dịch. Như vậy đủ cơ sở khoa học để kết luận những khoảng trống trong các tấm "đăng ten" đó thực chất là sợi tơ tằm đã bị môi trường pH thấp tiêu hủy sau hàng ngàn năm trong lòng đất.

Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn - Ảnh 6.

Miếng vải gai Đông Sơn khai quật ở Động Xá (Hưng Yên) thoạt đầu được nghĩ rằng người xưa rút sợi để tạo khoảng trống trang trí như đăng ten (dental) trên vải. Nhưng các vết hằn của sợi lâu ngày trên các sợi gai nằm ngang cùng kết quả đo pH môi trường chứa vải và thí nghiệm trên vải dệt có đặt sợi tơ tằm trên cạp váy cổ Mường xác nhận đó là khoảng đặt sợi tơ tằm khi dệt tấm vải có sọc màu bằng tơ tằm

Từ đó, chúng tôi có cơ sở để phục dựng những tấm vải Đông Sơn trang trí băng màu dọc với ít nhất ba màu: trắng ngà tự nhiên của sợi gai không nhuộm, chàm của sợi lanh nhuộm indigo và màu óng vàng hay hồng đỏ của tơ tằm như cách phụ nữ Mông, Dao, Mường, Thái... hiện tại vẫn đang sử dụng.

Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn - Ảnh 7.

Miếng vải cạp váy cổ của người Mường dệt sợi bông (cotton) để trắng và nhuộm chàm lẫn với băng sợi tơ tằm vàng óng được cắt đôi dùng thí nghiệm ngâm trong một nửa trong dung dịch loãng axit sulfuric, và kết quả tương tự miếng vải Đông Sơn khai quật ở Động Xá

Để kết thúc câu chuyện về lụa là thời Đông Sơn, tôi xin kể về phát hiện mới nhất khi rửa một chiếc bát gỗ sơn mài đang xử lý trong phòng thí nghiệm từ tháng 12/2023.

Chiếc bát rộng 18cm, cao 8cm, làm từ gỗ nguyên cây, thành dày 1,5 -2 cm. Trong lòng sơn màu vàng đậm, miệng viền sơn màu son thổ hoàng, bên ngoài sơn then đen bóng.

Tìm về trang phục thời Đông Sơn (kỳ 6): Bất ngờ tơ lụa Đông Sơn - Ảnh 9.

Cảnh lễ hội trên một cán dao găm Đông Sơn. Thật khó cho nghệ nhân nếu phải khoác lên thân người chỉ cao khoảng 2cm những tấm vải nhiều màu và bằng cả tơ lụa đương thời. Nhưng sự thực khảo cổ khiến tôi luôn tin rằng những cảnh lễ hội như vậy luôn sặc sỡ sắc màu của vải lụa Đông Sơn.

Hẳn đây là đồ đang sử dụng khi còn sống của người chết, vì trên thân có một vết rách kéo dài đến miệng bát. Vết rách đó được chủ nhân hoặc một thợ sơn nào đó dùng một miếng lụa mỏng tang, dài 12 cm rộng 1,2cm dán che vết nứt, làm nền cho sơn then bọc một lớp bảo vệ mới gắn liền vết rách đó. Thật là một chứng cứ sinh động với lụa thời xa xưa trên 2000 năm trước.

Lụa trong xã hội Đông Sơn

Lụa đã được dùng khá phổ biến trong xã hội Đông Sơn. Câu chuyện Man Nương - tương truyền là mẹ Hai Bà Trưng - là người trồng dâu nuôi tằm dệt lụa được ghi trong dã sử từ hàng ngàn năm nay. Rồi, Ả Lã được thờ ở nhiều làng lụa và cho rằng đó là tổ nghề dệt với một loại khung tơ tằm nào đó thời Đường để mở ra con đường tơ lụa từ đất Giao Châu An Nam đô hộ phủ ngược sông Hồng qua Vân Nam vào thế giới Ấn Độ, Ả Rập.

Chuyện dâu tằm lụa là còn đọng lại ở một hoàng hậu nổi tiếng với tên Ỷ Lan (tựa cành dâu) thế kỷ 11, hiện được thờ ở chùa Bà Tấm vùng Sủi (Gia Lâm, Hà Nội), Ghênh, Lạng (Văn Lâm, Hưng Yên)... Vùng đất cổ cả tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng này còn phủ dày phấn hoa cây dâu đến nỗi bất kỳ lúc nào, ở đâu cũng có thể xuất hiện những cây dâu hoang cho đến tận ngày hôm nay.

(còn tiếp)

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.