Thử làm giấy trăm công đoạn, nghìn năm tuổi của người Hàn Quốc

23/07/2017 15:22 | Du lịch

(Thethaovanhoa.vn) - Chỉ sau 30 năm, từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển, Hàn Quốc ngày một hiện đại đến “chóng mặt” về công nghệ số, kinh tế và đó cũng là điểm tựa để văn hóa của họ giữ được gốc mà vẫn thích ứng với đời sống văn minh.

Và người ta bảo muốn hiểu về người Hàn, xin đừng chỉ “quanh quẩn” ở Seoul. Vì thế, chúng tôi đã có cuộc hành trình xuống phía Nam, đến ngôi hàng Hanok ở Jeonju để khám phá về niềm tự hào của người Hàn với giấy Hanji đã có tuổi đời hơn ngàn năm qua.

Có thể thấy, người Hàn đã sớm khẳng định “chủ quyền” sở hữu của họ với một chất liệu quý đến từ thiên nhiên ngay từ cách gọi Hanji - giấy của người Hàn.

Và khi bước vào khu trưng bày Hanji tại ngôi làng truyền thống Hanok, tôi mới hiểu vì sao người Hàn lại trân trọng nguồn nguyên liệu quý giá này cho đến thời nay.

Ông Park Nark Jong, GĐ Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam: Tết Việt quá dài...

Ông Park Nark Jong, GĐ Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam: Tết Việt quá dài...

Với sự tương đồng về văn hóa, người Hàn Quốc cũng chọn chim én là biểu tượng của mùa Xuân và sự may mắn cho một năm mới đến.

Từ khi quy trình làm ra giấy ra đời, người Hàn đã sử dụng hanji trong đời sống sinh hoạt hàng ngày một cách “triệt để”: trang phục thường ngày - lễ tết, tủ đựng đồ, chăn, gối, khăn, mũ, dây thừng, thậm chí làm áo giáp trong chiến tranh.

Có chiếc áo, sợi dây thừng được làm từ hanji có tuổi đời trăm năm được tìm thấy một cách khá nguyên vẹn trong quá trình khai quật một lần nữa đã khẳng định về sức sống bền vững của chất liệu này.

Dây thừng có tuổi đời 200 năm làm từ hanji được tìm thấy
Dây thừng có tuổi đời 200 năm làm từ hanji được tìm thấy 
Khăn làm từ hanji
Khăn làm từ hanji

Khi tiếp xúc với chất liệu của hanji, có thể cảm nhận hanji cũng như giấy dó của người Việt nhưng hanji được khai thác từ một loại cây họ dâu và mang nhiều đặc điểm ưu việt trong sử dụng như bền, dai và thoáng khí.

Tuy nhiên, để có được độ bền lên đến hàng ngàn năm, những “công nhân” làm giấy đã phải thực hiện hàng trăm công đoạn “chế biến”, từ khi trồng cây, thu hoạch cây, đun các thân cây trong nước sôi nhiều giờ, đập dập cho mềm để tách giữa thân và vỏ để lọc màu, phơi khô rồi lại đun và phơi, xé sợi, nghiền ra bột.

Quá trình luộc vỏ cây được tái hiện bằng mô hinh
Quá trình luộc vỏ cây được tái hiện bằng mô hình
Mô hình miêu tả quy trình làm hanji - công đoạn đập giấy
Mô hình miêu tả quy trình làm hanji - công đoạn đập giấy

Công đoạn quan trọng nhất là sau khi pha bột vào nước có hồ (mủ), người làm dùng những khuôn gỗ gạn, lắng bột trên khuôn để hình thành nên những tấm giấy mỏng đều. Cuối cùng là nhuộm màu, phơi khô.

Công đoạn quan trọng nhất của hanji cho đến nay vẫn được làm thủ công
Công đoạn quan trọng nhất của hanji cho đến nay vẫn được làm thủ công

Cho đến nay, truyền thống làm giấy của người làng Hanok vẫn được duy trì theo hình thức kết hợp giữa máy móc và thủ công. Tuy nhiên, giá trị của cách làm thủ công vẫn được tôn trọng ở những khâu quan trọng nhất là tạo lớp giấy bằng tay.

Bởi vì, độ bền của giấy được làm từ máy chỉ có thời hạn khoảng 500 năm, trong khi nếu làm bằng tay, sẽ là 1000 năm. Chưa kể, làm bằng máy sẽ khiến giấy bị dày gấp 4 lần so với làm bằng tay.

Có trải nghiệm công đoạn làm giấy bằng tay, cũng mới thấy người làm giấy không chỉ cần có sức khỏe tốt để điều khiển cả một tấm khuôn to bằng gỗ mà còn cần cả sự khéo léo để tạo được lớp giấy mỏng và đều ngay trong nước.

Công đoạn xử lý vỏ cây dâu
Công đoạn xử lý vỏ cây dâu 
Công đoạn làm giấy ở khuôn
Công đoạn làm giấy ở khuôn vẫn được duy trì thủ công (Ảnh: Liên Ngân)
Thời nay, bàn sấy khô giấy đã được thay thế cho việc phơi trên đá
Chỉ có công đoạn phơi khô đã có bàn sấy, thay thế cho việc phơi giấy trên đá

Vì thế, công nghệ chỉ được ứng dụng trong công đoạn làm khô giấy. So với thời cổ, người ta phải phơi giấy trên đá hay trên mặt gỗ thì nay, đã có máy sấy khô. Theo đó, chỉ mất khoảng 20 phút đưa giấy lên máy sấy là 1tờ hanji đã ra lò.

Tuy nhiên, cách phơi tự nhiên
Tuy nhiên, cách phơi tự nhiên như thế này vẫn được người làm hanji ưa chuộng

Tại Hàn Quốc, hanji được sản xuất ở nhiều nơi nhưng Jeonju hiện là nơi được nhà nước tạo điều kiện nhất để duy trì nghề truyền thống này bằng cách khuyến khích các hộ dân trồng cây dâu.

Tuy nhiên, nhà nước tôn trọng quyết định có hay không việc gìn giữ nghề truyền thống của từng gia đình.

Vì thế, theo chia sẻ của ông Kim Han Sup – một người đã có 46 năm theo nghề làm hanji thì giờ đây, chỉ có truyền thống gia đình là ngọn lửa tình yêu duy nhất khiến mỗi thành viên trong gia đình có muốn theo nghề hay không.

Ông Kim Han Sup bên xưởng làm hanji của mình
Ông Kim Han Sup bên xưởng làm hanji của mình

“Dù bao năm qua, tôi vẫn sống được bằng nghề này, gia đình cũng có các con theo nghiệp nhưng chỉ là đủ sống chứ không dư dả. Đây là một công việc khá vất vả mà cuộc sống hiện nay lại có nhiều cơ hội việc làm nên thật khó để nói làm hanji là một sự lựa chọn hấp dẫn đối với thế hệ trẻ bây giờ”– ông Kim bày tỏ.

Vì thế, đời sống của hanji ngày nay có nhiều biến động. Bên cạnh giá trị truyền thống: được sử dụng để dán cửa sổ của ngôi nhà hay làm áo liệm hanji, khi kết hợp với những chất liệu khác như hài nhựa của trẻ em, hoa khô... đã làm thành tranh, chao đèn, bộ sưu tập thời trang, cravat, ví, khăn tay hay những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt, trở thành những món quà lưu niệm xinh xắn.

Hộp đựng trang sức làm từ hanji đã có từ lâu đời
Hộp đựng trang sức làm từ hanji đã có từ lâu đời
Chăn và gối làm từ hanji
Chăn và gối làm từ hanji
Để có được những đôi giầy như thế này
Để có được những đôi giầy như thế này 
Chú thích ảnh
Những công nhân ở xưởng giấy đã lao động tỉ mỉ trong từng công đoạn 

  

Theo đó, cho ra những sản phẩm thủ công đẹp mắt
Theo đó, cho ra những sản phẩm thủ công đẹp mắt
Từ chao đèn
Từ chao đèn
Tranh
Tranh
Đèn trang trí
Đèn trang trí
Cravat
Cravat
Các thiết kế thời trang
Các thiết kế thời trang từ hanji đã có dịp ra mắt bạn bè quốc tế qua các chương trình fashion show (Ảnh: Liên Ngân)
Đặc biệt là cho đến nay, người Hàn Quốc vẫn lựa chọn áo làm từ hanji làm áo liêm. Ở đây là chiếc áo liệm dành cho phụ nữ. Giá trị của những chiếc áo này có thể lên đến 30 triệu đồng/ chiếc
Đặc biệt là cho đến nay, người Hàn Quốc vẫn lựa chọn áo làm từ hanji làm áo liêm. Ở đây là chiếc áo liệm dành cho phụ nữ. Giá trị của những chiếc áo này có thể lên đến 30 triệu đồng/ chiếc

Song, Jeonju với lợi thế là “thủ phủ” của những ngôi làng cổ hanok cũng đã biết cách đem đến cuộc sống trải nghiệm di sàn “toàn tập” cho du khách khi “đặt” họ vào trong những ngôi nhà hanok luôn thơm phức mùi gỗ thông, để họ sinh hoạt như người Hàn, có khoảng không gian thực hành làm hanji như nghệ nhân và đem sản phẩm về tận nhà.

Khung cảnh thanh bình của làng nghề làm hanji
Khung cảnh thanh bình của làng nghề làm hanji 

Ngoài ra, hanji còn đóng góp nhiều trong các sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ, các nhà thiết kế thời trang và các nhiếp ảnh gia.

Cùng xem ông Kim Han Sup giới thiệu cách làm hanji:

Yến Thảo

Tin cùng chuyên mục

Lời cảnh báo về đảm bảo an toàn cho du khách từ vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long

Lời cảnh báo về đảm bảo an toàn cho du khách từ vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long một lần nữa cảnh báo về mức độ rủi ro khi hoạt động du lịch trên biển mà thiếu thông tin cảnh báo về thời tiết nguy hiểm.

Thông tin du khách bị mắc kẹt khi tham quan tại Tam Cốc, Ninh Bình là không chính xác

Thông tin du khách bị mắc kẹt khi tham quan tại Tam Cốc, Ninh Bình là không chính xác

Ngày 19/7, trên một số trang mạng xuất hiện thông tin có nhóm du khách bị mắc kẹt do mưa to gió lớn trong quá trình tham quan tại Khu du lịch Tam Cốc, tỉnh Ninh Bình. Trước thông tin này, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, hoàn toàn không có du khách nào bị mắc kẹt trong quá trình tham quan.

“Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”

“Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh; Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 Đinh Thị Hoa; các hoa khôi, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng và đông đảo nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Bắc Ninh với cơ hội nâng tầm, bứt phá phát triển du lịch

Bắc Ninh với cơ hội nâng tầm, bứt phá phát triển du lịch

UNESCO mới đây công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào, vinh dự của Việt Nam và của các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng nơi có quần thể di tích.

Không giới hạn số tàu du lịch: Quảng Ninh mở cơ chế, doanh nghiệp lo quá tải

Không giới hạn số tàu du lịch: Quảng Ninh mở cơ chế, doanh nghiệp lo quá tải

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa kiến nghị điều chỉnh cơ chế phát triển tàu du lịch trên vịnh Hạ Long theo hướng không hạn chế số lượng tàu mới, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thiên đường du lịch của Triều Tiên tạm ngừng đón du khách nước ngoài

Thiên đường du lịch của Triều Tiên tạm ngừng đón du khách nước ngoài

Tổng cục Du lịch Quốc gia Triều Tiên thông báo tạm ngừng đón du khách nước ngoài đến Wonsan-Kalma, khu nghỉ dưỡng ven biển của nước này mới được khai trương hồi đầu tháng.

Lý do huyền thoại golf Greg Norman được tái bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030

Lý do huyền thoại golf Greg Norman được tái bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030

Ngày 18/7 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Gregory John Norman - huyền thoại golf thế giới người Australia - tiếp tục giữ vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ai Cập khởi động chiến dịch tiếp thị số để thu hút du khách Arab

Ai Cập khởi động chiến dịch tiếp thị số để thu hút du khách Arab

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập vừa phát động một chiến dịch tiếp thị số toàn diện nhằm tăng cường thu hút du khách từ khắp thế giới Arab.

Tin mới nhất

Lời cảnh báo về đảm bảo an toàn cho du khách từ vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long

Lời cảnh báo về đảm bảo an toàn cho du khách từ vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long một lần nữa cảnh báo về mức độ rủi ro khi hoạt động du lịch trên biển mà thiếu thông tin cảnh báo về thời tiết nguy hiểm.

Thông tin du khách bị mắc kẹt khi tham quan tại Tam Cốc, Ninh Bình là không chính xác

Thông tin du khách bị mắc kẹt khi tham quan tại Tam Cốc, Ninh Bình là không chính xác

Ngày 19/7, trên một số trang mạng xuất hiện thông tin có nhóm du khách bị mắc kẹt do mưa to gió lớn trong quá trình tham quan tại Khu du lịch Tam Cốc, tỉnh Ninh Bình. Trước thông tin này, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, hoàn toàn không có du khách nào bị mắc kẹt trong quá trình tham quan.

“Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”

“Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh; Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 Đinh Thị Hoa; các hoa khôi, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng và đông đảo nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Bắc Ninh với cơ hội nâng tầm, bứt phá phát triển du lịch

Bắc Ninh với cơ hội nâng tầm, bứt phá phát triển du lịch

UNESCO mới đây công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào, vinh dự của Việt Nam và của các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng nơi có quần thể di tích.

Không giới hạn số tàu du lịch: Quảng Ninh mở cơ chế, doanh nghiệp lo quá tải

Không giới hạn số tàu du lịch: Quảng Ninh mở cơ chế, doanh nghiệp lo quá tải

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa kiến nghị điều chỉnh cơ chế phát triển tàu du lịch trên vịnh Hạ Long theo hướng không hạn chế số lượng tàu mới, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thiên đường du lịch của Triều Tiên tạm ngừng đón du khách nước ngoài

Thiên đường du lịch của Triều Tiên tạm ngừng đón du khách nước ngoài

Tổng cục Du lịch Quốc gia Triều Tiên thông báo tạm ngừng đón du khách nước ngoài đến Wonsan-Kalma, khu nghỉ dưỡng ven biển của nước này mới được khai trương hồi đầu tháng.

Lý do huyền thoại golf Greg Norman được tái bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030

Lý do huyền thoại golf Greg Norman được tái bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030

Ngày 18/7 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Gregory John Norman - huyền thoại golf thế giới người Australia - tiếp tục giữ vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ai Cập khởi động chiến dịch tiếp thị số để thu hút du khách Arab

Ai Cập khởi động chiến dịch tiếp thị số để thu hút du khách Arab

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập vừa phát động một chiến dịch tiếp thị số toàn diện nhằm tăng cường thu hút du khách từ khắp thế giới Arab.

Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ra mắt tại Seoul, tăng cường thu hút khách Hàn Quốc

Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ra mắt tại Seoul, tăng cường thu hút khách Hàn Quốc

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc khai trương Văn phòng Xúc tiến Du lịch Việt Nam tại thủ đô Seoul.

Phu nhân, phu quân đại biểu dự Hội nghị ABAC III thích thú với vẻ đẹp đặc sắc của Vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Bà

Phu nhân, phu quân đại biểu dự Hội nghị ABAC III thích thú với vẻ đẹp đặc sắc của Vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Bà

Ngày 17/7, trong chương trình của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) đang diễn ra tại Hải Phòng, phu nhân, phu quân và người đi cùng của các đại biểu đã tới thăm vịnh Lan Hạ, đảo Cát Bà - một danh thắng thuộc đặc khu Cát Hải, Hải Phòng.