Tái bản 'Hà Hương phong nguyệt' sau hơn 1 thế kỷ: Có đến mức 'dâm thư'?

Sau 106 năm kể từ lúc xuất hiện kỳ 1 trên báo Nông cổ mín đàm (1912), đây là lần đầu tiên Hà Hương phong nguyệt (Saigon Books và NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2018) của Lê Hoằng Mưu được tái bản tương đối trọn vẹn.
17/06/2018 19:00

(Thethaovanhoa.vn) - Sau 106 năm kể từ lúc xuất hiện kỳ 1 trên báo Nông cổ mín đàm (1912), đây là lần đầu tiên Hà Hương phong nguyệt  (Saigon Books và NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2018) của Lê Hoằng Mưu được tái bản tương đối trọn vẹn. Nên lưu ý, nó ra đời trước Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách - vốn được cho là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam - chừng 12 năm.

Tiểu thuyết này in nhiều kỳ (feuilleton) trên báo Nông cổ mín đàm tại Sài Gòn từ số 19 (ngày 20/7/1912) đến số 53 (ngày 19/6/1915) thì đột ngừng khi chưa kết thúc. In trên báo với tên là Truyện nàng Hà Hương, khi in thành sách trong các năm 1914-1916 thì đổi tên là Hà Hương phong nguyệt truyện. 

Với khoảng 2-5% dân số biết chữ (tùy vùng), việc Hà Hương phong nguyệt bán gần 10.000 bản có thể nói là một sự kiện đặc biệt về phát hành.

Chú thích ảnh
“Hà Hương phong nguyệt” tái bản sau 106 năm

Khó có “búa rìu” nào nặng hơn

Điều ngạc nhiên là sau hơn 10 năm xuất hiện thì Hà Hương phong nguyệt mới bắt đầu chịu búa rìu của dư luận. Tờ Công luận báo (số 36, ra ngày 18/9/1923), trong bài Dâm thơ, tác giả Nguyễn Háo Đàng mở đầu cuộc công kích, với những lời lẽ rất nặng nề. Ít ai ngờ ý kiến công kích cá nhân này lại khởi sự thành một trong những “vụ án” văn chương lớn nhất.

Cũng trên Công luận báo (số 41, ra ngày 5/10/1923), tác giả Cao Hải Để viết như kết án: “Tên Lê Hoằng Mưu là một tên tội nhơn lớn nhất trong xã hội An Nam ở Nam kỳ ngày nay và trong hồi sẽ đến…, làm cho phong hóa nước nhà trở nên suy đồi, tội viết sách phong tình rất đê tiện rồi ấn hành mà rải bán trong dân gian gợi cái tính xác thịt của loài rời gia đình, tội làm cho dân trong nước trở nên đê tiện hèn yếu…”. 

Theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, nhà thơ Lê Minh Quốc, tiến sĩ Phan Mạnh Hùng, tiến sĩ Hà Thanh Vân… thì những ý kiến công kích kiểu này còn rất nhiều, nhưng tựu trung là xuất phát từ vấn đề cá nhân. “Người ta nói nhiều điều, trong đó có lý lịch tác giả, nhưng thường bỏ qua yếu tố chính, đó là văn phong và giá trị tự thân của tác phẩm” - Hà Thanh Vân nói.

“Làn sóng công kích mạnh đến mức mà nhà cầm quyền thực dân Pháp buộc tác giả phải tự thu hồi sách và tiêu hủy” - Phan Mạnh Hùng cho biết. Có lẽ vì búa rìu dư luận và án phạt nặng như vậy mà tác phẩm dần đi vào quên lãng cả trăm năm.

Chú thích ảnh
“Hà Hương phong nguyệt” in tập đầu vào năm 1914, có sửa chữa so với bản in báo

Trước dư luận như vậy, với việc cầm bút, Lê Hoằng Mưu (1879, Bến Tre - 1941/42, Sài Gòn) vẫn không hề nao núng, ông xuất bản hơn 20 tác phẩm, nhiều thể loại. Riêng tiểu thuyết, có thể kể như Tây Hồ công chúa ngoại sử (1916), Một ngàn con ma (1917), Lạc Thúy Duyên - Nữ giáo Tô Huệ Nhi ngoại sử (1918), Oán hồng quần ngoại sử (1921), Đầu tóc mượn (1924), Đêm rốt của người tội tử hình (1925), Người bán ngọc (4 cuốn, 1931)… Ông cùng với các tác giả Trần Chánh Chiếu, Hồ Biểu Chánh, Biến Ngũ Nhi, Nguyễn Chánh Sắt, Tân Dân Tử … làm nên một giai đoạn đặc biệt của văn học chữ quốc ngữ thời kỳ đầu, bằng nhiều tác phẩm giá trị. 

Với nghề báo, ông là chủ bút Nông cổ mín đàm (các năm 1912-1915), tổng lý Công luận báo (1924), chủ bút Lục tỉnh tân văn (1921-1933), chủ bút Long Giang độc lập (từ năm 1931)... 

Đọc lại sau hơn một thế kỷ

So về đồng đại, Hà Hương phong nguyệt tân kỳ hơn Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu và Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản rất nhiều, nhất là mặt tư duy nhân vật. Nó vượt qua chuyện ca ngợi luân thường đạo lý, công dung ngôn hạnh để đến gần hơn tâm lý, tâm sự của nàng Hà Hương - một phụ nữ trắc nết, lăng loàn.

Với câu hỏi liệu có phải là dâm thư? Nhà thơ Lê Minh Quốc dẫn chứng vài đoạn: “Hà Hương thêm núng má hồng, Nghĩa Hữu càng trông càng khoái. Thương quá nên hóa dại, Hữu không nói được một lời, ôm vợ mà hun như bướm lại với hoa, nhan sắc thiệt mặn mà! Hữu uống nước lao canh mà càng khát”. 

“Dong mây mưa cho phỉ khát khao, xắn tay vô mở cửa động đào, cho bướm bạc liệng vào nút nhụy. Tội nghiệp cho Nguyệt Ba! Mấy đêm chẵn mắt không ngưng lụy, thêm đàng dài nghỉ mệt mê man, bởi vậy cho nên, bướm ong bay đáo lại nghinh ngang, nào khác vườn hoang hoa bạ. Quả là nồi nhỏ khôn vừa vung cả, tiểu thuyền mà thả ra khơi, gió dập sóng dồi ắt rã. Vừa tỉnh giấc thấy đâu người lạ, kề bên mình thân đã lõa lồ, Nguyệt Ba hổ mặt muốn hô, chợt nhìn lại mình cô cũng vậy”. 

Sau hơn một thế kỷ đọc lại những đoạn này thì thấy khá bình thường, thậm chí ẩn dụ quá kín đáo. Thậm chí, nếu so với những truyện huê tình trước đó - của chính văn học Việt Nam - thì Hà Hương phong nguyệt viết khá văn minh, “sạch sẽ”. Nhưng nếu đặt trong bối cảnh phong kiến - kỳ thi hương cuối cùng diễn ra tại Trung kỳ năm Mậu Ngọ 1918 - thì tính tiên phong, táo bạo lại rất đáng ghi nhận. 

Sơ lược cốt truyện

Hà Hương là tiểu thư nhà giàu, xinh đẹp nhưng trắc nết. Sau khi kết hôn cùng Nghĩa Hữu một thời gian ngắn, họ đường ai nấy đi. Nghĩa Hữu tái hôn với Nguyệt Ba, cô gái nhà nghèo đẹp người đẹp nết. Nhưng sau đó, Hà Hương và Nghĩa Hữu trở lại với nhau vì “quen hơi” ái tình, khiến mọi chuyện phức tạp. Trong lúc trở lại cùng Nghĩa Hữu, Hà Hương vẫn quan hệ với nhiều đàn ông khác. Ngoài tuyến chính, tiểu thuyết còn nhiều tình tiết li kì khác, trong đó có cưỡng hiếp, giết người, quan hệ tay ba…

Tranh luận nảy lửa với tiểu thuyết 'dâm thư' đầu tiên của Việt Nam 'Hà Hương phong nguyệt'

Tranh luận nảy lửa với tiểu thuyết 'dâm thư' đầu tiên của Việt Nam 'Hà Hương phong nguyệt'

Hà Phương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu đang giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam, như tiểu thuyết chữ quốc ngữ đầu tiên, tiểu thuyết tính dục đầu tiên…

Văn Bảy

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.