Tag: 'Mọt sách - Mọt sử - Mọt phim'

Khám phá 'kho báu' di sản phi vật thể Hà Nội (kỳ 8): Tự tay người mà thần, Phật hiện ra...

Khám phá 'kho báu' di sản phi vật thể Hà Nội (kỳ 8): Tự tay người mà thần, Phật hiện ra...

Làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là một làng nghề nổi tiếng từ hàng trăm năm nay. Không chỉ có đôi tay khéo léo, am hiểu về Phật giáo, Đạo giáo, các tín ngưỡng dân gian mà chính cái tâm với nghề, cùng những kỹ thuật được lưu truyền bằng truyền miệng...tạo ra những sản phẩm điêu khắc đồ thờ, tượng Phật tinh hoa, độc đáo.

Khám phá Hồ Tây (kỳ 8): Chuội tơ ở Nghi Tàm

Khám phá Hồ Tây (kỳ 8): Chuội tơ ở Nghi Tàm

“Ngày xưa có một ngôi làng/ Ngôi làng nên thơ tên là Nghi Tàm/ Ngày nay có một con đường/ Con đường thênh thang tên là Nghi Tàm”. Bài hát da diết, buồn buồn của nhạc sĩ Thanh Tùng nhắc ta nhớ về một vùng đất vô cùng nên thơ bên Hồ Tây với nghề tằm tơ, với những bến tắm, cung điện, lâu đài làm nơi du ngoạn nghỉ ngơi của vua chúa các triều đại…

Kỳ 6 Khám phá Hồ Tây: Từ am cung nữ đến Sở Thủy phi cơ và Hãng phim

Kỳ 6 Khám phá Hồ Tây: Từ am cung nữ đến Sở Thủy phi cơ và Hãng phim

Bên cạnh vườn hoa Lý Tự Trọng là Hãng phim truyện Việt Nam. Khu vực này trước 1954 là Sở Thủy phi cơ, và trước nữa là một cái am gắn liền với người cung nữ bạc phận là Cô Son.

Khám phá Hồ Tây (kỳ 5): Từ lũy bảo vệ thành đến bến tắm

Khám phá Hồ Tây (kỳ 5): Từ lũy bảo vệ thành đến bến tắm

Con đường Lạc Long Quân bên Hồ Tây hiện nay kéo dài từ đê Nhật Tân đến cuối phố Hoàng Hoa Thám. Thế kỷ 9, con đường này là lũy bảo vệ thành Đại La từ Nhật Chiêu đến Cầu Giấy qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Kim Liên kéo đến Lương Yên nối vào đê sông Hồng.

Khám phá Hồ Tây (kỳ 4): Lĩnh Bưởi - tuyệt phẩm kinh thành

Khám phá Hồ Tây (kỳ 4): Lĩnh Bưởi - tuyệt phẩm kinh thành

Ven Hồ Tây xưa không chỉ có “nhịp chày Yên Thái” nổi tiếng với nghề làm giấy dó, mà còn làng hoa Quảng An, Thụy phường liên tử (rượu sen tiến vua làng Thụy Khuê), Nghi Tàm chuội tơ… và đặc biệt là nghề dệt lĩnh ở Kẻ Bưởi.

Khám phá Hồ Tây (kỳ 3): Kẻ Bưởi, từ hội thề đến hội đèn

Khám phá Hồ Tây (kỳ 3): Kẻ Bưởi, từ hội thề đến hội đèn

Kỳ này, chúng ta sẽ cùng khám phá vùng kẻ Bưởi của Thăng Long xưa, nhất làng Hồ Khẩu. Hồ Khẩu có nghĩa là cửa hồ vì làng có cống Đõ nối Hồ Tây với sông Tô Lịch. Hội thề đền Đồng Cổ diễn ra trên đất Hồ Khẩu còn lễ hội đèn Quảng Chiếu diễn ra một phần ở đây.

Khám phá Hồ Tây (kỳ 2): Từ cung điện đến tàu điện và rượu sen

Khám phá Hồ Tây (kỳ 2): Từ cung điện đến tàu điện và rượu sen

Vùng đất Thụy Khuê ven Hồ Tây trải qua một lịch sử thăng trầm, từng in dấu cung điện Thụy Chương đời Trần, rồi trở thành khu vườn ươm thời Pháp, là nơi đặt xưởng tàu điện Hà Nội… Nhưng đáng nhớ nhất ở Thụy Khuê vẫn là hương vị của “Thụy phường liên tửu” - thứ rượu sen tiến vua nức tiếng nhiều thế kỷ, mà giờ đây đã có người khôi phục lại được.

Khám phá Hồ Tây (kỳ 1): Thấm đẫm văn hóa từ những tên gọi

Khám phá Hồ Tây (kỳ 1): Thấm đẫm văn hóa từ những tên gọi

Tiếp theo các bài viết nhỏ lẻ về Hồ Tây đăng trong loạt bài “Ký ức Thăng Long - Hà Nội” trên báo TT&VH, nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục trở lại đề tài này để kể với người đọc từng câu chuyện lớn, nhỏ theo mỗi bước chân xung quanh hồ.

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 7): 'Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về…'

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 7): 'Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về…'

“Đường Cổ Ngư xưa” trong bài hát "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" của Trương Quý Hải chính là đường Thanh Niên ngày nay. Con đường thơ mộng nổi tiếng với chùa Trấn Quốc, đền Thủy Trung Tiên, nhà hàng bánh tôm Hồ Tây, với một bên là Hồ Tây bao la sóng vỗ, một bên là hồ Trúc Bạch thơ mộng. Đây cũng là không gian thấm đẫm lịch sử Hà Nội.

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 6): Nhớ Cổ Nguyệt đường của Hồ Xuân Hương ven Hồ Tây

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 6): Nhớ Cổ Nguyệt đường của Hồ Xuân Hương ven Hồ Tây

Sau một thời gian đây đó, Hồ Xuân Hương trở lại Khán Xuân dựng Cổ Nguyệt đường để làm thơ và dạy học. Cổ Nguyệt đường nhìn ra hồ Tây xanh bát ngát mầu sen. Có lẽ thời gian ở bên hồ Tây là phần đời an bình nhất của nữ sỹ. Nếu đúng mộ bà ở Hồ Tây, mảnh đất thẫm huyền thoại thì ta cũng không cần biết chính xác ở vị trí nào, vì bà cũng là một huyền thoại của Hồ Tây.

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 5): Tiếng chuông Trấn Vũ và món 'canh gà Thọ Xương'

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 5): Tiếng chuông Trấn Vũ và món 'canh gà Thọ Xương'

Câu chuyện khôi hài về bài văn mà có học sinh giải thích “canh gà Thọ Xương” là món “đặc sản” ẩm thực vùng ven Hồ Tây từng gây xôn xao dư luận. Tuy thế, không phải ai cũng hiểu tường tận về vế đầu tiên của câu ca “tiếng chuông Trấn Vũ”.

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 4): Nhịp chày Yên Thái tắt lịm

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 4): Nhịp chày Yên Thái tắt lịm

Ca dao xưa có câu: “Mịt mù khói tỏa mờ sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”. Nhịp chày Yên Thái trong câu ca dao là tiếng chày giã dó, một nguyên liệu chính để làm giấy.