Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 7): 'Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về…'

“Đường Cổ Ngư xưa” trong bài hát "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" của Trương Quý Hải chính là đường Thanh Niên ngày nay. Con đường thơ mộng nổi tiếng với chùa Trấn Quốc, đền Thủy Trung Tiên, nhà hàng bánh tôm Hồ Tây, với một bên là Hồ Tây bao la sóng vỗ, một bên là hồ Trúc Bạch thơ mộng. Đây cũng là không gian thấm đẫm lịch sử Hà Nội.
05/08/2019 11:30

(Thethaovanhoa.vn) - “Đường Cổ Ngư xưa” trong bài hát Hà Nội mùa vắng những cơn mưa của Trương Quý Hải chính là đường Thanh Niên ngày nay. Con đường thơ mộng nổi tiếng với chùa Trấn Quốc, đền Thủy Trung Tiên, nhà hàng bánh tôm Hồ Tây, với một bên là Hồ Tây bao la sóng vỗ, một bên là hồ Trúc Bạch thơ mộng. Đây cũng là không gian thấm đẫm lịch sử Hà Nội.

Xem chuyên đề "Mọt sách, mọt sử, mọt phim tại đây"

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 6): Nhớ Cổ Nguyệt đường của Hồ Xuân Hương ven Hồ Tây

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 6): Nhớ Cổ Nguyệt đường của Hồ Xuân Hương ven Hồ Tây

Sau một thời gian đây đó, Hồ Xuân Hương trở lại Khán Xuân dựng Cổ Nguyệt đường để làm thơ và dạy học. Cổ Nguyệt đường nhìn ra hồ Tây xanh bát ngát mầu sen. Có lẽ thời gian ở bên hồ Tây là phần đời an bình nhất của nữ sỹ. Nếu đúng mộ bà ở Hồ Tây, mảnh đất thẫm huyền thoại thì ta cũng không cần biết chính xác ở vị trí nào, vì bà cũng là một huyền thoại của Hồ Tây.

Đường Thanh Niên xưa gọi là Cổ Ngư có nghĩa là giữ vững. Sách Long thành dật sử cho rằng Cổ Ngư là do Cổ Ngự mà ra. Đường bắt đầu từ đầu ô Yên Hoa kéo xuống đến đền Quán Thánh.

Thân phận cung nữ và hồ Trúc Bạch

Trước hết nói về Hồ Trúc Bạch. Hồ này xưa thuộc địa phận làng Trúc Yên, một làng có nghề biên mành trúc. Thời Lê - Trịnh, chúa Trịnh Giang (1711-1762) đã xây một khu để nghỉ ngơi bên hồ nhưng sau biến nó thành lãnh cung gọi là Trúc Tầm viện. Những cung nữ thất sủng bị đưa ra đây tự lao động để sinh sống bằng nghề chăn tằm dệt lụa, ôm đau đớn, tủi hổ làm lụng chờ ngày được chúa tha về.

Lạ thay các tấm lụa do cung nữ dệt ra rất đẹp, trở nên nổi tiếng.

Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng

May áo chàng cùng sóng áo em

Chữ tình gắn với chữ duyên

Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền

Cái tên Trúc Bạch từ Trúc Tầm viện mà ra.

Chú thích ảnh
Đường Cổ Ngư khi còn hoang sơ ven Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch. Ảnh tư liệu

Cạnh hồ Trúc Bạch, có làng Ngũ Xã là nơi nổi tiếng về nghề đúc đồng, thờ tổ nghề. Xưa có lò đúc tiền của các triều đại quân chủ. Hương cống Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?), hiệu Hải Ông, đỗ Hương cống đời Lê, làm quan thời Tây Sơn. Đoàn Nguyễn Tuấn để lại một tập thơ chữ Hán Hải Ông thi tập trong đó có nhiều bài thơ ca ngợi cảnh vật đất Thăng Long. Bài thơ Trúc Bạch tiền lô bằng chữ Hán của ông như sau:

Cửu trùng cận niệm dụ dân đồ,

Tiền hóa lưu thông Trúc Bạch lô.

Nhân tại kiều đầu hô tống thán,

Hỏa tòng sa thượng xuất phi phù.

Tằng tằng yên trảo Long Châu tự,

Hạo hạo tuyền lưu Mã Cảnh hồ.

Tuế nguyệt phương viên công khóa túc,

Yêu chiền hà tất thướng Dương Châu.

Tạm dịch: Trên cửu trùng (nhà vua) tính kế cho dân đầy đủ. Đồng tiền lưu thông trong nước từ lò Trúc Bạch. Người trên đầu cầu gọi than đưa tới. Lửa từ trên cát tung đàn ve bay. Lớp lớp khói phủ lên chùa Châu Long (gần chợ Châu Long ngày nay). Mênh mông suối chảy vào hồ Cổ Ngựa (khu vực phố Hàng Than ngày nay). Năm tháng vuông tròn, thuế công nạp đủ. Lưng đeo tiền hà tất phải lên Dương Châu. (Phan Trọng Chánh dịch và chú giải).

Có lẽ là hồ phụ và cũng vì Hà Nội có quá nhiều hồ nên Trúc Bạch gần như không được để ý. Hiếm thấy thơ ca về hồ này. Trong các lần quy hoạch mở rộng Hà Nội chính quyền cũng không quan tâm. Chỉ đến quy hoạch năm 1943, hồ mới được đưa vào quy hoạch trong đó có kè bờ và làm đường vòng quanh. Vì quy hoạch cần phải có một cái tên nên các kiến trúc sư đặt tên tạm thời là phố Hai Bà. Thế nhưng quy hoạch này không được thực hiện.

Chú thích ảnh
Hồ Trúc Bạch (bên trái) và mạn Đông hồ Tây (phải). Đường Cổ Ngư chạy giữa hai hồ, nay là đường Thanh Niên. Ảnh tư liệu

Năm 1936, Hội Thể thao Bắc Kỳ tổ chức chợ phiên ở đầu đường Cổ Ngư phía hồ Trúc Bạch thu hút rất đông người tới mua bán và tham gia các trò giải trí trong đó có thi bơi dành riêng cho phụ nữ. Có lẽ những người tổ chức được sự khích lệ của phong trào “vui vẻ trẻ trung”, song sự kiện như thách thức dư luận xã hội lúc bấy giờ vì quan niệm của Nho giáo coi nhẹ vai trò phụ nữ vẫn bao trùm xã hội.

Thế nhưng vượt lên định kiến cuộc thi vẫn thu hút các cô gái có tư tưởng tiến bộ tham gia. Về nhất cuộc thi bơi này là Vũ Thị Quang nhà ở 54bis phố Trúc Bạch. Thấy kết quả hội chợ rất tốt, Hội Thể thao Bắc Kỳ đã lập chi nhánh bơi lội ở hồ Trúc Bạch. Tuy nhiên vì hồ nông, nước cũng không sạch, lại thêm quanh năm nhà máy điện Yên Phụ xả nước nóng ra đây nên mùa Hè nước đã nóng lại nóng hơn nên đã không thu hút được người ham thích.

Thêm nữa chuyện cô Nghĩa, người phố Trúc Lạc được báo chí gọi là “nữ lưu tân tiến” trong nhóm “Tiểu thư đi bộ Hà Nội - Chùa Trầm” bị chết đuối do lật thuyền thoi, do vậy chỉ tồn tại một thời gian, câu lạc bộ này phải đóng cửa.

Sau Giải phóng Thủ đô, người ta lên kế hoạch sửa sang lại đường Cổ Ngư và bờ hồ Trúc Bạch đồng thời cũng dự kiến xây nhà hát ngoài trời mang tên Nhà hát Nhân dân ở cuối phố Phó Đức Chính. Sân khấu của nhà hát nằm trên mặt hồ Trúc Bạch.

Tuy nhiên, mới chỉ làm được một việc là mở rộng đường Cổ Ngư. Và cũng từ năm này, bán đảo Ngũ Xã trở thành nơi đổ xỉ than của Nhà máy điện Yên Phụ. Khi Mỹ đánh bom miền Bắc và Hà Nội, phía Nam hồ có trận địa phòng không bảo vệ nhà máy điện. Trong bản quy hoạch Hà Nội năm 1943, hồ có diện tích 29,6 ha. Sau khi kè hồ năm 2000, diện tích hồ hiện chỉ còn còn 22ha mất gần 1/4 diện tích.

Từ Cổ Ngư đến đường Thanh Niên

Về sự hình thành Cổ Ngư, Đại Việt sử ký chép: “Năm 1427 Bình Định Vương Lê Lợi sai đắp đường từ Yên Hoa xuống Cửa Bắc thành Đông Quan để tấn công quân Minh bị vây trong thành”.

Năm 1514 vua Lê Tương Dực sai mở rộng thành Thăng Long trong đó đắp tường bao quanh cả quán Trấn Vũ. Sử cũ cũng chép năm 1640, dân mấy làng ven hồ cùng nhau đắp thêm tạo ra một cái đập để thuận tiện cho việc bắt cá ở Hồ Tây và Trúc Bạch.

Chú thích ảnh
Đường Thanh Niên ngày nay. Ảnh Zing

Khi chính phủ Pháp tổ chức đấu thầu phá tường thành Hà Nội sau đó xây dinh toàn quyền thì Cổ Ngư lại được chú ý. Khi đắp đê Yên Phụ họ cũng mở rộng Cổ Ngư, cho trồng phượng dọc hai bên đường, cho lắp hàng đèn đốt bằng khí đất đèn thắp sáng vào ban đêm.

Tối tối, người của Sở Lục lộ đi mở van dẫn khí từ dưới chân cột lên đèn rồi châm lửa. Trước đó, khi màn đêm buông xuống, thành phố bị bóng đen bao phủ nay có đèn đường đã tạo ra các hoạt động đô thị buổi tối là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển Hà Nội. Ánh sáng khiến hồ Tây và Trúc Bạch lung linh và huyền ảo hơn.

Thời Pháp thuộc Cổ Ngư mang tên thống chế Lyoutey nhưng người Hà Nội vẫn gọi là Cổ Ngư.

Năm 1957, thành phố quyết định mở rộng Cổ Ngư thành đường đôi. Tham gia xây dựng là hàng vạn thanh niên các cơ quan nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội, họ thực hiện nghĩa vụ lao động với tinh thần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày Chủ nhật, nghìn nghịt trai gái, kẻ gánh người đẩy xe cải tiến chở đất từ bãi sông Hồng vào đắp đường. Giờ nghỉ giải lao, có nghệ sĩ kéo đàn động viên. Vì đất bãi là cát và phù sa nên người ta cho vật đất dưới hồ đắp hai mép. Vì đường có công sức của hàng vạn thanh niên, nên đã đặt tên là đường Thanh Niên.

Thời bao cấp, đường Thanh Niên là nơi tình tự của giới trẻ. Thập niên 1970, 1980, tối mùa Hè nóng bức hay mùa Đông lạnh giá, gió hồ thổi thấu da, dù “áo chăn chưa ấm thân mình” họ vẫn ở đây bên nhau. Trải tấm áo mưa, đôi nọ sát đôi kia ngồi ghì nhau. Thời bao cấp, vào những ngày trời đẹp đứng ở đường Thanh Niên có thể nhìn thấy núi Ba Vì mờ mờ.

Cuối đường Thanh Niên, gần đền Quán Thánh có ngôi biệt thự với kiến trúc gô-tíc rất đẹp. Chủ nhân ban đầu của biệt thự này là chủ nhà máy gạch Quán Thánh. Sau 1954, biệt thự được phân cho nhiều cán bộ và trở thành khu tập thể. Đầu những năm 2000 còn nhìn thấy mái biệt thự nhưng đến năm 2011 thì không nhìn thấy nữa vì mặt tiền bị cơi nới, xây mới.

(Còn nữa)

Nguyễn Ngọc Tiến

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.