Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 1): Từ cơm sáng đến quà sáng…

… đó là một phần của lịch sử Thăng Long - Hà Nội, một phần thấm đẫm ký ức, kỷ niệm của bao thế hệ. Và gần đây, chuyện cho trẻ tiền ăn sáng cũng trở thành vấn đề tranh luận trên mạng xã hội. Thế mới biết, chuyện cơm sáng hay quà sáng quan trọng như thế nào.
17/06/2019 14:00

(Thethaovanhoa.vn) - … đó là một phần của lịch sử Thăng Long - Hà Nội, một phần thấm đẫm ký ức, kỷ niệm của bao thế hệ. Và gần đây, chuyện cho trẻ tiền ăn sáng cũng trở thành vấn đề tranh luận trên mạng xã hội. Thế mới biết, chuyện cơm sáng hay quà sáng quan trọng như thế nào.

Xem chuyên đề "Mọt sách, mọt sử, mọt phim tại đây"

Lần theo phong thủy kinh thành Thăng Long xưa (kỳ 1): Núi thiêng trong kinh thành

Lần theo phong thủy kinh thành Thăng Long xưa (kỳ 1): Núi thiêng trong kinh thành

Trong "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn đã tuyên bố, Thăng Long "ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi… đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện nghi núi sông sau trước”. Không thể phủ nhận rằng, cùng với thiên thời và nhân hòa thì "địa lợi" là một trong những yếu tố để người xưa đi đến quyết định chọn Thăng Long là kinh đô muôn đời cho con cháu đời sau.

Thời Nhà Lý có chợ Tây Nhai (tương ứng khu vực chợ Ngọc Hà ngày nay), thời nhà Lê có chợ Cầu Đông (tương ứng với phố Hàng Đường, Hàng Buồm ngày nay), đông đúc và lớn nhất khi đó là bán xôi, bánh, chè, bánh đúc... Ngoài chợ, các bến đò ngang, đò dọc cũng có hàng quà bán cho khách.

Sinh hoạt như vậy kéo dài nhiều thế kỷ. Thế nhưng dân Thăng Long không ăn quà sáng, họ ăn cơm cho chắc dạ như nông dân.

Từ những tiếng rao đầu tiên

Trong cuốn Chuyện cũ bên sông Tô (thực chất là gia phả của dòng họ Nguyễn Đình, quê gốc Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội lên buôn bán ở Thăng Long từ thế kỷ 17) của Nguyễn Công Chí kể rằng thời vua Minh Mạng, cứ nghe trống canh 5 trong thành vọng ra là nhà nhà trong phố dậy nấu cơm.

Ăn xong, đàn ông thì làm tuần nước chè, còn các bà ăn miếng trầu chuẩn bị cho ngày mới. Gia đình có cửa hiệu buôn bán rục rịch dọn hàng. Thị dân cũng chuẩn bị làm công việc thường ngày. Bữa sáng bao giờ cũng nấu dư để trưa nếu đói thì ăn bát cơm nguội. Nhà có điều kiện có thêm đồ ăn vặt như: củ khoai, chè, cháo, bánh... Nhưng đến đầu đời vua Tự Đức, buôn bán phát triển, các cơ sở sản xuất thủ công mở rộng, việc nhiều hơn nên nhiều gia đình bắt đầu ăn sáng bằng quà cho tiện.

Bằng chứng là năm 1894, nhà nghiên cứu người Pháp Edmond Nordemann viết cuốn sách có tựa đề Quảng tập viêm văn: An Nam văn tập, phần về tiếng rao vào buổi sáng trên phố Hà Nội, Edmond thống kê cả thảy có 30 tiếng rao trong đó có rao quà như: “Ai bánh bao ra mua”, “Ai bánh cuốn Thanh Trì ra mua nào”, “Ai bánh giò ra mua nào”...

Chú thích ảnh
Gánh phở rong trên phố Hà Nội những năm 1890 - 1900. Ảnh tư liệu

Có tiếng rao quà vào buổi sớm có nghĩa là có người ăn quà sáng. Và như vậy, ngoài ăn sáng bằng cơm trong nửa cuối thế kỷ 19 ở Hà Nội đã có người ăn sáng bằng quà.

Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội đã làm xuất hiện nhiều loại quà mới như: phở, bánh Tây (nay gọi là bánh mì), các loại bánh ngọt, sữa... làm cho quà sáng phong phú hơn bên cạnh các loại quà vốn có từ trước đó gồm: xôi, bánh cuốn, bún ốc, bún chấm...

Đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi, ở Hà Nội ngày càng nhiều người Việt làm công chức, viên chức cho các sở Tây, làm ký cho các hiệu buôn. Tầng lớp thị dân cũng chuyển sang ăn quà sáng thay cơm.

Tuy nhiên, kiểu ăn và miếng ăn quà sáng cũng bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Chỉ người lớn mới được quyền ăn ở quán, có bàn ghế đàng hoàng, ngồi ngoài đường nhai nhồm nhoàm là thiếu lòng tự trọng. Vì thế ngồi ăn ở các quán vỉa hè chỉ có người lao động.

Trước khi con cái đến trường, người lớn trong gia đình ra phố mua về cho con ăn trong nhà, không có chuyện cha mẹ dắt con ra quán. Ăn xong nếu nhà giàu thì có xe tay gia đình đưa đến trường, nhà không có, trẻ phải tự đi vì thời kỳ đó đường phố vắng vẻ. Mặt khác, trẻ cũng không được quyền đòi hỏi ăn quà này, quà kia, ăn gì là do người lớn quyết định. Không có chuyện người lớn cho trẻ vài xu để chúng tự ăn sáng, bởi quan niệm đứa trẻ còn quá nhỏ mà sớm biết đồng tiền sẽ sớm có thói quen tiêu tiền và lớn lên sẽ tiêu như phá thì không thể bao lo cho gia đình. Khi trẻ đã học trung học, lúc đó cha mẹ tin tưởng có thể cho vài xu, vài hào tiêu vặt và mua sắm những thứ cần thiết.

Đến cả một lối sống văn hóa

Thập niên 1930 - 1940, dân các vùng miền đổ về Hà Nội kiếm sống ở chật các khu trọ rẻ tiền và không ai đi làm với cái bụng trống rỗng, nên xôi là sự lựa chọn của người ít tiền.

Bán xôi phần lớn là bà già hay phụ nữ trung tuổi người làng Tương Mai. Bán bánh cuốn là dân Thanh Trì. Nhiều người cứ tưởng họ cho hành thái nhỏ li ti lên mặt bánh để cho ngon nhưng thực ra không phải như vậy, họ cho hành để khi bóc bánh sẽ không dính. Bên cạnh lớp bánh cuốn có chai nước mắm, vài lạng chả cùng ít bát đĩa.

Còn bà bán bún thang thì trong lúc cùng thằng nhỏ giúp việc bày biện đã rao đi rao lại: Ai bún thang nào... Khi người bán quà rong mỏi chân, họ dừng bên cạnh cửa nhà nào đấy và thế nào cũng mời chủ nhà ăn quà, rồi nhất quyết không lấy tiền như để cám ơn đã cho ngồi nhờ trước cửa.

Mùa nào thức nấy, đường phố luôn đầy ắp tiếng rao quà và các bà, các cô dù đang làm gì mà nghe tiếng rao thứ quà mình thích là gọi. Thậm chí họ rõ biết giờ này sẽ có hàng quà gì qua, giờ kia là hàng gì.

Cơm sáng, quà sáng - chuyển vận theo thời cuộc

Thời bao cấp, Hà Nội xuất hiện các cửa hàng ăn uống quốc doanh. Các cửa hàng này bán phở, mì, bánh mì ngọt... dẫn đến các cửa hàng phở, bún của tư nhân ít dần và cũng hạn chế người bán quà rong buổi sáng.

Cuộc sống khó khăn người lao động nghèo mất dần thói quen ăn quà sáng. Người làm nhà nước lương cao vẫn có thể ăn phở nhưng công nhân lương thấp thì chỉ dám mua gói xôi. Nhiều gia đình quay lại nấu cơm ăn sáng như từng có trong lịch sử. Cả nhà ăn rồi sau đó người lớn cho vào cặp lồng mang đến nơi làm việc để ăn bữa trưa. Cơm và thức ăn còn lại để cho con học buổi sáng về ăn.

Vào mùa Đông, cơm xới vào cái liễn sau đó ủ trong chăn bông để giữ ấm. Cách này chỉ có tác dụng giữ ấm được vài tiếng nhưng còn hơn cơm lạnh ngắt.

Lại có nhà lo ăn sáng bằng cách bữa chiều hôm trước nấu dư cơm để sáng hôm sau có cơm nguội rang cho cả nhà ăn. Vì thực phẩm bán bằng phiếu và theo tiêu chuẩn nên nhà nào mua mỡ thì thôi mua thịt hoặc ngược lại. Không sẵn mỡ nên rang cơm chỉ có chút nhờn nhờn cho khỏi cháy chảo. Có hôm hết nước mắm hay xì dầu đành phải thay bằng nước muối.

Lại thêm gạo mậu dịch để trong kho vài năm mới mang bán nên cơm rang vừa khô vừa rời rạc. Không ăn thì đói không học được nên trẻ dù không thích cũng phải ăn. Vì biết nhà thiếu thốn, hàng xóm cũng thiếu thốn như nhà mình nên trẻ con thời đó không bao giờ mè nheo, đòi hỏi. Và chúng cũng biết có đòi hỏi cũng chẳng được, đành trệu trạo.

Lại có giai đoạn Hà Nội ăn độn mì nên bữa sáng có khi là mì sợi nấu, bánh mì hay bánh bao. Mì sợi nấu với nước lã cho tí mì chính để dễ nuốt. Mùa có cà chua thì cho một, hai quả, nồi mì có màu hồng đánh lừa thị giác cũng đỡ ngắc ngứ hơn. Không có cà chua, nồi mì trắng như mắt ma.

Rồi những năm 1973 - 1974, Hà Nội ăn sáng bằng bánh mì, thời điểm đó mỗi gia đình được phát một quyển sổ ghi tiêu chuẩn bánh mì. Bánh mì để trong xe cỡ xe cải tiến được nhân viên ngành lương thực đẩy đến đầu phố, cứ mang sổ ra lấy, lấy bao nhiêu thì họ gạch sổ. Cũng có bánh mì ngọt nặng 100 gram cong cong nên gọi là bánh sừng bò. Sổ bánh mì rất đơn giản, làm giả rất dễ nhưng chẳng ai làm, phần vì lòng tự trọng, phần vì nếu không may bị phát hiện sẽ bị bắt vì mấy cái bánh mì thì quá nhục.

Rồi quà sáng cũng thay đổi vào đầu thập niên 1990 khi kinh tế đất nước khá lên. Hình như không muốn con cái phải trệu trạo nhai cơm rang như mình nên cha mẹ cố gắng cho con quà sáng trước khi con đến lớp. Và quan niệm cũng có nhiều thay đổi, nhất là ngày nay. Có gia đình đưa tiền cho con để chúng tự ăn. Lại có gia đình vẫn giữ nếp xưa, mua về cho con ăn và cũng không ít phụ huynh dẫn con đi ăn rồi đưa đến lớp.

Chuyện cho trẻ tiền ăn sáng cũng trở thành vấn đề tranh luận trên mạng xã hội. Bên thì cho rằng không nên đưa tiền cho trẻ ăn sáng mà người lớn nên cho chúng ăn để nhìn thấy chúng ăn vào mồm, ăn những thứ vệ sinh. Nhưng bên kia lại quan niệm khác, cho rằng đưa tiền cho trẻ để chúng tự ăn quà sáng là rèn cho tính tự lập đồng thời cũng cho chúng biết cách tiêu tiền.

Bên nào cũng có cái lý. Tuy nhiên có một thực tế là có trẻ chỉ dùng một phần tiền cha mẹ cho để ăn sáng, số tiền còn lại chúng để dùng vào việc khác, ví dụ như chơi trò chơi điện tử.

Phần lớn người nước ngoài đến Việt Nam đều có chung thắc mắc, từ người lớn đến con trẻ đều ăn sáng ở quán, trong khi ai cũng phàn nàn chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm và ẩm thực đường phố chưa mấy vệ sinh? Đó là thắc mắc rất đáng lưu tâm.

Nguyễn Ngọc Tiến

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.