Khám phá Hồ Tây (kỳ 1): Thấm đẫm văn hóa từ những tên gọi

Tiếp theo các bài viết nhỏ lẻ về Hồ Tây đăng trong loạt bài “Ký ức Thăng Long - Hà Nội” trên báo TT&VH, nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục trở lại đề tài này để kể với người đọc từng câu chuyện lớn, nhỏ theo mỗi bước chân xung quanh hồ.
03/09/2019 11:00

(Thethaovanhoa.vn) - (LTS) Tiếp theo các bài viết nhỏ lẻ về Hồ Tây đăng trong loạt bài “Ký ức Thăng Long - Hà Nội” trên báo TT&VH, nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục trở lại đề tài này để kể với người đọc từng câu chuyện lớn, nhỏ theo mỗi bước chân xung quanh hồ. Loạt bài “Khám phá Hồ Tây” không tham vọng kể hết mọi chuyện quanh Hồ Tây (mà cũng không thể kể hết được), mà chỉ là chép lại một chút xưa và thêm chút nay để bạn đọc biết thêm về vùng đất lịch sử, văn hóa và tâm linh này.

Xe chuyên đề "Mọt sách, mọt sử, mọt phim tại đây"

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 6): Nhớ Cổ Nguyệt đường của Hồ Xuân Hương ven Hồ Tây

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 6): Nhớ Cổ Nguyệt đường của Hồ Xuân Hương ven Hồ Tây

Sau một thời gian đây đó, Hồ Xuân Hương trở lại Khán Xuân dựng Cổ Nguyệt đường để làm thơ và dạy học. Cổ Nguyệt đường nhìn ra hồ Tây xanh bát ngát mầu sen. Có lẽ thời gian ở bên hồ Tây là phần đời an bình nhất của nữ sỹ. Nếu đúng mộ bà ở Hồ Tây, mảnh đất thẫm huyền thoại thì ta cũng không cần biết chính xác ở vị trí nào, vì bà cũng là một huyền thoại của Hồ Tây.

Dù trải qua thời gian với biến động của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của khí hậu, các làng quanh hồ hiện còn rất nhiều chùa, đền, miếu, đình gắn liền với truyền thuyết, tín ngưỡng và các nhân vật trong lịch sử. Đến đây, ta có thể tìm lại một phần bản nguyên của phái thiền Tào Động, của Đạo giáo và tư tưởng dung hợp tôn giáo của người Việt.

Vùng đất lành

Non nước Hồ Tây huyền bí, khung cảnh nên thơ hữu tình, khí hậu trong lành, mát mẻ lại có sông Hồng, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ như hào lũy phòng thủ tự nhiên làm cho vua chúa các triều đại Lý, Trần, Lê “yên tâm” rộng tay mở kho công khố lấy vàng bạc xây cung, xây điện. Khu vực này nằm sát kinh thành, rất thuận tiện để vua chúa tổ chức những sự kiện quốc gia như: Lễ hội đèn Quảng chiếu, Hội thề Trung hiếu, và may mắn nó còn lưu truyền đến hôm nay.

Con người bám vào sông Hồng, sông Tô, Thiên Phù và hồ Tây để sinh sống cũng rất sớm. Những cư dân này sống bằng nghề đánh cá, làm giấy, chuội tơ, dệt lụa, đan lưới, tạo ra làng nghề thủ công nhộn nhịp năng động.

Chú thích ảnh
Một góc làng Yên Phụ bên bờ hồ Tây xưa, phía Bắc đường Cổ Ngư. Ảnh tư liệu

Ngoài việc tạo ra sản phẩm vật chất, họ cũng sáng tạo ra truyền thuyết, một sản phẩm tinh thần làm nên tâm thức Thăng Long - Hà Nội. Truyền thuyết cáo chín đuôi ở Hồ Tây cho thấy quan niệm cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác. Truyền thuyết Thánh Gióng trên đường đuổi giặc đã dừng lại xuống Hồ Tây tắm với ý nghĩa người anh hùng giữ nước cũng là dân và mọi người dân đều có thể trở thành anh hùng. Truyền thuyết chó mẹ bơi qua sông Hồng đẻ con ở núi Nùng hay ông Trọng chém chết con giải khiến cả đoạn sông Hồng chảy qua Thăng Long an toàn thể hiện vùng đất này rất lành.

Trong nhiều thế kỷ, tầng lớp trí thức phong kiến thường vãn cảnh Hồ Tây. Không thể thờ ơ trước cái đẹp, thật khó đếm được có bao nhiêu bài phú, câu thơ, áng văn về cảnh vật, con người Tây Hồ… của những học giả ấy.

Thời gian không bao giờ dừng lại, xã hội thay đổi, các làng nghề quanh hồ theo sự biến đổi cũng rơi rụng, nhịp chày Yên Thái tắt lịm, tiếng lách cách thoi dệt lụa, dệt lĩnh ở Trích Sài, Bái Ân cũng im ắng từ lâu. Lại có những giá trị văn hóa phi vật thể tuy không mất song bị lãng quên.

Hồ Tây và không gian quanh hồ thế kỷ 21 đã khác trước rất nhiều khiến cho những người hoài cổ nuối tiếc. Vì không gian Hồ Tây rất rộng do vậy tôi chỉ viết về các địa danh sát hồ. Tôi muốn dẫn mọi người đi một vòng quanh hồ, theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ lịch sử hồ và những gì liên quan đến hồ sau đó là các phường xung quanh…

Chú thích ảnh
Và Hồ Tây ngày nay

Dấu ấn truyền thuyết, lịch sử, văn hóa từ những tên gọi

Có rất nhiều truyền thuyết hình thành Hồ Tây trong dân gian. Truyền thuyết Hồ Trâu Vàng kể rằng, đời nhà Lý, ở nước ta có Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh, vua Tống trả ơn bằng cách cho phép Minh Không vào kho báu chọn món đồ theo ý thích và lấy bao nhiêu tùy thích nhưng Minh Không chỉ lấy đồng đen (vì đồng đen được coi là “mẹ” của vàng) cho vào bao mang về dâng vua Lý. Vua sai đem chỗ đồng đen ấy đúc thành cái chuông. Chuông đúc xong mang ra đánh thử. Tiếng chuông vang vọng sang tận Trung Quốc. Nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng ở bên ấy lồng lên chạy về nơi phát ra tiếng âm thanh. Đến khu rừng phía Bắc thành Thăng Long thì tiếng chuông im bặt. Trâu vàng mất phương hướng đã lồng lên đi tìm và giẫm nát cả một khu rừng, còn đất thì lún xuống thành hồ. Những nơi trâu đi thành sông mà ngày nay còn lại di tích, đó là sông Kim Ngưu. Vua sai ném chuông xuống hồ để trâu khỏi lồng và trâu đã lặn theo.

Cũng theo truyền thuyết này, nếu ai sinh đủ mười người con trai thì có thể đến hồ gọi trâu vàng về. Một lần có người đến gọi được trâu vàng lên khỏi mặt nước và dắt vào bờ. Bỗng nhiên, thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó. Và dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu (gần phủ Tây Hồ hiện nay). Về sau mới biết, người gọi trâu chỉ có chín con trai ruột và một con trai nuôi.

Một truyền thuyết khác được ghi trong Lĩnh Nam chính quái. Xưa, ở phía Tây kinh thành có hòn núi đá bên sông, dưới núi có hang động. Đó là nơi trú ngụ của con cáo chín đuôi sống hơn nghìn năm đã thành tinh. Con cáo gây ra bao nhiêu điều ác cho dân lành. Lạc Long Quân biết chuyện đã đến trừ họa cho dân, giải thoát cho những người bị hồ tinh bắt giam trong hang sâu, cho họ miếng đất cao gần đó để ở, lập thành làng Hồ Khẩu. Làng Cáo (tên chữ là Xuân Tảo) và làng Giàn (tên chữ là Cáo Đỉnh) gần nhau và cái tên này được cho là dấu tích của truyền thuyết.

Sau 1954, Xuân Tảo hợp nhất với Cáo Đỉnh thành xã Xuân Đỉnh thuộc huyện Từ Liêm. Cái tên dân gian hồ Xác Cáo xuất phát từ truyền thuyết này.

Lãng Bạc là một tên khác của Hồ Tây. Theo Tây Hồ chí, sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tướng nhà Hán là Mã Viện đã gọi Hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Có lẽ Mã Viện đã nhìn thấy mặt hồ nổi sóng trong những ngày giông bão, sóng lớp này chồng lên lớp kia liên tục vỗ vào bờ tạo ra khung cảnh vừa sợ vừa thú vị.

Dâm Đàm cũng là tên của Hồ Tây nhưng không rõ xuất hiện vào giai đoạn nào. Theo sách Hồn sử Việt, khi vua Lý Công Uẩn dời Hoa Lư lập kinh đô Thăng Long, thấy Kim Ngưu đẹp nên ông thường xuyên tổ chức du ngoạn. Và không ít lần trong những chuyến đi trên hồ, sương mù đã bao phủ thuyền của vua tạo ra cảnh tượng vô cùng huyền ảo vì vậy hồ được đổi tên là Dâm Đàm, nghĩa là hồ mù sương.

Còn về cái tên Tây Hồ, Đại Việt sử ký chép: “Năm 1573 vua Lê Thế Tông lên ngôi tên húy là Duy Đàm, kiêng húy cấm không được gọi hồ Dâm Đàm, mà đổi gọi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó”. Ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Hàng Châu cũng có Tây Hồ nổi tiếng trên đất Trung Quốc.

Đến đời Tây Đô Vương Trịnh Tạc, năm 1657 vì kiêng chữ Tây nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị đổi thành Đoài (Đoài nghĩa là phía Tây) bởi vậy Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ. Nhưng dân Thăng Long vẫn gọi là Tây Hồ.

Đến triều nhà Tây Sơn quan niệm về húy kỵ có khác, sách Đào Khê dã sử kể, sau khi tiêu diệt quân Thanh, thống nhất Đại Việt, vua Quang Trung đã lưu lại Thăng Long một thời gian ở để chiêu hiền đãi sĩ. Một hôm, vua ngự thuyền chơi Tây Hồ, theo hầu có một văn thần họ Đỗ vốn là tiến sĩ nhà Lê. Muốn lấy lòng vua, ông này đã tâu xin vua đổi tên hồ với lý do… trùng với quê vua (Tây Sơn, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Quang Trung nghe xong cười: “Tây Hồ là danh thắng của Thăng Long, người Thăng Long bao đời vẫn lưu luyến Tây Hồ, lẽ nào nay vì trẫm mà phải đổi tên hồ quen thuộc? Vả chăng trẫm từ Tây Sơn đến với nhân sĩ, hiền tài Bắc Hà chẳng tốt lắm ru? Khách Tây Sơn, cảnh Tây Hồ đó là duyên tao ngộ, cùng nhau còn nhiều gắn bó, hẹn hò, cảnh chẳng phụ người, làm sao người lại phụ cảnh? Nhà ngươi muốn trẫm làm một việc vô nghĩa với dân Bắc Hà sao?”.

xong, cả vua lẫn quần thần cùng vui vẻ.

Hồ Tây có từ bao giờ?

Hồ Tây xưa là khúc uốn của sông Hồng khi sông đổi dòng chảy lấn về bờ bên kia đã để lại một hồ nước, giống nhưsông Hồng đổi dòng đã tạo ra hồ Lục Thủy (Hồ Gươm). Vào đầu Công nguyên, khu vực hồ Tây có cửa thông với sông Hồng và bãi lầy.

Nguồn cung cấp nước gián tiếp cho Hồ Tây từ nửa đầu thế kỷ 18 trở về trước chính là sông Hồng thông qua sông Thiên Phù ở phía Tây và sông Tô Lịch ở phía Đông của Hà Nội ngày nay. Diện tích Hồ Tây hiện còn khoảng 460 héc ta.

Còn nữa

Nguyễn Ngọc Tiến

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.