Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu vẫn đang thận trọng cho dù lạm phát chung đang có xu hướng giảm và về mức ổn định hơn. Họ hiểu rõ rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp, vốn đã phải chịu đựng mức lạm phát cao nhất kể từ thập niên 1970, sẽ không đánh giá cao những tuyên bố quá sớm.
Theo các chuyên kinh tế, năm 2024 dự báo lạm phát sẽ không đáng quan ngại, nhưng không vì thế chủ quan trong kiểm soát giá cả, tránh tạo lạm phát kỳ vọng vì tình hình kinh tế trong nước vẫn có biến động khó lường, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới chưa được kiểm soát.
Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm, còn nhiều dư địa kiểm soát lạm phát, ước tính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 5 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,61% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.
Theo số liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) vừa mới công bố, người dân Australia đang chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, nhưng cắt giảm chi cho quần áo, giày dép, đồ nội thất và thiết bị gia dụng trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng.
Doanh số bán lẻ ở Canada vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng vượt trội, một dấu hiệu cho thấy có sự phục hồi về khả năng mua sắm của người tiêu dùng nước này bất chấp những dự báo về suy thoái và lạm phát cao.
Nhiều người tiêu dùng ở Pháp hiện đang phải siết chặt khẩu phần hoặc bỏ qua những yêu cầu khắt khe về chất lượng thực phẩm mua về trong bối cảnh lạm phát ở mức cao kỷ lục.
Hansot - thương hiệu nhượng quyền thương mại cơm hộp lớn nhất Hàn Quốc - công bố ngày 22/5 cho thấy các đơn đặt hàng cơm hộp theo số lượng lớn trong 15 ngày đầu tháng 5 này đã tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022.
Người tiêu dùng Canada đang cảm thấy rõ rệt nhất những tác động của lạm phát khi họ phải cắt giảm các giao dịch mua bán hàng hóa không thiết yếu để đối phó với những khoản vay thế chấp bị tăng lãi suất và hàng hóa nhu yếu phẩm, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, liên tục bị đẩy giá.
Cũng giống như tại phần lớn các nước châu Âu khác, người tiêu dùng ở Pháp đang chật vật ứng phó với giá lương thực tăng vọt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình hình xung đột tại Ukraine.
Người Canada dường như đang trải qua những ngày khó khăn nhất về tài chính sau một đợt lạm phát lớn nhất kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.
Trung Quốc - “công xưởng” lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau ba năm, dẫn đến nhu cầu tăng mạnh và nguy cơ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng nhà đầu tư không cần quá lo lắng.
Năm 2022, người dân tại Italy đã phải trả số tiền nhiều hơn cho lượng hàng hóa ít hơn, một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã tác động như thế nào đến đời sống của người dân nước này.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất