Góc nhìn 365: 'Tiếp lửa' cho ca trù

Vài ngày qua, thông tin và những hình ảnh về việc Google vinh danh ca trù Việt Nam đang liên tục được chia sẻ trong sự phấn khích của cộng đồng.
25/02/2020 07:40

(Thethaovanhoa.vn) - Vài ngày qua, thông tin và những hình ảnh về việc Google vinh danh ca trù Việt Nam đang liên tục được chia sẻ trong sự phấn khích của cộng đồng.

Bảo tồn di sản ca trù: Câu ca, nhịp phách vang ngân dịp cuối tuần

Bảo tồn di sản ca trù: Câu ca, nhịp phách vang ngân dịp cuối tuần

Vào tối thứ Bảy hàng tuần, câu ca, nhịp phách ca trù lại vang ngân tại Bích Câu Đạo quán (Hà Nội), đưa không gian này thành điểm hẹn của những người yêu di sản.

Trước đó, khi bước sang ngày 23/2, trang chủ Google đã sử dụng biểu tượng tạm thời (Google Doodle) được thiết kế để diễn tả một canh hát ca trù, kèm theo đó là những giới thiệu trang trọng về xuất xứ và giá trị của di sản từng được UNESCO ghi danh vào năm 2009.

Đây không phải lần đầu tiên, những giá trị của văn hóa Việt xuất hiện trên Google Doodle. Nhưng với ca trù, việc được giới thiệu trên mạng tìm kiếm lớn nhất thế giới là một câu chuyện đặc biệt – nếu xét tới những gì nó đã trải qua.

Thực tế, từng có một thời gian dài bị lãng quên trong quá khứ, ca trù Việt Nam mới chỉ manh nha phục hưng trong những năm gần đây. Bản thân, danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp” mà UNESCO từng trao tặng cho nó cũng nói lên thực trạng này - khi mà 11 năm qua, ca trù vẫn chưa được đưa ra khỏi danh mục “cần bảo vệ khẩn cấp”.

Và, dù khái niệm “ca trù” cũng đã bắt đầu trở nên quen thuộc trong đời sống xã hội, những thông tin, kiến thức cụ thể về nó cũng chưa đến được rộng rãi với cộng đồng. Bởi, trong suy nghĩ chung của mọi người, ca trù vẫn chỉ gắn với hình ảnh của những đào nương và các canh hát tại ca quán - vốn chỉ là một trong những dạng thức tồn tại của ca trù theo lịch sử phát triển.

Chú thích ảnh
Đào nương Nguyễn Thị Như Quỳnh trình diễn hát nói "Thông minh nhất nam tử và Hàn Tín" tại Liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội 2019. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Do vậy, như những gì được chia sẻ nhiều người tỏ ra bất ngờ và thú vị trước lời giới thiệu của Google về ca trù: Đây là thể loại nhạc truyền thống được tôn sùng nhất của Việt Nam, từng có phong cách diễn xướng “giống như các nghi lễ geisha của Nhật Bản và các màn trình diễn kịch của vở opera” và từng là “trò giải trí cho giới quý tộc trong hoàng cung”.

Thậm chí, việc Google coi ngày 23/2 (mùng 1 tháng 2 Âm lịch) là ngày “giỗ tổ ca trù” cũng là một thông tin khiến nhiều người ngạc nhiên - khi mà trên thực tế, các giáo phường ca trù tại Việt Nam thường có những ngày “giỗ tổ” khác nhau theo truyền thống. (Theo lý giải của một chuyên gia, thời điểm này gắn với ngày giỗ Đào nương Đào Thị Huệ - một trong những vị tổ của ca trù. Tương truyền, bà sống vào thế kỷ 15, từng lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh và hiện vẫn được tôn vinh trong lễ hội Đào nương từ mùng 1 đến mùng 6 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại Hưng Yên).

***

Đọc lại các tư liệu, chúng ta sẽ thấy ca trù đã từng có những năm tháng hoàng kim và được trọng thị không kém bất cứ bộ môn nào trong kho tàng nghệ thuật truyền thống. Loại hình âm nhạc - diễn xướng ngôn từ ấy cũng có một sức sống đặc biệt, khi có thể sáng tạo, du nhập thêm những thể cách mới và tồn tại trong mọi hoàn cảnh: Gắn với các nghi lễ tín ngưỡng địa phương, sử dụng trong cung đình (đặc biệt là từ thời Lê Trung Hưng), thậm chí “bén rễ” ở những đô thị hiện đại đầu thế kỷ 20 và gần như trở thành một biểu trưng văn hóa của Hà Nội.

Chú thích ảnh
Ca nương Đặng Thị Lụa trình diễn hát nói "Gánh gạo đưa chồng" tại Liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội 2019. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Thậm chí, dẫn lại ghi chép của cố nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nhà phê bình âm nhạc Bùi Trọng Hiền vẫn thường nhắc tới một hình ảnh xúc động và bi tráng nhất của ca trù trong quá khứ: Năm 1946, khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, một trong những chuyến tàu cuối cùng tại Hà Nội đã chở khoảng 300 đào nương tình nguyện lên chiến khu để sung vào đội ngũ dân công, như dấu chấm hết cho một giai đoạn từng là dòng nghệ thuật chủ lưu phía Bắc của loại hình này.

Kể lại những câu chuyện ấy không phải để tiếc nuối cho ca trù - khi mà những thay đổi của xã hội hiện đại đã làm di sản này không còn giữ được vị thế như xưa. Thực tế, từ khi được UNESCO ghi danh, ca trù cũng đã phần nào được quan tâm trở lại, với những cuộc thi, những khóa đào tạo và cả những nghiên cứu, mày mò để phục dựng phần nội dung từng mai một.

Nhưng, để ca trù thật sự tìm lại được phần nào sức sống từng có, đó không thể chỉ là câu chuyện của riêng ngành văn hóa hay của 14 địa phương đang sở hữu nghệ thuật ca trù trên cả nước. Xa hơn, ca trù cần được cả xã hội quan tâm và tự hào về nó - như tâm lý chúng ta đang có sau sự tôn vinh của Google.

Cúc Đường

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.