Rượu, bia là một nét tiêu biểu nổi bật trong văn hóa nước Anh và các quốc gia láng giềng (Scotland, Ireland). Vẻ đẹp của những quán bar, pub (quán rượu) ở những quốc đảo này thậm chí đã trở thành một loại nghệ thuật thường thức, tức là người ta tới đó chưa chắc đã để uống đồ có cồn, mà để thư giãn, gặp gỡ nhau thế thôi...
Người Anh chỉ còn cách một trận đấu nữa để được trải nghiệm giây phút lịch sử nếu đội tuyển Anh lên ngôi vô địch EURO 2020. Đây sẽ là danh hiệu lớn đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ của họ, thế nên chẳng ngạc nhiên khi nước Anh đang rơi vào trạng thái hưng phấn tột độ.
Vòng chung kết EURO 2020 năm nay quả thực là một giải đấu hấp dẫn, lôi cuốn khán giả với những bất ngờ đầy thú vị.
Mỗi lần xem bất kỳ trận EURO nào mùa này với nhóm người khác nhau, tôi cũng lại nghe họ thắc mắc: “Sao lại có quảng cáo của Trung Quốc nhỉ?”. Khán giả thì thắc mắc vậy khi không hiểu hoặc không muốn hiểu chuyện thương mại ở một giải bóng đá lớn. Nhưng truyền thông thì rất tỏ tường.
Những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, người Anh liên tục chia sẻ nhau câu “Football is coming home”, hay “It’s coming home again” ngụ ý bóng đá đang trở về quê hương của chính nó từ thành công của đội tuyển Anh tại EURO, ít nhất là cho tới thời điểm này, khi họ đã giành vé vào bán kết.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang. Sau trận 1/8 được chơi trên sân nhà trước sự chứng kiến của hơn 4 vạn khán giả, rất có thể đội tuyển Anh sẽ phải trải qua một trận tứ kết thiếu vắng những cổ động viên thân thương.
Đội tuyển Đức đã lách qua khe cửa hẹp của bảng từ thần sau trận hòa Hungary để giành vé vào 1/8. Họ đã nhận khá nhiều chỉ trích của báo chí và chuyên gia trong nước vì màn trình diễn không thuyết phục. Đội tuyển Anh đang đợi “đại bàng sông Rhine” ở sân nhà Wembley, còn người Đức đang lạc quan một cách thận trọng.
Trận hòa 2-2 của Đức trước Hungary là kết quả đủ để họ đi tiếp vào vòng 1/8, nhưng lại không khiến cho truyền thông và người hâm mộ nước này hài lòng. Nếu không biết cục diện EURO 2020 mà cứ thế đọc những cái tít trên nhiều tờ báo lớn, người ta hoàn toàn có thể nhầm tưởng rằng Đức vừa bị loại.
Samer Tannous, một giảng viên ở đại học thủ đô Damascus Syria tới Đức sinh sống cùng vợ và hai con gái từ tháng 12/2015. Trong những nỗ lực tìm hiểu phong tục tập quán của ngôi nhà mới, Tannous đã nhờ tới bóng đá, đặc biệt là kỳ EURO này để truyền tải một thông điệp tình yêu cùng cô con gái lên 9 của mình.
Hơn một thập kỷ trước, John Delaney, chủ tịch khét tiếng lúc bấy giờ của Liên đoàn bóng đá Ireland đã đề xuất với chủ tịch FIFA lúc bấy giờ là Sepp Blatter về việc mở rộng EURO từ 16 đội lên 24.
Rất nhiều quốc gia, đặc biệt là ở phương Tây đang kỷ niệm tháng cầu vồng: Pride Month – bắt nguồn từ Hoa Kỳ từ tháng 6/1969. Cầu vồng là biểu tượng của cộng đồng người đồng tính trên khắp thế giới. Không ngoại lệ, cầu vồng cũng đang xuất hiện ở EURO 2020.
"Hurra! Wir sind wieder da!" – nhật báo Bild giật tít, dịch vui vẻ câu đó, ta sẽ có câu "Xời ơi! Chúng ta về bờ rồi!". Phải, đội tuyển Đức đã "về bờ" bằng chiến thắng trước Bồ Đào Nha sau khi thất bại trước Pháp ở trận mở màn. "Về bờ!" vì nếu chỉ thua hay hòa, họ sẽ chắc suất bị loại từ vòng bảng.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất