Tranh Đông Hồ:Trời còn để có hôm nay…

Những thăng trầm nối nhau trong suốt một thế kỷ qua của làng tranh dân gian Đông Hồ có lẽ là minh chứng rõ nhất cho câu chuyện về cách tồn tại của một làng nghề dân gian trước những biến đổi về thời cuộc.
28/01/2020 08:00

(Thethaovanhoa.vn) - Những thăng trầm nối nhau trong suốt một thế kỷ qua của làng tranh dân gian Đông Hồ có lẽ là minh chứng rõ nhất cho câu chuyện về cách tồn tại của một làng nghề dân gian trước những biến đổi về thời cuộc.

Sống chậm cuối tuần: Tranh Đông Hồ - ngàn năm không cũ

Sống chậm cuối tuần: Tranh Đông Hồ - ngàn năm không cũ

LTS: Tranh Đông Hồ đang được xây dựng hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới trong thời gian tới. Đây là một tin rất vui đối với những người yêu dòng tranh dân gian này, trong đó có họa sĩ Đỗ Đức. Là họa sĩ sáng tác khá nhiều về đồ họa, từ 40 năm trước, ông đã có những trải nghiệm đáng nhớ về đời sống của tranh Đông Hồ. Xin giới thiệu bài viết của họa sĩ Đỗ Đức.

1. Nhiếp ảnh gia Lê Bích là cái tên mà gần như mọi nghệ nhân ở Đông Hồ đều “nhẵn mặt’. 15 năm qua, anh liên tục xuống Đông Hồ để thực hiện hàng ngàn bức ảnh nhằm ghi lại những gì đang diễn ra – và từng diễn ra – ở làng nghề đặc biệt này.

Đó cũng chính là quãng thời gian mà Đông Hồ đang chuyển mình, để mở ra chút hi vọng mới từ một làng tranh tưởng sắp suy vong.

Như lời Bích, lần đầu tiên anh xuống Đông Hồ chụp là năm 2005, khi dẫn vài người bạn nước ngoài tới đây tham quan và chụp ảnh. Lúc ấy, nghề làm tranh mới chỉ “tái khởi động” ở những bước đi đầu tiên. 2 gia đình nghệ nhân cơ bản còn theo nghề - các cụ Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam – đều làm tranh tại nhà, khách vào xem khá bất tiện.

Chú thích ảnh
Nhiếp ảnh gia Lê Bích (bìa trái) và một nghệ nhân Đông Hồ

Gần một thế kỷ trước đó, 18 xóm của làng Đông Hồ (nay là xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) có 17 dòng họ, dòng họ nào cũng theo nghề làm tranh. Trước năm 1917, làng nằm sát bờ sông Đuống, cạnh bến Hồ, vào dịp tháng Chạp thuyền buôn các xứ tới mua tranh tấp nập. Như lời kể, tranh trong làng được làm từ tháng 8 âm lịch, để bán vào 6 phiên chợ chính trong dịp cuối năm.

Chợ mở sớm, đặt trong đình, thương khách tới từ đêm trước ngủ lại, sáng hôm sau qua đây khuân về cả ngàn, cả vạn bức tranh treo Tết. Sau này, khi làng Hồ dời sâu vào trong chừng vài trăm mét, đình làng được dời theo nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi “đình Tranh” đến tận bây giờ.

Chú thích ảnh
Một cửa hàng bán tranh Đông Hồ thời Hà Nội xưa. Ảnh TL

Những giả thiết hiện có cho rằng nghề làm tranh Đông Hồ xuất hiện ít nhất từ thế kỷ XVIII, khi người dân nắm bắt được kỹ thuật chạm khắc gỗ từ Liễu Tràng (Hải Dương). Tương truyền, ban đầu, người dân làng chỉ khắc ván gỗ in tranh để thờ cúng và treo chơi trong ngày Tết. Sau rồi, tiếng lành đồn xa, việc treo tranh Đông Hồ dần lan rộng và trở thành cái thú chơi xuân của hầu hết mọi gia đình trên miền Bắc.

Thực tế, nghề làm tranh chỉ bán được vào dịp cuối năm không đủ làm sinh kế cho người dân Đông Hồ. Bởi thế, từ rất sớm, nghề làm hàng mã đã bén rễ tại đây và phát triển mạnh, như một lựa chọn bổ sung để kiếm sống của các gia đình. Nhưng, với thương hiệu của những bức tranh dân gian trên giấy điệp, giai đoạn cho đến trước 1945 vẫn mặc định được coi là thời hoàng kim của làng nghề này.

2. Bước sang thời chống Pháp, chiến tranh khiến việc làm tranh ở Đông Hồ gần như gián đoạn. Phải tới năm 1960, nghề này mới xuất hiện trở lại, dưới hình thức… tổ tranh dân gian nằm trong Hợp tác xã nông nghiệp Song Hồ. Gần 50 nghệ nhân trong làng quy tụ ở đây, mày mò nhặt nhạnh các bản khắc cũ để sản xuất tranh theo mô hình chấm công điểm và chia thóc.

Chú thích ảnh
Sản xuất tranh Đông Hồ thời hợp tác xã. Ảnh TL

Đáng nói, giai đoạn kinh tế khó khăn ấy lại là những năm khá đặc biệt với tranh Đông Hồ - khi mà theo lời kể của các nghệ nhân, họ phần nào sống được bằng nghề. Tổ tranh của làng hoạt động rất quy củ và nghiêm túc, lượng tranh làm ra được bán khắp miền Bắc, rồi xuất khẩu cả sang các nước Đông Âu. Thậm chí, năm 1971, một bộ tranh Đông Hồ truyền thống gồm 15 bức còn được trao Huy chương vàng tại Hội chợ sách quốc tế tại Leipzig (Đông Đức).

“Xem lại các tư liệu về tranh Đông Hồ ngày ấy khá thú vị. Ngoài đề tài truyền thống, nhiều bộ tranh về Truyện Kiều, Thạch Sanh, Lưu Bình Dương Lễ, Tống Trân Cúc Hoa… còn được tách ra in riêng từng tiểu cảnh giống như truyện tranh. Hoặc, để phục vụ nhu cầu, các nghệ nhân tạo ra những “biến thể” vẽ mâm ngũ quả, án thư, câu đối…” - Lê Bích kể - “Và việc tranh Đông Hồ vẫn tồn tại và có thị trường khi ấy chính là một minh chứng về sức sống của di sản này”.

Chú thích ảnh
Một cửa hàng bán tranh Đông Hồ thời bao cấp. Ảnh TL

Ž3. Thời kỳ khủng hoảng chỉ đến với tranh Đông Hồ vào giai đoạn đầu Đổi mới, khi những mẫu tranh này không còn tiêu thụ được trên thế giới. Năm 1989, tổ làm tranh giải thể. Một số nghệ nhân tiếp tục sản xuất và kí gửi tranh tại các cửa hàng mậu dịch nhưng không thành công. Và cứ thế, rất nhanh, chỉ sau vài năm, nghề làm tranh Đông Hồ lụi dần…

Không khó lý giải cho sự suy tàn ấy. Trong quá khứ, quy mô khép kín từ khâu sản xuất đến phân phối của làng Đông Hồ chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường nông thôn vào dịp cuối năm – khi bản thân các gia đình làm tranh cũng chưa vươn lên thành công xưởng sản xuất lớn. Rồi thời bao cấp khó khăn, khi thói quen treo tranh Tết vẫn còn ăn sâu trong tâm thức của mọi gia đình miền Bắc, tranh Đông Hồ vẫn có thể tồn tại với mô hình “hợp tác xã” của mình. Nhưng, bước sang giai đoạn mở cửa, câu chuyện đã hoàn toàn khác.

Vài năm tiếp theo, nghề làm vàng mã tại Đông Hồ lại có dịp phát triển vô cùng mạnh – khi thị trường thời mở cửa bỗng dưng đặt ra nhu cầu rất lớn về mặt hàng này. Câu cửa miệng “trong tranh có mã - trong mã có tranh”, vốn gắn sự linh hoạt kiếm sống của các hộ gia đình Đông Hồ khi xưa, một lần nữa lại chứng minh tính hợp lý của mình. Có điều, sự vận động tất yếu của cuộc sống đã khiến tưởng như chỉ là “vai phụ” ấy dần thay thế tranh dân gian để định danh cho làng Hồ một thương hiệu mới…

Chỉ sự kiên tâm từ 2 người còn sót lại – các nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam - mới có thể giúp Đông Hồ níu giữ được chút hi vọng từ nghề làm tranh cổ. Hơn chục năm từ thời khủng hoảng, họ là những người loay hoay phục dựng, góp nhặt các bản khắc gỗ cũ, và tiếp tục theo đuổi công việc của mình. Để rồi, như một quy luật tất yếu, khi xã hội bắt đầu quay về với việc tôn vinh những bản sắc văn hóa truyền thống, lại đến lúc tranh Đông Hồ đi lên…

Bây giờ, ở tuổi gần 90, cụ Nguyễn Đăng Chế đã có một xưởng tranh khá khang trang, nơi du khách có thể vừa mua sản phẩm, vừa được giới thiệu và chiêm ngưỡng đầy đủ mọi công đoạn để sản xuất ra một bức tranh Đông Hồ theo truyền thống. Ở quy mô khiêm tốn hơn, hai con của cụ Nguyễn Hữu Sam (đã mất năm 2016) cũng có những tổ hợp sản xuất theo kiểu gia đình để tiếp tục công việc mình. Từ các gia đình ấy, tại Hà Nội và các điểm du lịch, tranh Đông Hồ mấy năm qua cũng xuất hiện thường xuyên và được thị trường chấp nhận.

Giống như câu Kiều “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”, sau hơn một thế kỉ thăng trầm, tranh Đông Hồ cũng tới lúc ít nhiều tìm được sự khẳng định cần thiết, giữa dòng chảy của nhịp sống đương đại. Nhưng, chừng đó vẫn là quá ít so với lịch sử của một làng tranh dân gian từng in đậm dấu ấn của mình trong đời sống người dân phía Bắc, cũng như với những tiềm năng mà nó có thể mở ra trong tương lai. Bởi thế, ở thời điểm hồ sơ trình UNESCO công nhận tranh Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp đang được hoàn thành, người ta bắt đầu nhen nhóm thêm hi vọng…

Anh Bảo
Thể thao & Văn hóa Xuân Canh Tý

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.