Đêm nhạc tưởng niệm nghệ sĩ Thái Thị Liên: Tiếng piano ngân vang qua nhiều thế hệ

Cuộc đời nghệ sĩ của Nhà giáo Nhân dân (NGND) Thái Thị Liên được xem như một huyền thoại. Huyền thoại ấy đã được viết nên bằng một kỷ lục hiếm có: Một nghệ sĩ hơn một thế kỷ tuổi đời vẫn miệt mài dạy học và biểu diễn.
24/12/2024 07:07
Lam Anh

Cuộc đời nghệ sĩ của Nhà giáo Nhân dân (NGND) Thái Thị Liên được xem như một huyền thoại. Huyền thoại ấy đã được viết nên bằng một kỷ lục hiếm có: Một nghệ sĩ hơn một thế kỷ tuổi đời vẫn miệt mài dạy học và biểu diễn. Và rồi, bà đã để lại một "di sản" quý giá: Những thế hệ học trò mà số lượng đông đảo đến mức có thể lập nên một "gia tộc" piano của Việt Nam.

"Cuộc đời của mẹ tôi gắn liền với âm nhạc và cây đàn piano. Mẹ may mắn có một cuộc đời trải dài hơn thế kỷ, nên bà có nhiều giai đoạn để thực hiện những mong muốn của mình. Sau tất cả những biến động trong cuộc sống, mục tiêu lớn nhất của mẹ vẫn là đào tạo nên các thế hệ học sinh kế tiếp" - NGND Trần Thu Hà chia sẻ trước đêm diễn tưởng niệm bà, dự kiến tổ chức vào ngày 28/12 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Cả đời say mê với nghiệp dạy

Đêm nhạc Tiếng đàn còn mãi ngân vang sẽ có sự tham gia của các giảng viên - nghệ sĩ Khoa Piano, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đại diện cho các thế hệ giảng viên và học trò của khoa. Từ những lứa học trò đầu tiên được học trực tiếp từ NGND Thái Thị Liên, nay đã ở tuổi 80 như Nhà giáo Ưu tú Kim Dung và NSƯT Tuyết Minh, đến những thế hệ trẻ hiện nay - các giảng viên chủ chốt của khoa như TS Đào Trọng Tuyên, Trưởng khoa, và PGS-TS Nguyễn Huy Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện...

Ngoài ra, những học trò trong gia đình bà như con gái - GS-NGND Trần Thu Hà, đến cháu và chắt của bà cũng sẽ tham gia biểu diễn. Đặc biệt, phần II của chương trình là món quà ý nghĩa từ NSND Đặng Thái Sơn dành tặng mẹ, với các bản nhạc bà yêu thích.

Đêm nhạc tưởng niệm nghệ sĩ Thái Thị Liên: Tiếng piano ngân vang qua nhiều thế hệ - Ảnh 1.

Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên

Nhạc mục đêm diễn rất phong phú, đa dạng về tác giả, tác phẩm và hình thức trình diễn. Mở màn chương trình là tiếng đàn của chính nghệ sĩ Thái Thị Liên với bản Mazurka Op. 67 No. 4 (Chopin). Phần I, mang tên Các thế hệ tiếp nối, gồm các tác phẩm đặc sắc được trình bày bởi Nhà giáo Ưu tú Kim Dung, NSƯT Tuyết Minh, NGND Trần Thu Hà… Phần II của chương trình là câu chuyện kể đầy cảm xúc của NSND Đặng Thái Sơn về người mẹ - người thầy của mình. Trong phần này, ông sẽ trình diễn tác phẩm Hát ru của mẹ (do bà sáng tác cho 4 tay), cùng pianist Đăng Quang.

Theo chia sẻ của kiến trúc sư Trần Thanh Bình, con trai cả của nghệ sĩ Thái Thị Liên, tên gọi chương trình Tiếng đàn còn mãi ngân vang mang ý nghĩa tôn vinh tiếng đàn của bà - không chỉ trường tồn trong lòng mọi người mà còn tiếp tục vang mãi qua các thế hệ học trò nối tiếp.

"Mẹ đã nuôi chúng tôi chỉ bằng tiếng đàn"

"Mẹ là người đầu tiên đặt tay mình lên phím đàn, dạy tôi những nốt nhạc đầu tiên và nuôi dưỡng tôi bằng không gian ngập tràn âm nhạc. Tôi đi theo con đường nghệ thuật cũng từ mẹ" -NGND Trần Thu Hà kể - "Mẹ vừa là thầy, vừa là mẹ nên tôi nghĩ sự ảnh hưởng của bà đến tôi rất rõ nét và sâu đậm. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng ý thức được rằng mình đang học từ mẹ, mà phải thấm dần từng ngày. Tôi cũng không chỉ học qua những giờ giảng dạy của mẹ, mà còn từ chính cuộc sống".

Bà Hà kể thêm: "Thời đó, mẹ được ưu tiên dạy học tại nhà, nên cây piano trong nhà tôi được sử dụng hết công suất. Nhưng mẹ không có nhiều thời gian để giảng giải hay phân tích cho chúng tôi, mà bà muốn các con tự học. Bà cũng không dạy dỗ theo kiểu triết lý mà thường nói ra những suy nghĩ chân thực của mình. Sau này, khi theo đuổi sự nghiệp như mẹ, tôi mới nhận ra và học hỏi được từ bà nhiều hơn".

Đêm nhạc tưởng niệm nghệ sĩ Thái Thị Liên: Tiếng piano ngân vang qua nhiều thế hệ - Ảnh 2.

Hình ảnh NGND Thái Thị Liên biểu diễn trong chương trình “Mùa thu vàng”

Tự hào có mẹ là người thầy dẫn dắt mình, NGND Trần Thu Hà ấn tượng nhất ở bà cũng chính là niềm say mê nghệ thuật. Bên cạnh đó, trong mắt con gái, NGND Thái Thị Liên còn là một người phụ nữ mạnh mẽ, yêu rèn luyện thể chất ngay cả khi tuổi đã rất cao.

"Khi 100 tuổi, bà vẫn muốn đi bơi. Bà rèn luyện trí não mỗi khi không ngủ được bằng cách đọc nốt nhạc của những tác phẩm yêu thích. Dù thính lực giảm, bà vẫn chịu khó nghe nhạc từ các con, các cháu. Đặc biệt, bà có trí nhớ tuyệt vời. Bà nhớ tên từng học sinh, đồng nghiệp và thậm chí cả họ hàng của mọi người" - NGND Trần Thu Hà chia sẻ.

Ở góc độ một người con không theo đuổi âm nhạc, kiến trúc sư Trần Thanh Bình bày tỏ rằng, NGND Thái Thị Liên là một người mẹ yêu thương con hết lòng nhưng cũng rất nghiêm khắc.

"Nghĩ về cuộc đời mẹ, tôi và nhiều người khác cũng không thể hình dung nổi làm cách nào mà mẹ đã nuôi sống cả gia đình 7- 8 người trong hoàn cảnh khó khăn như vậy. Mẹ đã nuôi chúng tôi chỉ bằng tiếng đàn" - ông Bình xúc động chia sẻ - "Dù bận rộn, mẹ vẫn dành thời gian cho chúng tôi. Ở tuổi 90, mẹ vẫn nhắc nhở tôi uống thuốc mỗi ngày. Vì thế, dù mẹ vĩ đại đến đâu ngoài xã hội, khi về nhà, mẹ vẫn là một người mẹ như bao người mẹ khác".

Cách đây 7 năm, trong chương trình biểu diễn Mùa Thu vàng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, NGND Thái Thị Liên đã bước lên sân khấu khi tròn 100 tuổi. Khi ấy, bà từ chối dùng xe lăn và tự mình bước ra sân khấu. Bà cũng rất cố gắng cúi chào khán giả, dù rất khó khăn. Lúc đó, bà chia sẻ với các con rằng đây có lẽ là lần cuối cùng bà biểu diễn trên sân khấu. Hiện tại, phần trình diễn này của bà đã nhận được hơn 7 triệu lượt xem trên khắp các nền tảng.

Vài nét về Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên

Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên (1918- 2023) sinh ngày 4/8/1918 trong một gia đình trí thức danh giá ở Sài Gòn. Bà học đàn piano từ năm 4 tuổi và năm 16 tuổi đã có buổi biểu diễn ra mắt công chúng tại tòa thị chính Sài Gòn. Từ năm 1946, bà sang Praha (Tiệp Khắc) để học thêm về âm nhạc.

Cuối 1951, bà theo chồng về Việt Bắc tham gia kháng chiến và công tác tại Đoàn Văn công Trung ương. Tháng 11/1956, bà là 1 trong 7 nhạc sĩ sáng lập Trường Âm nhạc Việt Nam và là Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Piano cho tới khi nghỉ hưu năm 1977.

Nhiều học trò của NGND Thái Thị Liên đã trở thành những nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà giáo nổi tiếng - mà nổi bật trong số đó là con trai út Đặng Thái Sơn, người châu Á đầu tiên giành giải nhất Cuộc thi Piano quốc tế Chopin.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 1): Đúng chiến lược, rõ tầm nhìn…

Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam (kỳ 1): Đúng chiến lược, rõ tầm nhìn…

Công nghiệp điện ảnh từ lâu đã là xu thế phát triển tất yếu ở nhiều nước và là một bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa.

Vịnh Hạ Long không có tên trong Danh sách 56 Di sản Thế giới bị đe dọa

Vịnh Hạ Long không có tên trong Danh sách 56 Di sản Thế giới bị đe dọa

Trước dư luận xã hội về việc vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị UNESCO loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới.

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình diễn ra chương trình "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" nhằm lan tỏa hình ảnh cổ phục Việt Nam tới đông đảo nhân dân và du khách.

Thánh Nicholas và Ông già Noel: Huyền thoại và những khác biệt

Thánh Nicholas và Ông già Noel: Huyền thoại và những khác biệt

Hình tượng Ông già Noel - người mang quà Giáng sinh cho hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới - dùng những biểu tượng vốn dựa trên đời sống của Thánh Nicholas - một vị giám mục đời thứ ba.

Những biểu tượng của lễ mừng Thiên Chúa Giáng sinh

Những biểu tượng của lễ mừng Thiên Chúa Giáng sinh

Ngày lễ mừng Thiên Chúa Giáng sinh (lễ Noel) hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng của người theo Kitô giáo, từ lâu đã trở thành một lễ hội tôn giáo, văn hóa có tính toàn cầu.

Góc nhìn 365: Những "ông già Noel bán thời gian"

Góc nhìn 365: Những "ông già Noel bán thời gian"

Đúng vào đêm nay 24/12, một lễ Giáng sinh nữa lại đến với người dân ở khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều năm qua, sự kiện văn hóa - tôn giáo quan trọng này đã trở thành một phần trong đời sống của nhiều người.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 4 & hết): Cần xác định công nghiệp văn hóa là ưu tiên chiến lược quốc gia

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 4 & hết): Cần xác định công nghiệp văn hóa là ưu tiên chiến lược quốc gia

Quyền lực mềm (Soft Power) là khái niệm được giáo sư Joseph Nye của Đại học Harvard giới thiệu vào cuối thập kỷ 1980. Ông định nghĩa quyền lực mềm là khả năng ảnh hưởng và thu hút người khác mà không cần sử dụng vũ lực hoặc biện pháp cưỡng ép.

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Ngày 23/12, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động "Chào năm mới 2025".

Tin mới nhất

Cá tuyết muối - Linh hồn ẩm thực Bồ Đào Nha mùa Giáng sinh

Cá tuyết muối - Linh hồn ẩm thực Bồ Đào Nha mùa Giáng sinh

Cá tuyết muối (Bacalhau) từ lâu đã là món ăn quốc hồn quốc túy của Bồ Đào Nha, nơi người ta nói rằng có tới 365 cách chế biến món cá này – đủ cho mỗi ngày trong năm.

"Check in" làng bưởi Diễn vào mùa nhộn nhịp thu hoạch phục vụ Tết

"Check in" làng bưởi Diễn vào mùa nhộn nhịp thu hoạch phục vụ Tết

Những ngày này, các phường Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) - thủ phủ của giống bưởi đặc sản Diễn bắt đầu nhộn nhịp vào vụ thu hoạch bưởi phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome Italy mở cửa trở lại

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome Italy mở cửa trở lại

Sau 3 tháng trùng tu với tổng kinh phí 327.000 euro (khoảng 340.000 USD), đài phun nước Trevi đã được hồi sinh vẻ đẹp ban đầu và chính thức mở cửa trở lại vào ngày 22/12/2024.

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Ngày 23/12, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động "Chào năm mới 2025".

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Hà Nội năm 2024 ghi dấu ấn đặc biệt với ngành Du lịch khi đón lượng khách vượt xa kỳ vọng. Từ các lễ hội truyền thống đặc sắc, điểm đến văn hóa độc đáo, đến sự kiện quốc tế quy mô lớn, Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ chinh phục du khách trong nước mà còn hấp dẫn bạn bè quốc tế.

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Không khí đón Giáng sinh 2024 đã tràn ngập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đường phố, khu vui chơi, các trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại được trang hoàng lung linh đủ màu sắc.

Độc đáo cây thông Noel làm từ hơn 3.800 chiếc nón lá tại Đồng Nai

Độc đáo cây thông Noel làm từ hơn 3.800 chiếc nón lá tại Đồng Nai

Hơn 3.800 chiếc nón lá Việt Nam được tạo thành một cây thông Noel cao gần 40 mét tại nhà thờ giáo xứ Hà Phát (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai).

Bùng nổ du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc

Bùng nổ du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc

Du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc đang bước vào thời kỳ cao điểm, trong bối cảnh nhiệt độ tại miền Bắc nước này giảm sâu xuống dưới mức đóng băng.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.