Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn

Như đã hẹn từ thứ Năm tuần trước, tuần này tôi sẽ kể về chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn.
25/05/2023 18:00
TS. Nguyễn Việt

Như đã hẹn từ thứ Năm tuần trước, tuần này tôi sẽ kể về chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn.

Trước hết, chim là động vật thấy xuất hiện nhiều nhất trong nghệ thuật Đông Sơn. Trong đó, theo trật tự thống kê từ gần một ngàn tiêu bản tôi đã gom được, ta sẽ thấy ưu thế tuyệt đối thuộc về các loài chim gắn với lối sống ăn bắt thủy sinh ở các thủy vực đầm lầy ven sông, biển với đặc trưng cổ dài, mỏ cả ngắn lẫn dài và chân cao. Chúng được nghệ nhân Đông Sơn đặc tả khiến người xem rất dễ nhận ra như các loài cò, bồ nông, cốc.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 1.

Chiếc muôi Đông Sơn dùng trong lễ thiêng dáng thuyền chiến với tượng một chú bồ nông (hay chim Hồng Hoàng) dùng mỏ lớn cặp một con ếch đang giãy chết

Từ "những cánh cò"

Thoạt đầu, do tài liệu khảo cổ học phát hiện chưa nhiều, có học giả đã dùng tên "Chim Lạc" ám chỉ những chim mỏ dài, chân dài dạng cò bay trên hầu hết các trống đồng như một động vật "tô tem" của cư dân Đông Sơn. Sau này, khoa học phát hiện thêm nhiều loại chim nước chân dài mỏ ngắn không bay khác nữa, cho thấy nhận định trên chưa phải toàn diện.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 2.

Tuy nhiên, thống kê số lượng thì loài chim bay dạng cò trên các mặt trống đồng đang đứng đầu danh sách các loài chim Đông Sơn được mô tả. Theo trật tự bố cục lấy mặt trời làm tâm thì các băng trang trí chim bay trên trống đồng đại diện cho phía Trời. Sát ngay bên dưới là thế giới Người và dưới nữa là thế giới Thú. Trật tự này khá phổ biến và ổn định. Ngay cả trong một vài trường hợp trang trí trên những thạp đẹp nhất, như Hợp Minh, Việt Trì, Gent thì bố cục đó vần giữ nguyên băng Chim (bồ nông, cốc) ở trên, giữa là Người và dưới là Thú.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 3.

Tượng bồ nông bằng đồng trong sưu tập Đông Sơn của bảo tàng Barbier – Mueler, Geneva, Thụy Sĩ

Khi đồ đồng Đông Sơn gắn với tộc Tây Âu được phát hiện nhiều ở vùng miền núi trải từ trung và thượng nguồn sông Hồng đến vùng núi miền tây Thanh - Nghệ, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của loài chim chân cao mỏ ngắn đuôi rậm. Loài chim này khá giống loài chim cốc bắt cá ven sông và thảng hoặc hóa công với bộ đuôi có vòng lửa. 

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 3.

Cảnh tượng trên một tang trống Đông Sơn: Bầy chim chân dài mỏ ngắn cùng con hươu cái lao theo một chim công đang xòe đuôi múa ở khoảng giữa hai con thuyền mà bên trên kín rợp bởi đàn hải âu bay lượn

Chúng thường đậu cả trên mái các nhà sàn nghi lễ trên mặt trống đồng và đứng xen kẽ giữa các thuyền trên tang trống hay thân thạp. Có vẻ đây mới là loài chim được trân quý hơn loài chim mỏ dài dạng cò bay mang tính trang trí nhiều hơn. Nhiều bằng chứng cho thấy có sự chuyển hóa chúng thành loài công, phượng ở giai đoạn sau.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 5.

Hình ảnh rất quen thuộc như đã thành chuẩn mực trong nghệ thuật tâm linh Đông Sơn: Chim lớn dạng công ngự trên nóc nhà lễ và đàn chim mỏ dài dạng cò bay tản xung quanh (bản rập hoa văn trống đồng Đông Sơn, sưu tập Nguyễn Đình Sử, Hà Nội)

Tới "bộ tứ "Vẹt - Vịt - Hải âu - Cú mèo"

Ngoài ra cần nhắc đến bốn loài chim chiếm giữ vị trí quan trọng trong tâm linh Đông Sơn, đó là con Vẹt, Vịt, Hải âu và Cú mèo (tu hú).

Vẹt từng thấy được dùng làm đĩa đèn bằng đồng ở giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Vịt đồng thường được làm đồ đựng dầu, chân đèn trong các nhà quyền quý. Hải âu gắn với những con thuyền. Riêng Cú mèo với cái đầu to, mắt tròn, mỏ quặp ngắn thấy rất rõ trên thuyền chiến và trên cột nhà Đông Sơn. Chắc cũng còn cần thời gian nữa chúng ta mới có thể giải thích cặn kẽ quan hệ của các loài chim này với thế giới tâm linh Đông Sơn.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 4.

Trật tự thế giới quan khá ổn định của nghệ nhân Đông Sơn: Nắp thạp là bầy linh điểu mang dáng hình khổng tước (chim công), thân thạp chia ba thế giới: Trời – Chim, Đất + Nước của loài người, và dưới đó là Thú. Thạp đồng ba chân Đông Sơn, sưu tập CQK, California, Mỹ)

Trong một chiếc hộp vuông toàn thân chạm khắc hoa văn đuôi công, nắp hộp có 4 con cừu đặc trưng đồ đồng Đông Sơn giai đoạn muộn, có một đĩa sơn then miệng bịt đồng thếp vàng và 5 bát đồng. Duy nhất có một xương chân gà nằm trong chiếc bát nhỏ nhất. Tôi cho rằng, đó là bộ đồ của thầy cúng shaman và chân gà đã tồn tại như một dụng cụ tâm linh của thầy cúng đương thời. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa, Hoàng Hạ, thạp Hợp Minh… những con gà luôn quanh quẩn bên cụm người giã và sàng gạo. Trong mộ Kiệt Thượng (Hải Dương) tượng gà trống bằng đồng gắn với một vật dụng bằng gỗ. Một hình gà Đông Sơn đúc dẹt có tay cầm phát hiện ở Thanh Hóa có cán như để gắn vào một vật dụng trang trí nào đó…

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 5.

Có lẽ, khuôn khổ báo hôm nay không kham nổi câu chuyện về thế giới các loài chim được người Đông Sơn mô tả. Chắc chắn, tôi sẽ dành riêng một buổi nói về sự xuất hiện và thể hiện chim Công trong nghệ thuật và thế giới tâm linh của cư dân Đông Sơn. Đó là sự thắng thế của một khuynh hướng giành chiếm vị trí cao nhất của một loài chim trong thế giới tâm linh Đông Sơn đa dạng và nhiều biến động.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 7.

Khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên, chim công (khổng tước, mộ dạ) trở thành một linh điểu ngự trị trong thế giới tâm linh Đông Sơn

Và những chú rùa Đông Sơn

Phần còn lại tôi muốn dành cho các hình tượng Rùa được người Đông Sơn thể hiện. Số lượng rùa trong trang trí Đông Sơn không ít. Chúng được gắn trên các thắt lưng thủ lĩnh và thầy cúng. Chúng xuất hiện bên dưới các mái chèo lái của các con thuyền trên thạp đồng và tang trống đồng. Chúng cũng được dùng trang trí trên các ngọn giáo, lưỡi rìu và giáp trụ của chiến binh Đông Sơn như vị thần hộ mệnh cho họ.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 8.

Một trong số khóa thắt lưng đồng Đông Sơn đang trưng bày tại bảo tàng Barbier-Mueler (Geneva, Thụy Sĩ) với dàn ba cá sấu bên trên và đôi rùa phía dưới.

Hầu hết biểu tượng rùa Đông Sơn đều gần với mặt trời khi nghệ nhân thường dùng một vành tròn có trang trí để thể hiện mai rùa, còn lại là bốn chân và cái đầu đặc tả.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 6.

Hình rùa trên mảnh giáp đồng và trên một ngọn giáo Đông Sơn (sưu tập Lê Anh, Hà Nội)

Khá nhiều thắt lưng đồng của quý tộc Đông Sơn được đúc với những con rùa nước (tương tự con giải ở miền núi). Chiếc thắt lưng khai quật ở Làng Cả (Việt Trì, Phú Thọ) mỗi bên là bốn con rùa. Một số thắt lưng khác rùa đi cùng cá sấu, ếch và khá nhiều trường hợp một mình đôi rùa tạo thành một bộ thắt lưng.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 7.

Ấn tượng nhất là hình rùa được đúc trên những phiến đồng giáp trụ của một thủ lĩnh quân sự lớn phát hiện ở vùng Lào Cai. Mai rùa tròn trang trí như một tấm khiên che đỡ cho chủ nhân. Hình rùa trên các phiến đồng áo giáp rất giống hình rùa trên ngọn giáo vớt ở sông Kinh Thầy, gần khu mộ Kiệt Thượng bên cạnh hình voi. Cũng hình rùa như vậy xuất hiện trên chiếc rìu đồng thuộc sưu tập Nguyễn Văn Phẩm (TP Hồ Chí Minh) bên cành cá sấu.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 8.

Hình ảnh con gà trống Đông Sơn trong sưu tập Bảo tàng Phạm Huy Thông (Hòa Bình)

Nếu Gà trắng ngăn cản An Dương Vương xây thành thì Rùa thần cho móng để giúp ông chế lẫy nỏ liên châu… Không còn nghi ngờ nữa, với hình tượng rùa biểu trưng lòng kính trọng của nghệ nhân Đông Sơn thì rùa nước (giải) đã gia nhập các loài Thú thiêng trong tâm linh Đông Sơn, mang lại sự an toàn cho cộng đồng trước giặc ngoại xâm. Trong trật tự các loài thú được dùng để đúc ấn đương thời thì Rùa chỉ đứng sau Rồng, tương đương các ấn dành cho Hoàng Hậu, Vương hầu… đứng chỉ sau Hoàng Đế.

Chiếc ấn đồng "Tư Phố Hầu Ấn" hiện đang trưng bày tại Bruxell (Bỉ) được một thương nhân Bỉ là ông Huet sưu tầm ở Thanh Hóa năm 1935 - 1936 được cho là của viên quan điển sứ Nam Việt tước Hầu cai quản quận Cửu Chân, khi đó trị sở đặt tại Tư Phố (Làng Giàng, Thiệu Dương, Thanh Hóa). Trên lưng chiếc ấn đó đúc nổi hình một con rùa, tương tự những ấn các phu nhân chết theo trong mộ Nam Việt Văn Đế Triệu Mạt (cháu Triệu Đà, con Trọng Thủy) nằm tại Quảng Châu (Trung Quốc). Cuộc khai quật của khảo cổ học Việt Nam trong  năm 1960 tại Thiệu Dương cũng đã phát hiện những mộ quý tộc họ Trần mang theo các ấn tước hầu với hình rùa trên lưng những ấn đó.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Chim và rùa trong thế giới tâm linh Đông Sơn - Ảnh 14.

Hình tượng rùa khá ổn định bên dưới các chèo lái của thuyền chiến trên thạp đồng Đông Sơn

Khi "tứ linh" du nhập vào thế giới Đông Sơn (khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên) thì hình tượng Rùa vàng (Kim Quy) luôn cặp đôi với Chim công (Khổng tước) trên trục Bắc Nam, bên cạnh Thanh Long, Bạch Hổ trên trục Đông Tây. Thực tế truyền thống đó có vẻ đã sớm có từ trước trong tâm thức Đông Sơn rồi.

"Rõ ràng, câu chuyện "Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chính hồng mao"… trong yêu cầu sính lễ vua Hùng đặt ra cho Sơn Tinh, Thủy Tinh có lõi thật sâu xa của nó. Câu chuyện gà trắng gáy phá công cuộc đáp thành của An Dương Vương có cùng lớp tâm linh gắn với thần kê nào đó" - TS Nguyễn Việt.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.