Chuyện ly kỳ về 7.000 cây sồi trong thành phố
(Thethaovanhoa.vn) - Dư luận từng ầm ĩ về kế hoạch thay thế cây xanh của Hà Nội. Ngược thời gian về năm 1982, tại một thành phố nước Đức, người ta cũng ầm ĩ về một dự án liên quan đến số cây xanh tương tự. Nhưng đó là một tác phẩm FLUXUS điển hình.
Điều gì sẽ tới khi chúng ta có thêm 7.000 cây sồi trong thành phố?
“Thành phố trồng rừng”
7.000 cây này sẽ chăm sóc đến từng hạt không khí nhỏ nhất trên mỗi con phố, số lượng người mắc bệnh hen, phổi, bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ giảm đáng kể...
Documenta là một trong những sự kiện nghệ thuật hiện đại và đương đại lớn nhất trên thế giới, diễn ra năm năm một lần tại thành phố Kassel, Đức. Nghệ sỹ, giảng viên nhà giám tuyển Arnold Bode thành lập Documenta lần đầu tiên vào năm 1955. Và tháng 6 năm 1982 một trong những tác phẩm nghệ thuật ngoạn mục được ra mắt trong Documenta lần thứ 7.
Tác phẩm nghệ thuật – dự án FLUXUS 7.000 cây sồi được thực hiện bởi giáo sư nghệ thuật, nghệ sỹ trình diễn và diễn ngẫu Joseph Beuys. “Thành phố trồng rừng” là cụm từ để nói tới tác phẩm này.
7.000 cây sồi non lần lượt được trồng trong thành phố Kassel, nhưng mỗi cây đều được bao quanh bằng những khối đá bazan xếp chồng chất, đến mức không còn nhìn thấy cây nữa.Vào thời điểm đó, người dân Kassel chỉ thấy 7000 ụ đá trên đường phố.
Điều này đương nhiên gây nhiều thắc mắc và hoài nghi. Và Beuys đã đạt được mục đích của ông trong chiến dịch này: từ documenta thứ 7 năm 1982đến documenta thứ 8 năm 1987, mỗi khối đá dần được gỡ bỏ với điều kiện người dân tình nguyện chăm sóc và bảo vệ cây, đồng thời ủng hộ 50 euro cho mỗi cây sồi. Ông gọi đó là nguồn tài trợ cây.
Khi người dân thực hiện yêu cầu đó, những cây sồi lần lượt hiện ra, tỏa bóng. Cho đến ngày nay, họ vẫn lưu lại dưới mỗi tán cây một phiến đá bazan nhỏ, đánh dấu thời khắc lịch sử đó.
Cây sồi đầu tiên cùng những phiến đá bazan bao xung quanh được trồng ngay trước bảo tàng Fridericianum – toà nhà chính trong suốt sự kiện documenta. Cây sồi cuối cùng hoàn thành dự án vào năm 1896 để kịp documenta thứ 8, do chính tay vợ của nghệ sỹ Joseph Beuys, bà mất vào 23/01/1986.
“7.000 cây sồi là tác phẩm điêu khắc đề cập đến cuộc sống của người dân, đến công việc hàng ngày của họ. Với tôi khái niệm nghệ thuật là khái niệm mở rộng, kết nối nghệ thuật (cụ thể ở đây là điêu khắc) với đời sống xã hội” – Joseph Beuys, 1987.
Có lẽ tới đây, bạn đọc sẽ đặt câu hỏi, trồng cây có phải việc của nghệ sỹ, vậy cũng là nghệ thuật ư? Chúng tôi vẫn luôn nói với nhau “hãy nghĩ FLUXUS”, nghệ thuật đến từ những điều giản dị và gần gũi nhất. Beuys trồng cây, và đem đến cho những người dân Kassel cách nghĩ mới, nếu bạn không gỡ tấm đá bazan xuống, không chăm chút thì những tán cây mãi mãi không phát triển, cả thành phố sẽ dần trở nên trơ trọi và xám lạnh. FLUXUS như dòng chảy, thích ứng, bất ngờ và chính là từng mảnh cuộc sống.
Trở thành biểu tượng
Sau 5 năm thành phố có thêm 7.000 cây mới. Trên thực tế, không chỉ cây sồi, với bất cứ loại cây nào, phù hợp với thành phố đều mang lại bộ mặt mới cho chính tương lai của con người nơi đây.
Hiện nay, người dân thành phố Kassel vẫn giữ lại những mảnh nhỏ của khối bazan cạnh mỗi cây sồi. Nó như biểu tượng đánh dấu sự nhận thức về môi trường của chiến dịch nghệ thuật cộng đồng.
Joseph Beuys được biết tới với những chiến dịch kêu gọi và cam kết cho môi trường. Dự án này ban đầu không được người dân Kassel đồng tình nhưng chính nó đã chứng minh điều ngược lại với giải thưởng “Đổi mới môi trường sống của thành phố và cộng đồng” do Bộ trưởng Nội các bang Hessel trao tặng năm 1987/88. Tác phẩm này đã hoàn toàn trở thành một phần không thể thiếu của không gian thành phố.
Joseph Beuys đã thành công tuyệt đối trong việc đưa khái niệm nghệ thuật vào thực tiễn một cách nhất quán hơn bao giờ hết. Tới ngày nay, 7.000 cây sồi được thấy ở bất cứ nơi đâu trong thành phố Kassel và nơi đây trở thành một trong những thành phố sạch nhất châu Âu.
“Chiến dịch này nâng cao ý thức sinh thái cho chúng ta, và chúng ta sẽ không bao giờ dừng trồng những cây mới” – Joseph Beuys, 1982.
(Còn nữa)
Phan/Fredriksson
Thể thao & Văn hóa