Triển lãm "Nghiên bút còn thơm" đã khai mạc cuối tuần qua tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) và sẽ kéo dài đến hết ngày 25/9.
"Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615 - 1919" của TS Phạm Thị Kiều Ly được đánh giá là tác phẩm có tầm vóc và bề thế nhất từ trước đến nay về lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ, dựa trên một nguồn tư liệu đặc biệt phong phú.
Thực tế, dù vẫn còn những khác biệt về mức độ ghi nhận, nhưng không ý kiến nào trong cuộc tranh cãi về Alexandre de Rhodes phản đối vai trò của ông trong việc hình thành chữ Quốc ngữ. Thay vào đó, tâm điểm tranh luận nằm ở những lập luận về động cơ đưa giáo sĩ này tới Việt Nam – và xa hơn, là quan điểm chính trị của ông.
Từ ý tưởng đặt tên đường Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng, cuộc tranh luận về vai trò cũng như thái độ chính trị của vị giáo sĩ người Pháp này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong vài ngày qua.
Ở thời điểm cuộc tranh luận về việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng đang diễn ra khá gay gắt, ít người biết, một tấm bia tưởng niệm nhà ngôn ngữ học này đã từng được dựng tại Hà Nội và hiện vẫn đang được lưu giữ.
Sở Văn hóa -Thể thao thành phố Đà Nẵng vừa công bố dự thảo Đề án đặt, đổi tên một số đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2019, lấy ý kiến góp ý nhằm hoàn chỉnh đề án trước khi trình ra kỳ họp thứ 12 (cuối năm 2019) của HĐND thành phố Đà Nẵng khóa IX.
Xem nghe thấy đọc tuần này có 2 cuộc tọa đàm đáng chú ý, đó là “Tinh túy xứ An Nam” (24/9) và “Sự hình thành và những ý tưởng cải cách chữ quốc ngữ” (28/9), cả 2 đều diễn ra tại L’Espace, Hà Nội.
Kiểu gõ telex (dùng cho điện tín hay còn gọi là cách đánh dây thép) chính là sáng kiến của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra? Việt Nam nên hay không nên có ngày tôn vinh chữ quốc ngữ?
Mới đây, PGS-TS Bùi Hiền đã công bố trọn vẹn bản nghiên cứu (gồm 2 phần) cải tiến chữ viết "Tiếq Việt". Ngay lập tức thông tin này đã lại gây xôn xao dư luận.
Chuyên đề Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đã xuất hiện liên tục 10 kỳ trên báo in và báo điện tử. Qua các góc nhìn khác nhau về sự cải cách, canh tân chữ quốc ngữ (tiếng Việt) trong suốt chiều dài lịch sử, người đọc có thể thấy đây là vấn đề luôn mang tính thời sự.
Xung quanh vấn đề “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, bên cạnh đề xuất xây dựng Luật Ngôn ngữ Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng đưa ra ý kiến cần phải có chính sách chặt chẽ cho ngôn ngữ (trong đó bao gồm tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài). Nhưng hiện thực hóa như thế nào không phải chuyện dễ.
Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Để có được một bộ Luật ngôn ngữ, chúng ta phải xem xét đến một loạt khái niệm liên quan đến ngôn ngữ như: Kế hoạch hóa ngôn ngữ, Chính sách ngôn ngữ và Lập pháp ngôn ngữ.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất