Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Kỳ 9): Cần hiện thực hóa cho chính sách ngôn ngữ

Xung quanh vấn đề “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, bên cạnh đề xuất xây dựng Luật Ngôn ngữ Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng đưa ra ý kiến cần phải có chính sách chặt chẽ cho ngôn ngữ (trong đó bao gồm tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài). Nhưng hiện thực hóa như thế nào không phải chuyện dễ.
18/12/2017 19:23

(Thethaovanhoa.vn) - Xung quanh vấn đề “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, bên cạnh đề xuất xây dựng Luật Ngôn ngữ Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng đưa ra ý kiến cần phải có chính sách chặt chẽ cho ngôn ngữ (trong đó bao gồm tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài). Nhưng hiện thực hóa như thế nào không phải chuyện dễ.

Thực ra, việc xây dựng những chính sách dành cho ngôn ngữ không phải đến bây giờ mới được các chuyên gia hay toàn xã hội quan tâm. Từ cách đây hơn nửa thế kỷ, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm đưa đến hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Đưa tiếng Việt từ vị trí “bị trị” sang vị trí mới

Tiếng Việt bắt đầu bước lên vị trí ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức kể từ sau Cách mạng tháng Tám. Nhìn chung, chính sách ngôn ngữ đó đến nay "gói gọn" và chia làm 3 phạm vi: tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và tiếng ngoại ngữ.

Những chính sách đối với tiếng Việt tập trung vào mục tiêu cụ thể như sau: khẳng định vị thế của tiếng Việt với vai trò ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; phát triển tiếng Việt. Vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt được thể hiện rõ qua nội dung quy định trong các bản Hiến pháp từ năm 1945 đến nay, các sắc lệnh, quyết định của Đảng và Nhà nước với những chỉ thị đảm bảo tính bắt buộc và thuận tiện cho người dân học chữ quốc ngữ. Năm 1991, Luật Phổ cập Giáo dục lần đầu tiên quy định “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt”.

Chú thích ảnh
PGS-TS Phạm Văn Hảo, PGS-TS Nguyễn Lân Trung, PGS-TS Đoàn Văn Phúc

Ngay khi cuộc chiến thống nhất đất nước đang diễn ra ác liệt, Nhà nước tổ chức 2 cuộc vận động nhằm phát triển tiếng Việt là Cải tiến chữ quốc ngữ (1960) và Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (1966). Năm 1979, Cuộc vận động chuẩn hóa tiếng Việt đã đưa đến kết quả là những quy định của Bộ Giáo dục về chính tả và thuật ngữ tiếng Việt.

Ngoài ra, để bảo vệ và uốn nắn cách sử dụng tiếng Việt, Chính phủ đã quy định cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động quảng cáo, phim, băng đĩa, các hoạt động văn hóa trong những nghị định hướng dẫn chi tiết. Việc dạy tiếng Việt cho người dân tộc, người nước ngoài cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư thông qua thành lập các Khoa tiếng Việt và chương trình dạy tiếng Việt mang tính đại chúng.

PGS-TS Nguyễn Hữu Đạt, phó Chủ nhiệm bộ môn Việt ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học (ĐHQG HN) cho rằng, Đảng và Nhà nước đã thành công khi đưa tiếng Việt từ vị trí “bị trị” sang vị trí mới với những chủ trương, đường lối đúng đắn và ngày càng cụ thể hóa hơn.

"Đáp án" nào cho "bài toán" chính sách ngôn ngữ?

Tuy nhiên, cũng theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đạt, hạn chế của chính sách ngôn ngữ của nước ta là thiếu đi một Luật Ngôn ngữ, đồng thời có một số chủ trương chưa thật sự đúng với tinh thần chuẩn hóa, đề cao vai trò của tiếng Việt. “Chẳng hạn, khi phong chức danh PGS hay GS, chúng ta quá nhấn mạnh đến việc kiểm tra ngoại ngữ nhưng lại không hề có mục nào kiểm tra tiếng Việt. Thành thử, có những vị đạt danh hiệu PGS hay GS nhưng tiếng Việt lại rất yếu” - PGS-TS Nguyễn Hữu Đạt dẫn chứng.

Vấn đề “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, kéo theo những ý kiến đa chiều về chính sách ngôn ngữ. Được quan tâm nhất là chính sách đối với cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ, bộ phận đang được quy kết nhiều nhất trong vấn đề ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Theo PGS-TS Phạm Văn Hảo (Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống), “biệt ngữ” của giới trẻ có mặt tích cực và cả tiêu cực, phụ thuộc vào mức độ sử dụng và môi trường sử dụng, không thể ngăn cấm việc sử dụng nó. Tuy nhiên theo ông, khó có thể làm chính sách riêng cho ngôn ngữ giới trẻ mà thay vào đó, nên tập trung vào các phương pháp tuyên truyền, giảng dạy, định hướng. Ví dụ như việc biên tập ngôn ngữ cẩn thận ở các báo, tạp chí dành cho giới trẻ.

Đồng quan điểm đánh giá về “biệt ngữ” giới trẻ, PGS-TS Nguyễn Lân Trung (Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam) cho rằng ngôn ngữ cũng phải phát triển để phù hợp với xu thế tiến bộ của xã hội.

“Đúng là trên thực tế có những tầng lớp công chúng nhất định sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực, phóng tác, làm mất đi một phần sự chính xác, bản sắc tiếng Việt và phải ngăn chặn. Tuy nhiên, cũng có những ngôn ngữ do giới trẻ sử dụng dần được chấp nhận và trở thành một bộ phận của ngôn ngữ Việt Nam. Sự chấp nhận của xã hội là thước đo lớn nhất”.

Trong xu thế chung ấy, theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung các nhà ngôn ngữ học sẽ đóng vai trò kiểm duyệt, tư vấn xã hội về cách sử dụng ngôn ngữ đồng thời quan trọng nhất là phải dự đoán được xu hướng để có biện pháp uốn nắn, phản ứng.

Đóng góp ý kiến về chính sách dành cho ngôn ngữ các dân tộc PGS-TS Đoàn Văn Phúc (Viện Ngôn ngữ học) cho rằng: “Trong hiến pháp đã có quy định đảm bảo quyền tự do sử dụng tiếng mẹ đẻ rồi, thì tới đây chúng ta cần có những biện pháp thống nhất chữ viết mỗi dân tộc và quy định về phạm vi giao tiếp. Cần xây dựng bảng chữ cái, chữ viết cho các dân tộc đáp ứng nhu cầu thực tế, giảng dạy để họ hiểu và viết được tiếng mẹ đẻ của mình. Tránh để tình trạng chữ viết dân tộc lộn xộn, mỗi nơi quy định 1 kiểu như hiện nay. Và chữ viết các dân tộc nên có sự gần gũi để người dân tộc này dễ học tiếng dân tộc kia. Ngoài ra, cũng cần quy định phạm vi giao tiếp tiếng dân tộc cho phù hợp, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử và cảnh huống ngôn ngữ".

Kỳ 10 &hết: Đôi điều đọng lại

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Kỳ 8): 'Bài toán' chính sách cho ngôn ngữ

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Kỳ 8): 'Bài toán' chính sách cho ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Để có được một bộ Luật ngôn ngữ, chúng ta phải xem xét đến một loạt khái niệm liên quan đến ngôn ngữ như: Kế hoạch hóa ngôn ngữ, Chính sách ngôn ngữ và Lập pháp ngôn ngữ.

Hà My

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.