Bí quyết hồi sinh của Djokovic
(Thethaovanhoa.vn) - Chức vô địch Shanghai Masters vừa qua của Novak Djokovic tiếp tục khẳng định sự trở lại mạnh mẽ đầy thuyết phục sau 2 năm sống trong khủng hoảng và sự nghiệp lao dốc. Người ta nói nhiều về những bí quyết ăn uống, sinh hoạt của tay vợt người Serbia thời gian qua, nhưng vẫn còn thiếu một yếu tố.
Một trong những quyết định sự nghiệp quan trọng nhất của Djokovic đến trong một thời kỳ đầy bất ổn của chính bản thân anh. Thay vì tập trung vào cầm vợt, Nole quyết định tập leo núi và đặt mục tiêu ở dãy Mont. Đứng trên đỉnh Sainte-Victoire và nhìn xuống thế giới bên dưới, chắc có lẽ Nole nghiệm ra nhiều điều về những gì anh đã mất kể từ sau khi hoàn thành bộ sưu tập Grand Slam tại Roland Garros 2016.
“Tôi đã nghĩ về quần vợt, về những cảm xúc mà quần vợt đem lại cho tôi. Tất cả đều là năng lượng tích cực. Và rồi tôi cảm nhận được một hơi thở mới cho môn thể thao này”, Djokovic tiết lộ về những suy nghĩ khi leo núi.
Thật ngạc nhiên khi một sự thay đổi nhỏ trong suy nghĩ có thể kích động những thay đổi mạnh mẽ như vậy trong Nole. Với tất cả những sự bi quan tiêu cực gạt sang một bên, tay vợt 31 tuổi đã tới Wimbledon để đánh bại Rafael Nadal trong một trong những trận đấu hay nhất lịch sử giải. Khao khát chiến thắng mãnh liệt, những điểm số thắng, những làn sóng cảm xúc cuối cùng đều quay trở lại với Djokovic. Đi qua Cincinnati và sau đó là US Open, Djokovic đã tuyên bố rõ ràng rằng anh đang tiệm cận ở mức tốt nhất của bản thân, phong độ mà anh đã thể hiện trong năm 2012 và thậm chí là 2015, nhưng cũng thông báo rằng muốn đạt tới một cấp độ mới mà mình chưa từng đạt được trước đó.
“Tôi cảm thấy mình đang ở một nấc thang mới. Đó là cách tiếp cận của tôi và suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ muốn tập trung từ thời điểm này trở đi để có được phiên bản tốt nhất của bản thân trong mọi khả năng”, Djokovic nói tiếp.
Khi Djokovic đạt cực đỉnh phong độ, sự bền bỉ và hiệu quả của anh cứ như thể một con robot. Chơi một đòn groundstrock sau khi chạm đất bằng một chân ở đường baseline, không cho đối thủ một centimet nào có cơ hội đáp trả. Đó là những gì đã được tay vợt 31 tuổi thể hiện rất rõ ràng ở Thượng Hải vừa qua. Nếu anh ta có thể theo kịp cấp độ này trong năm tới, thì sẽ không có bao nhiêu hồ sơ anh ta sẽ tự làm. Djokovic vẫn còn nhiều ngọn núi để leo lên, nhưng anh không phải là một người chịu dừng bước trước một thử thách lớn và nếu anh đang nhắm tới rặng núi Fedal, có lẽ Djokovic sẽ nhìn lại mọi thứ và tự hỏi liệu có thực sự tồn tại phép thuật trên đỉnh núi hay không.
Djokovic là một người khó hiểu. Từ cam kết của mình - hoặc thiếu nó – cho tới gluten, niềm say mê yoga, tay vợt người Serbia là một kiểu vận động viên kỳ lạ. Anh cũng đã xuất bản cuốn sách về dinh dưỡng của mình, trong đó có một câu tục ngữ của người Serbia:“Khi không cảm thấy đau, hãy đặt một ít đá vào giày của bạn và bắt đầu đi bộ.”
Sau Roland Garros 2016, Djokovic rơi vào một khoảng trống mênh mông. Ở đó, anh không có vết thương nào để chữa lành; không có khoảng trống để lấp đầy; không có ước mơ để thực hiện. Về cơ bản, không có gì làm tổn thương, ít nhất là cho đến khi “tảng đá” Sam Querrey cản bước anh ở All England Club năm đó. Sau khi mất vị trí số 1 cho Andy Murray vào cuối năm, Djokovic bắt đầu mùa giải 2017 trông giống như một cái bóng nhợt nhạt của chính mình. Thất bại sốc trước Denis Istomin và Dominic Thiem ở Australian Open và Roland Garros được kéo theo bởi sự rút lui tại Wimbledon do một chấn thương khuỷu tay.
Nhưng giờ thì mọi thứ chỉ còn là dĩ vãng, người hâm mộ Djokovic có thể yên tâm mà chờ đợi sự tỏa sáng sắp tới của anh tại ATP World Tour Finals sắp tới được rồi.
- Djokovic vô địch Thượng Hải Masters: Đến bao giờ, Nole mới bị chặn lại?
- Federer thua Coric ở bán kết, lỡ cơ hội gặp Djokovic ở chung kết Thượng Hải Masters
- Djokovic và kế hoạch trở lại ngôi số một
Yến Nhi