Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung

Từ giữa thế kỷ 19, nhu cầu mở mang thị trường, giao thương hàng hải và phát triển kinh tế khiến cho không riêng nước Pháp mà cả thế giới tư bản đều quan tâm đến việc tổ chức các cuộc "đấu xảo" (hội chợ trưng bày sản phẩm để quảng bá và cạnh tranh).
24/07/2023 19:29
QXN

Từ giữa thế kỷ 19, nhu cầu mở mang thị trường, giao thương hàng hải và phát triển kinh tế khiến cho không riêng nước Pháp mà cả thế giới tư bản đều quan tâm đến việc tổ chức các cuộc "đấu xảo" (hội chợ trưng bày sản phẩm để quảng bá và cạnh tranh). 

Từ năm 1877, triều đình nhà Nguyễn - lúc ấy còn giữ được chủ quyền ở Bắc kỳ và Trung kỳ - đã cử người, đưa hàng hóa sang dự hội chợ ở Pháp và gặp tại đó các sản phẩm "Cochinchine" (Nam kỳ) được trưng bày như những sản phẩm thuộc địa của nước Pháp.

1. Cùng với việc mở rộng cuộc chinh phục, các đế quốc trong đó có nước Pháp càng nhận ra vai trò to lớn của thuộc địa, nhất là sau các cuộc chiến tranh hoặc khủng hoảng kinh tế mà họ trải qua. Vì thế, bên cạnh các cuộc đấu xảo thuần túy gắn kinh tế của nước Pháp với thị trường toàn cầu, đế quốc này cũng bắt đầu tổ chức các "đấu xảo thuộc địa" như một nguồn lực ngày càng đáng kể để thu hút đầu tư, thương mại và về sau có cả du lịch.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 1.

Quảng cáo Đấu xảo thuộc địa 1906

Cuộc đấu xảo thuộc địa đầu tiên của nước Pháp được tổ chức tại thành phố Lyon (1894) và tiếp đó ở Bordeaux (1895)… Cho đến cuộc đấu xảo thuộc địa nổi tiếng tổ chức ở Marseille (1922), nước Pháp muốn khẳng định và biểu dương các thuộc địa của mình đã góp phần rất hiệu quả giúp đế quốc này chiến thắng trong Thế chiến I (1914 - 1918) và phục hồi nhanh chóng trong thời kỳ hậu chiến. Cuộc đấu xảo 1922 có sự hiện diện của Khải Định, vị hoàng đế Đại Nam đầu tiên sang Pháp, lại còn mang theo thái tử kế vị giao cho nước Pháp đào tạo…

Nhưng sau những năm tháng phát triển tốt đẹp, nước Pháp cũng như các nước thắng trận bước vào cơn khủng hoảng kinh tế, sự suy thoái. Một lần nữa nước Pháp lại nghĩ đến các thuộc địa giàu tiềm năng của mình và cuộc đấu xảo được tổ chức vào năm 1931 tại Paris được gắn thêm nội hàm rộng hơn đó là "Exposition coloniale internationale".

Bên cạnh nước Pháp và các thuộc địa của mình, còn có sự tham gia của một số quốc gia cũng có thuộc địa hoặc các xứ thuộc địa của một số nước khác. Lại có thêm cả nước Mỹ từng có thuộc địa Philippines, nhưng đã hoàn trả quyền độc lập, nay góp vào không gian đấu xảo phiên bản ngôi nhà lịch sử của vị tổng thống khai quốc George Washington trên gò Vermont.

Cuộc "Đấu xảo thuộc địa Paris 1931" được mở trong khu rừng Vincennes, phía Đông thủ đô, rộng tới 4,5km2. Kiến trúc trung tâm là một tòa nhà cấu trúc tân hiện đại và có một cánh cửa sắt uốn nghệ thuật được mạ vàng, nên nó được định danh là "Palais de la Porte Dorée" (tạm dịch là Lâu đài Kim Môn - cổng vàng).

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 2.

Đấu xảo thuộc địa 1924

Đặc trưng toàn kiến trúc này là được "ốp" kín tường bên ngoài là những tấm phù điêu có chủ đề là thiên nhiên và con người các xứ sở thuộc địa của nước Pháp rộng lớn. Những mảng nghệ thuật tạo hình này là của nhiều tác giả có tên tuổi, trong đó có 3 tấm phù điêu được các sinh viên khóa đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (thành lập năm 1924) tạo tác, mà ngày nay có 2 phiên bản còn gắn trên tường của trường ở Hà Nội.

Những bức tường trong lòng tòa nhà cũng được trang trí bằng nhiều bức tranh sơn dầu khổ lớn, cũng về đề tài thuộc địa. Tòa nhà này là vị trí trung tâm để trưng bày những chính sách của nước Pháp đối với thuộc địa, nhằm xác định tiềm năng và tầm quan trọng của thuộc địa đối với nước Pháp.

Sau khi kết thúc đấu xảo, tòa nhà này trở thành một bảo tàng thường xuyên về các thuộc địa của nước Pháp, tồn tại cho đến khi chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa cáo chung.

Tuy nhiên, kiến trúc được coi là đặc sắc và thu hút nhiều khách tham quan nhất lại là phần kiến trúc trung tâm, đồ sộ và đặc sắc nhất của Angkor Wat (Đế Thiên Đế Thích, Campuchia), lúc đó là 1 trong 5 xứ của Liên bang Đông Dương. Kiến trúc này được tái dựng trên tỷ lệ 1/1, cùng với nghệ thuật ánh sáng, tạo nên điểm nhấn ấn tượng về cuộc đấu xảo này.

Lễ khai mạc diễn ra ngày 6/5/1931 tại Lâu đài Kim Môn, với sự có mặt của Tổng thống Gaston Doumergue, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Paul Reynaud và nhân vật được coi là linh hồn chủ trương cuộc đấu xảo quy mô là Thống chế Hubert Lyautey, vẫn được coi là "nhà tư tưởng" của chủ nghĩa thực dân. Trong lễ khai mạc này cũng thấy bóng dáng của Bảo Đại, lúc này vẫn đang tiếp tục được đào tạo tại mẫu quốc (2 năm sau mới trở về chấp chính). Còn phần hội lại diễn ra dưới chân tháp Angkor Wat.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 3.

Đấu xảo thuộc địa quốc tế Paris 1931

2. Mỗi xứ thuộc địa đều được xây dựng cho mình một không gian đặc trưng, Bắc kỳ được biểu tượng bằng kiến trúc đình làng, Nam kỳ thì lấy mẫu hình kiến trúc Bảo tàng Blanchard de la Brosse (được xây kề Thảo Cầm Viên), còn Trung kỳ là ngôi nhà rường truyền thống và thấp thoáng bóng dáng một tháp cổ của chùa Thiên Mụ (Huế)…

Cũng cần nói thêm, riêng với Đông Dương, Đấu xảo Paris 1931 cũng là thời điểm nhiều sản phẩm văn hóa của Việt Nam được giới thiệu với công chúng quốc tế. Nếu như ở đấu xảo năm 1906 đờn ca tài tử được giới thiệu với một đoàn nghệ thuật do Nguyễn Tống Triều đứng đầu thì đấu xảo 1922 là đoàn cải lương của Lương Khắc Ninh. Còn năm 1931 thì cải lương Nam kỳ cùng với các đoàn nghệ thuật Bắc kỳ lại được đưa sang trình diễn.

Cũng tại đấu xảo này, ngoài việc Hiệu trưởng Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được điều về Pháp tham gia chủ trì phần mỹ thuật của sự kiện, thì nhiều tác phẩm của các lớp học trò của ngôi trường trẻ tuổi này cũng đã có mặt tại chính quốc, được dư luận đánh giá cao. Chính thành công của các bức tranh lụa mà họa sĩ Nguyễn Phan Chánh trưng bày tại đây đã định hình cho sự phát triển tài năng của họa sĩ nói riêng, loại hình tranh lụa Việt Nam nói chung.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 4.

Đồng tiền kỷ niệm

Nếu như "Hội chợ đế quốc Vincennes" được tổ chức để cứu vãn nước Pháp sau cuộc đại suy thoái, thì các tờ báo như L'Humanité, Le Populaire… đều lên tiếng chỉ trích mặt trái của nó là sự tước đoạt tự do và bóc lột tài nguyên, người lao động các thuộc địa. Một luồng dư luận phản kháng, tẩy chay cuộc đấu xảo được hình thành và tạo nên một sự kiện mang hình thức phản kháng. Các nhà thơ phái tả và siêu thực như André Breton, Paul Éluard, Louis Aragon… đã lên tiếng bằng ngôn ngữ nghệ thuật của mình, đi phát tờ rơi kêu gọi "đừng đến đấu xảo".

Năm 1930 - 1931 cũng là năm Đông Dương chuyển mình, sự ra đời các tổ chức cách mạng chống thực dân và các cuộc nổi dậy ở Yên Bái, ở Nghệ Tĩnh… được đáp trả bằng những cuộc tàn sát đẫm máu của chính quyền thuộc địa. Rồi những cuộc biểu tình mang tính phản kháng của những người Việt Nam yêu nước ở Pháp ngay tại Paris, trước dinh tổng thống, hoặc những bài thơ thống thiết của Louis Aragon lên án những kẻ đã chặt đầu những người Việt Nam yêu nước ở Yên Bái… đã báo hiệu một thời đại mới đang đến.

Cho dù cuộc Đấu xảo thuộc địa quốc tế Paris 1931 khai mạc ngày 6/5 và kết thúc ngày 15/11/1931 đã thu hút được 8 triệu khách và thu được 33,5 triệu francs. Cho dù sau đó cuộc đấu xảo thuộc địa năm 1937 còn tổ chức quy mô lớn hơn, nhưng chẳng bao lâu sau đó hệ thống thuộc địa của nước Pháp nói riêng, của thế giới nói chung sụp đổ. Bắt đầu từ 1 trong những thuộc địa mà nước Pháp coi là "bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa hải ngoại của mình", đó chính là Việt Nam!

Giờ đây, tòa nhà năm xưa tổ chức cuộc đấu xảo thuộc địa này vẫn tồn tại trong khu rừng Vicennes, nhưng nay nó đã đổi tên thành "Bảo tàng Quốc gia về lịch sử nhập cư" (Musée national de l'Histoire de l'Immigration), để ghi nhận lịch sử và biểu dương sự đóng góp của những người Pháp có nguồn gốc từ các xứ thuộc địa cũ, hoặc các nơi khác đến sống và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, cũng như sự phong phú về văn hóa của quốc gia này.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 6.

Đồng tiền kỷ niệm Bắc kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 7.

Lễ khai mạc tòa nhà trung tâm

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 8.

Tổng thống Pháp và Bảo Đại trong lễ khai mạc

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 9.

Mô hình Angkor Wat trong ngày khai mạc

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 10.

Tòa nhà trung tâm bao bọc bởi các phù điêu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 11.

Lễ hội diễn ra dưới chân Angkor Wat

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 12.

Đoàn nhạc binh Việt Nam trong lễ khai mạc

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 13.

Gian hàng Nam kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 14.

Gian hàng Bắc kỳ với quang cảnh lễ hội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 15.

Đoàn múa lân của Bắc kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 16.

Đoàn cải lương Nam kỳ bên máy bay trưng bày tại đấu xảo. Ảnh trên báo “L’Illustration”

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 17.

Nghệ sĩ đàn bầu Bắc kỳ trình diễn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 18.

Nghệ sĩ kéo nhị Bắc kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 19.

Nhóm nghệ sĩ múa Bắc kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 20.

Một trong những con tem được phát hành

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 21.

Bích chương tố cáo chính sách thuộc địa, chống đấu xảo

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 22.

Truyền đơn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 23.

Truyền đơn kêu gọi công nông binh đoàn kết

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 24.

Truyền đơn chống đế quốc và phong kiến

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 78): Đấu xảo thuộc địa 1931 - Đỉnh cao khởi đầu của sự cáo chung - Ảnh 25.

Tòa nhà năm xưa tổ chức cuộc đấu xảo thuộc địa nNay là bảo tàng về di trú

Tin cùng chuyên mục

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.