Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền

"Tràng Tiền" là cách gọi dân dã về "xưởng đúc tiền" mà triều Gia Long lập ở Hà Nội năm 1808, thời điểm nơi đây không còn là kinh đô nữa.
17/07/2023 18:45
QXN

"Tràng Tiền" là cách gọi dân dã về "xưởng đúc tiền" mà triều Gia Long lập ở Hà Nội năm 1808, thời điểm nơi đây không còn là kinh đô nữa. Tên gọi Tràng Tiền được đặt cho một đường phố được lập sớm nhất thời người Pháp thống trị, nhưng lại vào thời điểm người Pháp mất đi vị thế đó. 

Cụ thể, sau cuộc đảo chính của Nhật (9/3/1945), thị trưởng thành phố Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim đã quyết định dùng tên gọi Tràng Tiền để thay thế cho con đường vốn mang tên Paul Bert, Tổng trú sứ Trung và Bắc kỳ.

1. Paul Bert (1833 - 1886) từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, rồi Viện sĩ Viện Hàm lâm Pháp, được cử sang làm viên quan dân sự đầu tiên đứng đầu 2 xứ bảo hộ là Bắc và Trung kỳ. Được bổ nhiệm vào tháng 1/1886, chỉ tại vị không đầy 1 năm, Paul Bert bị chết vì dịch bệnh (11/1886).

Là nhà cai trị thực dân đầu tiên chủ trương "hợp tác" với người bản địa để củng cố lợi ích của nước Pháp ở thuộc địa một cách bền vững, Paul Bert được tôn vinh như người đã khởi động cho công cuộc khai thác thuộc địa, nên tên tuổi được đặt cho nhiều công trình công cộng như tượng đài (ở Hà Nội) và đường phố (ở Huế, Nam Định, Hải Phòng…). 

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 1.

Biển tên phố bằng gỗ khảm ốc trai

Chỉ 2 năm sau khi Paul Bert chết, triều đình Đồng Khánh đã ký giao cho Pháp 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng (Tourane) làm đất "nhượng địa" để lập thành 3 thành phố thuộc địa. Đó chính là thời điểm mà chính quyền Pháp quyết định đặt tên Paul Bert cho đường phố đầu tiên khởi đầu từ khu nhượng địa (concession) để đóng quân và lập tòa lãnh sự ở khu vực Đồn Thủy, sát với sông Hồng và cửa ô Tây Long (1874), đi sâu vào khu đất mới tiếp quản cho đến sát bờ Tây hồ Hoàn Kiếm.

Đây chính là con đường xưa nối phủ Chúa Trịnh ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm đi thẳng theo trục Đông - Tây ra sông Hồng, qua cửa Tây Long. Con đường này đã tàn tạ từ lâu, nhưng nó được làm sống lại kể từ khi Pháp đặt nhượng địa ở Đồn Thủy. Từ nhiều vùng miền, người bản xứ đã kéo đến mở quán buôn bán với người Pháp, trong đó những người thợ khảm từ các làng nghề đến để tiêu thụ loại sản phẩm mà người ngoại quốc rất ưa chuộng và coi đồ khảm Việt Nam là tinh xảo nhất khu vực. Vì thế con đường này được người Pháp gọi một cách ước lệ là "phố thợ khảm" (rue des incrusteurs), nằm trên đất của tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương…

Sau năm 1888 và nhất là từ khi mang tên Paul Bert, thì tên gọi "phố thợ khảm" dần bị xóa sổ, dân sinh sống và buôn bán tại đây cũng bị dồn đuổi, sau này chỉ còn một bộ phận nhỏ rút về trụ lại ở phố Hàng Khay một thời gian. Còn phố Paul Bert không ngừng được nâng cấp về hạ tầng và thu hút người Âu đến đầu tư để nhanh chóng trở thành một phố thương mại điển hình của thành phố thuộc địa.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 2.

Tượng Paul Bert tại Hà Nội

2. Quá trình này được kích thích mạnh mẽ dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, bắt đầu nhiệm kỳ từ 1897. Đẩy mạnh khai thác thuộc địa trên toàn Liên bang Đông Dương, với hệ thống hạ tầng nhanh chóng hiện đại hóa. Với Hà Nội, Paul Doumer không chỉ để lại dấu ấn bằng chiếc cầu thép mang tên mình hoành tráng, mà còn xác lập thành "thủ đô" của toàn xứ, trực tiếp làm cho con đường mang tên Paul Bert "thay da đổi thịt", khi chủ trương tổ chức cuộc Đấu xảo Hà Nội 1902.

Sách Le Tonkin En 1900 (Bắc Kỳ 1900) của Robert Dubois mô tả: "Phố Paul Bert là tuyến đường huyết mạch chính của thương mại Pháp. Những khách sạn lớn, tiệm cà phê sang trọng, hiệu sách, hiệu may, hiệu cắt tóc, hiệu bánh, hiệu thuốc Tây… đều tập trung trên phố này. Đây cũng là nơi gặp gỡ thường xuyên của giới thương nhân"…

Tuy nhiên sự mô tả ấy nhanh chóng trở nên nghèo nàn so với thực tế thay đổi của con đường này. Chỉ dài hơn 200 thước qua một ngã tư duy nhất, nhưng phố Paul Bert được cắt ngang bởi những đại lộ (boulevard) đều mang tên các quân nhân Pháp tử trận trong cuộc chinh phục Hà Nội: Bobillot (nay là phố Lê Thánh Tông), Henri Rivière (nay là phố Ngô Quyền) và Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng)… Đường sá được mở mang, trải nhựa, đèn điện công cộng được thắp sáng, nên cũng được chụp ảnh nhiều hơn cả.

Không thể không nói đến các tòa nhà thương mại được xây sớm nhất và lớn nhất tại đây. Ngay đầu phố là Garage Bobillot chuyên doanh các loại máy chạy hơi nước, cơ khí và xe đạp, có thời gian nó là đại lý độc quyền của hàng Peugeot danh tiếng.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 3.

Không ảnh, nhìn phố Paul Bert từ trên máy bay

Sát kề là tòa nhà thương mại của Hãng Charière, sau đổi tên là Poinsard & Veyret, chuyên bán các máy nông cụ, đồ kim khí, các loại thực phẩm nhập ngoại… Cuối phố, cùng dãy, là tòa nhà thương mại nổi tiếng nhìn ra hồ Hoàn Kiếm, với nhiều lần thay tên đổi hiệu, nhưng danh tiếng nhất là Godard và Union Commerce…

Đối diện bên kia đường, cùng nhìn ra hồ, có thời là quán bar Royal Tavernier nổi tiếng nhất khu phố. Gần kề với khách sạn lớn và sang nhất khi đó là Métropole, dọc phố Paul Bert cũng có 2 khách sạn Coq d'Or (Gà vàng) và Hà Nội, cũng như quán Café de la Paix nổi tiếng ra mắt sau Thế chiến I, được coi là nơi gặp gỡ của những người Âu nổi tiếng ở thủ đô Đông Dương… Cũng trên lĩnh vực kinh tế, thập niên 1920 xuất hiện Ngân hàng Pháp - Á, đặt trụ sở tại địa điểm Bộ Công thương hiện nay và thập niên 1940 có thể là Trung Hoa ngân hàng.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 4.

Phố Paul Bert về đêm

3. Nhu cầu văn hóa cũng được đường phố này đáp ứng, danh giá nhất vẫn là nhà hát thành phố sang trọng ngay đầu phố, khai trương năm 1911 và giữa phố có rạp chiếu bóng Palace (sau đổi là Eden) cũng được coi là lớn và sớm nhất. Giữa phố có một tòa nhà lớn, với nhiều chức năng, khi là cửa hiệu dược phẩm lớn nhất Hà Nội, tức là trụ sở của hãng Debeaux, nhưng có thời lại là trụ sở của Đại học Đông Dương…

Kể từ khi có Nhà hát Lớn, phố Paul Bert có xu hướng nối dài ra ngoài cửa ô Tây Long - lúc này đã mang tên Cửa nước Pháp (Porte de la France) - lúc xây Bảo tàng Louis Finot trưng bày nghệ thuật Đông Nam Á và Đông Dương. Trên phố này có tới 2 nhà in lớn là Taupin và IDEO, một nhà sách và phát hành báo chí, đồng thời cũng là nơi đặt tòa soạn tờ tạp chí danh giá Revue Indochinoise

Lẽ tự nhiện, con phố thuộc địa sầm uất việc mua bán, chốn đô hội của người Âu và tầng lớp thượng lưu bản xứ này cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện không thể quên. Đó là vụ đánh thuốc nổ diệt sĩ quan Pháp của nhà yêu nước Nguyễn Khắc Cần tại Khách sạn Hà Nội (1910), mà ngày nay tên của vị liệt sĩ đã được đặt tại chính địa điểm diễn ra sự kiện, sát với phố Tràng Tiền.

Đặc biệt là những ngày tháng 8/1945, cũng như những năm tháng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, thì phố Tràng Tiền cùng với Quảng trường Nhà hát Lớn trở thành tâm điểm diễn ra những sự kiện lịch sử…

Ngày nay, dù Thủ đô Hà Nội rộng mở và khang trang hơn rất nhiều, nhưng không gian của phố Tràng Tiền và Nhà hát Lớn thì vẫn vẹn nguyên những giá trị, dường như không hề thay đổi.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 6.

Trung tâm thương mại Godard nổi tiếng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 7.

Toàn cảnh phố Paul Bert nhìn từ Đông sang Tây

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 8.

Lúc có đèn điện, nhưng đường chưa trải nhựa

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 9.

Lúc đang chỉnh trang đường sá

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 10.

Thuở chưa có Nhà hát Lớn Hà Nội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 11.

Công ty Charière khi đang hưng thịnh

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 12.

Trở thành đại lý

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 13.

Tòa nhà Đại học Đông Dương

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 14.

Đường sá được rải nhựa

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 15.

Trung Hoa ngân hàng trên phố Paul Bert

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 16.

Nhà hát thành phố lúc mới xây

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 17.

Rạp chiếu bóng Palace

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 18.

Quán cà phê La Paix trong ngày hội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 19.

Khách sạn Hà Nội, nơi diễn ra vụ đánh thuốc nổ năm 1910

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 20.

Hiệu sách và nhà in Taupin

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 21.

Bên trái là tòa soạn “Revue Indochinoise”

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 22.

Phố Tràng Tiền vốn trồng nhiều cây xanh, nhưng bị đốn chỉ vì người Tây sợ tiếng ve

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 23.

Tây diễu binh

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 24.

Quần chúng cách mạng trong ngày khởi nghĩa 19/8/1945

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 25.

Đường phố trong Tuần lễ vàng xếp hàng đóng góp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 26.

Đón đoàn quân từ chiến khu về

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 27.

Khai mạc triển lãm Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám lần thứ nhất

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 77): Phố Paul Bert nay là Tràng Tiền - Ảnh 28.

Diễu hành tiễu trừ nạn đói trên đường phố Tràng Tiền

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.