Vĩnh biệt nhà văn Lê Khắc Hoan: Còn mãi 'Mái trường thân yêu'

Một thông tin buồn vào cuối năm 2021 này: Ở tuổi 84, nhà văn - nhà báo Lê Khắc Hoan, tác giả truyện dài nổi tiếng viết cho thiếu nhi "Mái trường thân yêu" đã từ trần vào ngày 17/12.
21/12/2021 11:00

(Thethaovanhoa.vn) - Một thông tin buồn vào cuối năm 2021 này: Ở tuổi 84, nhà văn - nhà báo Lê Khắc Hoan, tác giả truyện dài nổi tiếng viết cho thiếu nhi Mái trường thân yêu đã từ trần vào ngày 17/12.

Văn nghệ sĩ Hà Nội nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật

Văn nghệ sĩ Hà Nội nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật

Việc nâng cao chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật trước hết từ đầu nguồn - người viết kịch bản, biên kịch, viết sách, sáng tạo tác phẩm. Họ phải được tạo điều kiện đi thực tế, tham gia các sự kiện lớn của Thủ đô nhằm tích lũy kiến thức và có chất liệu sáng tác.

Mái trường thân yêu được viết năm 1963 ở Lâm Thao, Phú Thọ khi tác giả còn là một thầy giáo trẻ. Ngay năm 1964, truyện được xuất bản tại NXB Kim Đồng và đến năm 1990, truyện được tái bản lần thứ 6.

Vì sao "Mái trường thân yêu" hấp dẫn?

Đọc lại truyện này, Tổng biên tập báo Giáo dục và Thời đại Trần Đức Tam nhận xét: “Đây là cuốn sách hay nhất viết về nhà trường 30 năm qua”. Rồi, năm 2002, Tổng biên tập NXB Kim Đồng - nhà văn Bùi Hồng khen ngợi khi tác phẩm được tái bản lần thứ 8: “Viết về giáo dục, sau 40 năm, cũng chưa cuốn truyện nào vượt qua Mái trường thân yêu”. Năm 2011, khi tái bản lần thứ 9, truyện lại được đề cử nhận giải sách hay trong một dự án.

Chỉ là câu chuyện một học sinh tên Việt chuyển trường phố thị về học trường nông thôn cấp huyện, điều gì khiến Mái trường thân yêu lại được đánh giá cao như thế?

Chú thích ảnh
Nhà văn, nhà báo Lê Khắc Hoan

Xin nghe lí giải của nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký, khi truyện được tái bản lần thứ 11: “Nó hút hồn tôi [từ hồi quàng khăn đỏ] bởi trước hết nó được kể ở ngôi thứ nhất theo dạng tự truyện rất giản dị, tự nhiên. Đọc đến đâu tin đến đó…Đồng hành cùng những câu chuyện, những kỉ niệm Việt kể trong suốt hơn 200 trang sách mà cứ tưởng đó là chuyện của chính mình, của lớp mình, của trường mình”.

Theo tác giả Lê Khắc Hoan: “Cuốn sách này miêu tả sự chuyển biến tâm lí của nhân vật chính… từ chỗ cô đơn lạc lõng tiến tới hòa nhập, gắn bó với cộng động nhà trường nông thôn, rồi thực sự coi ngôi trường xa lạ đó là mái trường thân yêu của chính mình! Miêu tả tâm lí sao cho nhuần nhị, là một. Hai là, cần tận dụng thủ pháp trào lộng gây cười”.

Mời đọc một đoạn “tâm lí nhuần nhị” ở trang 247: “Từ lớp 1 đến lớp 6 tôi luôn được xếp vào loại học sinh giỏi của lớp. Bạn bè gọi tôi là “vua toán”…những lời khen bùi tai, những cái nhìn khâm phục…đối với tôi dần trở thành những nhu cầu không thể thiếu…và chính những cái đó làm tôi va chạm, xa lánh tất cả bạn bè trong những ngày đầu tiên ở trường cấp 2 Lâm Thao”.

Ngay sau độc thoại tự phân tích của Việt, khiến giọng văn trầm đi là tường thuật hướng tới sự trào lộng ở trang 248 làm bùng nổ tiếng cười. Được phân công phụ trách phần âm thanh sân khấu của vở kịch “20 năm sau” do lớp tự biên tự diễn, Chiến thực hành ngay, nó “bụm hai bàn tay vào mồm, “gáy” luôn ó ò o. Giống như hệt. Nó vừa dứt thì con gà trống nhà tôi trong chuồng tưởng trời sắp sáng, cũng đập cánh phành phạch gáy theo. Cả bọn chúng tôi cười bò ra ghế…”

Chú thích ảnh
Truyện dài nổi tiếng viết cho thiếu nhi "Mái trường thân yêu"

Chất văn trong người làm báo Lê Khắc Hoan

Từ năm 1960, truyện ngắn Chuyện một cô giáo mới của Lê Khắc Hoan đoạt giải Ba báo Văn Nghệ (Nguyễn Khải giải Nhất với Một cặp vợ chồng, Chu Văn giải Nhì với Con trâu bạc, Hồ Phương cùng giải Ba, với Cỏ non). Năm 1961, Lê Khắc Hoan, lại đoạt giải Nhất với truyện ngắn Chân trời xa xôi trong cuộc thi do báo Người giáo viên nhân dân tổ chức.

Với thành tích văn học dày dặn như thế, khi chuyển qua làm báo chuyên nghiệp, những bài báo của Lê Khắc Hoan luôn giàu chất văn. Trong tự truyện Làm báo mực mài nước mắt (NXB Tổng hợp TP.HCM 2016) viết về cuộc đời phóng viên của mình, ông kể nhiều về những bạn văn cùng làm báo với ông, ở báo Người giáo viên nhân dân rồi tạp chí Thế giới mới. Chẳng hạn như chuyện về Hoàng Minh Tường:

Năm 1979, Hoàng Minh Tường cho ra đời tiểu thuyết Đồng chiêm (NXB Thanh Niên). Đồng chiêm (viết sau Đầu sông) nhưng lại được xuất bản trước 2 năm), dày tới gần 400 trang, in 32.000 bản, như một cục gạch ném ra văn đàn, khiến nhiều cây bút đàn anh viết về nông thôn khá ngỡ ngàng, và không ít người có chút ganh tị. Riêng cuốn này, Hoàng Minh Tường “ẵm” nhuận bút tới 5.500 đồng, có thể mua liền hai ngôi nhà giữa lòng Hà Nội khi ấy (mỗi căn tương đương 5 tỷ đồng bây giờ). Nhưng số Tường không giữ được của. Anh trích mua một máy chữ xách tay Optima để “đầu tư cho sáng tác” và mua một xe đạp bằng khung Sài Gòn, lắp ráp phụ tùng gia công, còn lại gửi tiết kiệm.

Nào ngờ, năm 1985 đổi tiền, khối tài sản nhuận bút khổng lồ ấy chẳng còn được bao nhiêu. Năm 1982, Hoàng Minh Tường xin báo Người giáo viên nhân dân nghỉ hai tháng không lương để đi dự trại sáng tác do Hội Nhà văn Việt Nam mở tại Vũng Tàu, đóng cửa phòng văn hì hục viết, kết quả là bản thảo tiểu thuyết Vùng gió quẩn hoàn thành. Nghe nói nhà văn Nguyễn Thành Long trong Ban tổ chức trại đọc xong bản thảo, ngơ ngẩn cả buổi, rồi bảo Tường: “Em viết căng như Tắt đèn thời chị Dậu... ”.

Quả nhiên số phận Vùng gió quẩn quá long đong, quanh quẩn, bởi những vấn đề gai góc đặt ra trên những trang văn, khiến các nhà xuất bản ban đầu vồ vập rồi ngại ngùng không dám in. Mãi 15 năm sau, năm 1996, cuốn tiểu thuyết gai góc này mới được NXB Văn học đưa tới tay bạn đọc với tên khá dữ dằn là “Thủy Hỏa Đạo Tặc”, và năm 1997 nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.

Chú thích ảnh
Lê Khắc Hoan tiếp đoàn nhà văn Việt Nam Việt Nam đến thăm tạp chí “Thế giới mới”. Từ trái sang, hàng trước: Lê Khắc Hoan, Nguyên Ngọc, Phong Lê, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Hoàng Ngọc Hà. Hàng sau: Trần Quốc Toàn, Ngô Văn Phú, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Vũ Tiềm. Ảnh: Tư liệu

Những nhà văn Lưu Trọng Văn, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Khoa Đăng, Hoàng Đinh Quang, Trần Quốc Toàn…cùng với những người lãnh đạo tạp chí Thế giới mới Lê Khắc Hoan và Đỗ Quốc Anh tạo ra nhiều hoạt động, nhiều trang báo đậm chất văn chương. Có thể kể cuộc thi truyện rất ngắn, định hình loại truyện 1.000 âm tiết, tìm ra danh sách 15 tác giả trong 40 truyện rất ngắn do NXB Hội nhà văn và tạp chí Thế giới mới ấn hành năm 1994: Văn Như Cương, Trung Trung Đỉnh, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Quang Thân, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Xuân Thâm, Hòa Vang, Đức Ban, Nguyễn Bản, Võ Khắc Nghiêm, Đặng Anh Đào, Ngô Thị Kim Cúc… và cuộc thi kí sự nhân vật Tài trí Việt Nam thu hút tác phẩm của nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà báo tên tuổi: Thế Văn, Quang Đẩu, Hải Ninh, Hoài Anh, Hữu Nhuận, Lưu Trọng Văn, Nguyễn Thị Minh Thái, Bế Kiến Quốc, Phong Lê, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Hòa, Phan Kế An…

“Kinh sử là ruộng vườn của nhà ta..."

Lê Khắc Hoan còn là tác giả sách văn học Trăm năm ly hợp - Lê Khắc gia phả chỉ (NXB Lao động 2013, tái bản 2019) kể chuyện dòng họ nhà mình. Đó là tập sách của thi pháp tiểu thuyết và chất sử thi. Theo sách này, dòng họ Lê Khắc có nguyên tắc sống “Kinh sử là ruộng vườn của nhà ta. Trung hiếu là châu báu của nhà ta” một dòng họ có nhiều người nổi tiếng, nhiều đóng góp với cộng đồng. Nhà này, có đến 4 đại biểu tham gia Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc ngành giáo dục lần thứ nhất tháng 2-1956; nhà này sinh ra giải thưởng giáo dục Nguyễn Đình Chung Song rất nổi tiếng ở TP.HCM; nhà này có ông giáo Lê Khắc Hân tham gia ban soạn thảo sách giáo khoa toán phổ thông trung học cho vùng giải phóng miền Nam, hồi đất nước còn chia cắt, tham gia đào tạo tài năng toán học quốc tế Lê Bá Khánh Trình. Trong ngành đường sắt, người nhà Lê Khắc có kĩ sư Lê Khắc Linh người có công đầu trong việc rút ngắn thời gian chạy tàu Thống nhất từ 80 giờ xuống còn 29 giờ 30 phút, làm lợi cho nhà nước 8.830 tỉ đồng…

Trong ngành báo chí, Lê Khắc Hoan là cây viết hàng đầu làng báo giáo dục Việt Nam, trong suốt 50 năm ông lần lượt làm 6 tờ báo giáo dục: Người Giáo viên nhân dân (sau đổi thành Giáo dục và Thời đại), Thế giới mới, Dân trí, Tài hoa Trẻ, Trí tuệ, Giáo dục và Xã hội. Và viết hàng nghìn bài báo. Để có những bài báo, Lê Khắc Hoan đã từng 7 ngày lội bộ dốc cao, suối sâu, trên vai trên lưng lỉnh kỉnh bao gạo, ba lô, bi đông nước, quần áo, đèn pin, cơm nắm từ Ty Giáo dục Lai Châu lên điểm trường Mù Cả, ở lại Mù Cả đúng một tháng, trò chuyện với giáo viên, thăm lớp dự giờ, cùng ăn cùng ở với bà con Hà Nhì. Rồi lại ba lô lên vai, quay ra, leo núi trở về Ty.

Sống kĩ, từng trải rồi mới cầm bút, Lê Khắc Hoan đã có nhiều trang đẹp dù là viết báo hay viết văn!

Nhà văn Lê Khắc Hoan sinh năm 1937, quê quán Thừa Thiên Huế, từng nhiều năm dạy học, sau đó làm báo Giáo dục và Thời đại. Ông được xem là người khai sinh tạp chí Thế giới mới gây tiếng vang một thời.

Trần Quốc Toàn

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.