Vì sao sàn gạch ở Tử Cấm Thành lại được lát đến 15 lớp chồng lên nhau: Bí mật được "hé lộ" khiến hậu thế phải ngả mũ khâm phục trí tuệ của người xưa
Dưới quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra bí mật chôn vùi suốt thời gian dài trong Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành còn được gọi là Cố Cung, nằm ở trung tâm của Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây vừa là nơi bàn việc chính sự, vừa là nơi ở của hoàng đế cùng dàn hậu cung của mình. Công trình này được xây dựng trong 15 năm (1406 - 1420) với sự góp sức từ 1 triệu nhân lực.
Với diện tích 720.000 m2, gồm 800 cung, 9,9 nghìn phòng, Tử Cấm Thành được xem là biểu tượng về quyền lực, sự xa hoa của các hoàng đế Trung Quốc. Ngày nay, công trình này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và trở thành điểm đến lý tưởng thu hút hàng ngàn du khách "tò mò" với chốn thâm cung bí sử này.
Tồn tại hơn 600 năm lịch sử, trải qua sự cai trị của 24 vị hoàng đế nên nơi này còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà hậu thế luôn muốn khám phá. Một trong số đó là giai thoại về những viên gạch lát sàn thu hút sự tò mò của nhiều người và du khách.
Theo đó không ai biết về bí mật những viên gạch lát sàn ở Tử Cấm Thành cho đến đầu thế kỷ 20. Việc mở cửa Cố Cung đón tiếp một lượng khách du lịch lớn cùng với sự tàn phá của thời gian, lớp nền ở trước cửa điện Thái Hòa bị bung ra.
Trong một lần kiểm tra để tu sửa Tử Cấm Thành, các chuyên gia đã phát hiện ra điều này và câu chuyện về những viên gạch lát sàn ở đây bắt đầu trở nên nổi tiếng. Trong quá trình kiểm tra, khi lật lớp gạch bị vỡ bên trên lên, người ta phát hiện còn có nhiều lớp gạch lát nền tương tự được xếp ở dưới. Tổng cộng có đến 15 lớp gạch được xếp lên nhau rất cẩn thận và tỉ mỉ. Điều này khiến nhiều người tò mò và đặt ra câu hỏi: Vì sao?
Câu hỏi này về sau đã được các chuyên gia giải đáp.
Trên thực tế, theo Sohu, nguyên nhân đằng sau việc này có liên quan trực tiếp đến một vị hoàng đế của triều đại nhà Minh là Chu Đệ. Hiểu một cách đơn giản, việc 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau, xếp đều tăm tắp dưới sàn Tử Cấm Thành không phải được thực hiện như một cấu trúc kiến trúc đặc biệt mà vì mục đích bảo vệ hoàng đế Minh triều.
Theo đó, qua quá trình nghiên cứu sử sách, các chuyên gia cho rằng Tử Cấm Thành là nơi ở của Vua và hậu cung, cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Dù tường thành được xây dựng rất cao, kiên cố và được canh gác nghiêm ngặt nhưng hoàng đế Chu Đệ vẫn chưa yên tâm. Để không được để xảy ra bất kỳ sai sót nào, ông yêu cầu thợ lát 15 lớp gạch bên dưới nền cung điện để phòng trường hợp kẻ xấu đào hầm, tạo lối đi trong lòng đất để đột nhập vào cung.
15 lớp gạch này không chỉ đơn giản là xếp chồng lên nhau mà được thêm từng lớp thông qua phương pháp đặc biệt giúp tăng cường đáng kể độ bền của mặt đất. Do đó, nếu thích khách muốn đột nhập để vào bằng địa đạo cũng rất khó để có thể tạo lối đi qua lớp sàn này.
Hơn nữa, theo nghiên cứu của các chuyên gia về Tử Cấm Thành, sau khi hoàn thành việc xây dựng Tử Cấm Thành, Hoàng đế lúc bấy giờ đã ban hành một sắc lệnh yêu cầu những người thợ tham gia xây dựng Cố Cung không được phép tiết lộ bí mật này ra bên ngoài. Vì vậy nó vẫn được giữ kín cho đến đầu thế kỷ 20 và được khai phá bởi các chuyên gia.
10 năm 'vắt sức' cống hiến nhưng sếp không tăng lương, hỏi ra mới biết: Muốn thành công, bạn buộc phải thấu đáo 5 tư duy này