10 năm 'vắt sức' cống hiến nhưng sếp không tăng lương, hỏi ra mới biết: Muốn thành công, bạn buộc phải thấu đáo 5 tư duy này
Thực tế người thành công và kẻ về sau chỉ cách nhau 1 bước tư duy.
Có một nhân viên tò mò đã lâu nhưng mãi mới có đủ dũng khí để hỏi sếp: "Tôi đã có cả 10 năm kinh nghiệm làm việc rồi, tại sao anh không tăng lương cho tôi?".
Cấp trên nói: "Không phải anh có 10 năm kinh nghiệm làm việc, mà là anh đem 1 năm kinh nghiệm dùng tới tận 10 năm".
Câu trả lời khiến anh chàng nhân viên kia sững sờ! Trên thực tế, nắm vững được những phương pháp làm việc hiệu quả quý hơn nhiều so với việc cứ cắm đầu vào làm như một cái máy mà không có sự tư duy trong đó. Người thật sự tài giỏi, trên thực tế đều thắng ở tư duy.
Sau đây là 5 tư duy vàng giúp bạn thành công, sự nghiệp thăng tiến
1. Luật dự phòng - Thêm nhiều khả năng
Một lập trình viên khi lập trình chương trình, nhất định sẽ phải có cho mình một bản sao lưu, phòng khi ổ cứng có vấn đề, không có bản sao lưu, mọi công sức bỏ ra đều là công cốc. Sao lưu, là một sự chuẩn bị cho một rủi ro bất ngờ xảy đến. Công việc hay đời người cũng giống nhau, cần có sự chuẩn bị.
Một nhà triết học phương Tây từng nói: “Hãy học cách cắt móng tay bằng tay trái, bởi tay phải của bạn biết đâu một ngày không thể dùng được nữa.”
Đây chính là định luật sao lưu: một người có tư duy rõ ràng, bất kể chuyện gì cũng đều có sự chuẩn bị, không bao giờ nước đến chân rồi mới nhảy. Ai cũng mong muốn một cuộc đời sóng yên biển lặng, nhưng hiện thực cuộc sống lại thường là sóng to gió lớn, biết bao thử thách xuất hiện.
2. Định luật dao cạo Ockham - Cắt bỏ đi phần phức tạp
Bạn có biết khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất của con người trong một tuần là bao lâu hay không? Một nghiên cứu cho thấy: Mỗi người làm việc bình quân 45 tiếng một tuần, trong đó có 17 tiếng là làm việc không hiệu quả.
Nhiều người lầm tưởng rằng cứ “nhiều” là tốt, nhưng việc muốn làm càng nhiều thì việc được hoàn thành lại càng ít. Vì vậy, mặc dù mỗi ngày đều làm việc kiệt sức những thành quả lại chẳng được bao nhiêu.
Muốn thay đổi hiện trạng, trước tiên phải học cách đơn giản hóa công việc của mình.
Vào thế kỷ 14, nhà triết học người Anh William xứ Ockham đã đưa ra thuyết “Định luật Dao cạo Ockham”. Cụ thế, định luật này nhắc về bài học sống như việc cạo râu, cạo đi những bước thừa thãi, đơn giản hóa những chuyện phức tạp.
Các chuyên gia luôn thích điều khiển kẻ thù bằng một chiêu thức, đánh trúng trọng điểm tuyệt đối không lòng vòng. Người có thể biến phức tạp thành đơn giản đều tìm “đường tắt” để đi tới thành công.
3. Định luật Walson - Tầm quan trọng của thông tin
Chúng ta luôn nỗ lực để nâng cao năng lực chuyên ngành mà bỏ qua một thứ cũng rất quan trọng: Thông tin. Nhiều người tài giỏi hơn bạn, không phải vì năng lực họ hơn bạn mà bởi họ nhanh nhạy hơn bạn, thức thời hơn bạn.
Doanh nhân người Mỹ S.M. Walson đã đưa ra một định luật: “Đặt thông tin và tin tức lên trước, tiền sẽ tự động cuốn về theo".
Có hai chàng trai trẻ ở thành phố Florence ở Mỹ, một người là John, một người là Harry, hai người họ cùng ứng tuyển cho một công ty kinh doanh rau củ quả. 3 tháng sau, John được thăng chức lên làm tổ trưởng, lương tăng gấp đôi, còn Harry thì vẫn dậm chân tại chỗ.
Harry bất mãn đi hỏi lãnh đạo, đối phương nói: "Công ty đang chuẩn bị đặt một lô khoai tây, cậu đi nghe ngóng xem sao". Nửa tiếng sau, Harry vội vã trở lại báo cáo: “Trung tâm bán buôn rau quả nông nghiệp có khoai tây để bán”.
Lãnh đạo giữ cậu ta ở lại rồi gọi John lên. John nói một cách rõ ràng và rành mạch: “Cách trung tâm bán buôn rau quả nông nghiệp 20km có 3 nhà buôn khoai tây. Trong đó, có hai nơi 1.8 USD/kg, nơi còn lại 1.6 USD/kg. Qua quá trình so sánh, tôi nhận thấy nơi bán với giá 1.6 USD rau củ không những rẻ mà chất lượng còn tốt hơn.”
Một người nắm trong tay thông tin, không cần cạnh tranh đã thắng rồi. Muốn nắm bắt được cơ hội, trước tiên hãy học cách phát hiện ra nó.
4. Định luật quả táo - Phân rõ chính và thứ
Nếu có một rổ táo, có quả ngon có quả hỏng, bạn sẽ ăn quả nào trước? Đáp án tất nhiên là, ăn quả ngon trước, còn quả hỏng thì vứt đi.
Nếu bạn còn tiếc ăn quả sắp hỏng trước, vậy thì quả ngon dần dần rồi cũng sẽ hỏng, vậy là bạn vĩnh viễn sẽ không thể cảm nhận được vị ngon ngọt của quả táo.
“Định luật quả táo” này cũng được áp dụng như vậy trong công việc.
Thực ra, “làm chuyện nào trước” so với việc “làm được bao nhiêu chuyện” quan trọng hơn nhiều.
Dale Breckenridge Carnegie, một nhà văn và nhà thuyết trình người Mỹ từng kể một câu chuyện như sau: Tiến sĩ Sandell, chuyên gia trị liệu tâm lý nổi tiếng có một bệnh nhân là một giám đốc cấp cao tại một công ty lớn ở Chicago.
Lần đầu tiên khi tới gặp Sandell, khi đó ông ta ở trong trạng thái lo lắng, bất an, cảm giác dường như lúc nào cũng có thể phát hoảng. Vị giám đốc chia sẻ, phòng làm việc của ông có 3 cái bàn làm việc lớn với hàng tá báo cáo và tài liệu, cảm giác như không bao giờ có thể hoàn thành xong, nó sắp khiến ông phát điên lên rồi.
Sandell sau khi nghe xong đã cho lời khuyên: Sau khi quay về, hãy dọn dẹp sạch sẽ phòng làm việc, chỉ để lại tài liệu quan trọng nhất. Bệnh nhân làm theo lời khuyên của Sandell, dọn dẹp tất cả bàn làm việc, làm từng việc từng việc quan trọng một. Kể từ sau đó, việc nào tới, việc đó ngay lập tức được hoàn thành, không còn núi công việc khổng lồ uy hiếp, sức khỏe tinh thần của ông cũng dần dần hồi phục.
Điều này nói lên một nguyên tắc vô cùng quan trọng: Hãy làm những việc quan trọng trước tiên.
5. Hội chứng con đà điểu - Không viện cớ
Hội chứng đà điểu là một hội chứng tâm lý, xuất phát tượng hình từ hiện tượng mà người ta quan sát được từ loài chim này. Bản năng tự vệ của loài đà điểu là chạy trốn nguy hiểm, khi trốn không nổi nữa thì nó sẽ rúc đầu vào cát, giả vờ như mình không nhìn thấy gì hết.
Tuy nhiên, không viện cớ chính là bước đầu tiên nếu bạn muốn sửa sai. Gặp chuyện là tìm lý do thoái thác, đây là điểm yếu chết người của bất cứ ai.
Có một câu chuyện như sau:
Một người hỏi bác nông dân: “Bác trồng lúa mì chưa?”, bác nông dân trả lời: “Chưa, tôi sợ trời mưa”. Người đó tiếp tục hỏi: “Vậy bác trồng bông chưa?”, bác nông dân đáp: “Cũng chưa, tôi sợ sâu bọ ăn bông”. Người đó lại hỏi tiếp: “Vậy rốt cuộc là bác trồng cái gì?”, bác nông dân đáp: “Tôi chẳng trồng cái gì, như vậy là an toàn nhất".
Tâm lý học xã hội lý giải rằng, con người luôn muốn hợp lý hóa hành vi của mình, họ tìm mọi lời giải thích cho sự đùn đẩy trách nhiệm của bản thân để có thể bảo vệ được tự tôn hoặc ít nhất cũng an ủi. Đây là một cơ chế bảo vệ tâm lý.
Người dũng cảm mới ngày càng tiến bộ, người hay đùn đẩy mãi mãi chỉ có thể dậm chân tại chỗ. Đây cũng là điểm khác biệt nhất giữa người bình thường và người thành công: đổ trách nhiệm cho ngoại cảnh hoặc tự mình đối mặt với vấn đề từ chính bản thân.
'Làm duy nhất 1 nghề bây giờ quá bị động, không kiếm thu nhập thụ động là toang ngay'