Vì đâu Kazakhstan lâm vào tình trạng bất ổn?

Biểu tình bạo loạn đã leo thang ở nhiều khu vực của Kazakhstan để phản đối tình trạng tăng giá nhiên liệu. Bất ổn an ninh buộc Tổng thống nước này Kassym-Jomart Tokayev phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều tỉnh, thành lớn của đất nước.
07/01/2022 17:14

(Thethaovanhoa.vn) - Biểu tình bạo loạn đã leo thang ở nhiều khu vực của Kazakhstan để phản đối tình trạng tăng giá nhiên liệu. Bất ổn an ninh buộc Tổng thống nước này Kassym-Jomart Tokayev phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều tỉnh, thành lớn của đất nước, trong đó có tỉnh Mangistau, thành phố Almaty và thủ đô Nur-Sultan.

Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Ít nhất 9 người thiệt mạng

Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Ít nhất 9 người thiệt mạng

Ngày 27/12, một chiếc máy bay chở 100 người đã rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh từ sân bay Almaty, Kazakhstan.

* Biểu tình bạo lực leo thang

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 5/1/2022 đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Nur-Sultan trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực leo thang tại một số thành phố lớn của nước này. Hơn 1.000 người biểu tình đã tập trung tại quảng trường trước khi tràn vào các tòa nhà chính quyền tại thành phố Almaty, khiến lực lượng an ninh phải áp đặt các biện pháp cứng rắn để kiểm soát đám đông.

Biểu tình bạo loạn cũng leo thang ở tỉnh Mangistau cũng như tại thành phố Aktau và một số thành phố khác của Kazakhstan để phản đối tình trạng tăng giá nhiên liệu. An ninh bất ổn đã buộc Tổng thống Tokayev phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại tỉnh Mangistau và thành phố Almaty.

Hiện Tổng thống Tokayev đã ra lệnh thành lập một nhóm đặc biệt để điều tra các cuộc bạo động ở nước này và đưa những người phải chịu trách nhiệm ra trước công lý.

Kazakhstan lâm vào tình trạng bất ổn, Kazakhstan, biểu tình bạo loạn leo thang, an ninh bất ổn, tình trạng khẩn cấp, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev chủ trì cuộc họp với Hội đồng An ninh quốc gia ở thủ đô Nur-Sultan, ngày 6/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ông Tokayev đưa ra một số chỉ thị khẩn cho chính phủ và các lực lượng vũ trạng, trong đó có việc ổn định giao thông công cộng, hỗ trợ doanh nghiệp và tăng khả năng sẵn sàng tác chiến. Tổng thống Tokayev nhấn mạnh cần khôi phục hoạt động ổn định của các ngân hàng và thể chế tài chính khác sau khi căng thẳn được giảm bớt. Ông cũng chỉ thị bảo vệ các phái bộ ngoại giao, các công ty và nhà đầu tư nước ngoài tại Kazakhstan.

Tình hình bạo lực leo thang trong nước mà nguyên nhân được cho là do các phần tử khủng bố đứng đằng sau đã buộc Tổng thống Tokayev tối 5/1 phải yêu cầu sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).

Đáp lại lời kêu gọi này, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan - người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng tối cao CSTO - ngày 6/1 đã quyết định cử các lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan để giúp ổn định tình hình ở quốc gia thành viên này.

Việc triển khai này có các đơn vị của các lực lượng vũ trang Nga, Belarus, Armenia, Tajikistan và Kyrgyzstan, những nước thành viên còn lại trong CSTO. Tuyên bố của CSTO không nêu rõ số lượng binh sĩ được cử đến Kazakhstan, nhưng cho biết nhiệm vụ chính của các lực lượng này là bảo vệ các cơ sở quân sự và nhà nước quan trọng, đồng thời hỗ trợ các lực lượng thực thi pháp luật thiết lập trật tự nhằm ổn định tình hình tại Kazakhstan. Điều lệ của CSTO cho phép giải quyết tình trạng bất ổn nội bộ, nhưng phải được thực hiện trên cơ sở quyết định của một quốc gia có chủ quyền.

Kazakhstan lâm vào tình trạng bất ổn, Kazakhstan, biểu tình bạo loạn leo thang, an ninh bất ổn, tình trạng khẩn cấp, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev tại cuộc họp Hội đồng An ninh ở Nur-Sultan, Kazakhstan, ngày 6/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

 * Khủng hoảng nhiên liệu

Theo báo chí địa phương, kể từ ngày 1/1/2022, giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở Kazakhstan đã tăng gấp đôi, từ 60 tenge (0,14 USD) lên 120 tenge (0,28 USD) một lít. Ngay ngày hôm sau, ngày 2/1, một số cuộc biểu tình nhằm phản đối tăng giá khí đốt đã diễn ra ở tỉnh Mangistau của Kazakhstan.

Ngoài ra, các cuộc biểu tình tự phát phản đối tăng giá khí đốt cũng xảy ra tại Aktau và một số thành phố khác của Kazakhstan. Phần lớn người dân Kazakhstan, trong đó đa số làm nghề lái xe, sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng LPG. Họ bày tỏ phẫn nộ trước việc giá LPG tăng gấp đôi. Sau khi bùng nổ các cuộc biểu tình, các nhà chức trách đã hứa sẽ kiềm chế sự gia tăng của giá khí đốt, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn việc tăng giá do chi phí sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Kazakhstan Magzum Mirzagaliyev giải thích giá bán LPG hiện nay được tính trên cơ sở giá mua buôn cộng chi phí vận chuyển và lưu kho. Tổng cộng các chi phí này vào khoảng 80 tenge/lít. Ông kêu gọi các doanh nghiệp phân phối LPG thể hiện trách nhiệm xã hội, cùng với chính phủ xem xét phương án hợp lý nhằm xoa dịu phản ứng của người dân.

Các chuyên gia kinh tế nêu ra nhiều lý do khiến giá khí đốt tăng mạnh tại Kazakhstan. Đầu tiên là tình trạng thiếu nhiên liệu và sự xuống cấp của cơ sở sản xuất, nhưng lý do khách quan rõ ràng nhất là do kể từ ngày 1/1/2022, 100% giao dịch mua bán khí đốt hóa lỏng được thực hiện thông qua các sở giao dịch hàng hóa.

Bộ Năng lượng Kazakhstan lý giải việc tăng giá là do các doanh nghiệp sản xuất khí đốt hóa lỏng chuyển sang bán nhiên liệu thông qua giao dịch điện tử, giá cả do thị trường hình thành phù hợp với cung cầu, đồng thời cam đoan rằng chính quyền địa phương không can thiệp vào việc điều tiết giá cả.

Đây không phải là lần đầu tiên giá nhiên liệu được nâng lên ở Kazakhstan trong năm vừa qua. Vào đầu tháng 11/2021, tại khu vực Petropavlovsk, giá khí đốt hóa lỏng đã tăng từ 75 tenge/lít lên 110 tenge/lít chỉ trong hơn một tháng, hiện người dân địa phương đang phải mua với giá 130 tenge/lít. Trước đó, vào tháng 1/2020, cư dân thành phố Zhanaozen cũng đã kêu gọi bình ổn giá khí đốt, sau khi giá đã tăng từ 55 tenge/lít lên 65 tenge/lít. Khoảng 10 năm trước, chi phí khí đốt ở tỉnh Mangistau là 30-35 tenge/lít. Theo cảnh báo của giới chuyên môn, tình hình giá cả nhảy vọt như trên có thể dễ dàng lặp lại trong tương lai gần khi mà khu vực Trung Á đang lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Minh Trà (Tổng hợp)/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Ai sở hữu dinh thự xa hoa nhất Mumbai? Bất ngờ vì tỷ phú giàu nhất Ấn Độ không có trong danh sách

Ai sở hữu dinh thự xa hoa nhất Mumbai? Bất ngờ vì tỷ phú giàu nhất Ấn Độ không có trong danh sách

Những người giàu nhất Ấn Độ thực sự có gu thẩm mỹ sang trọng và sống trong những dinh thự danh giá.

Người nô lệ dũng cảm nhất lịch sử: Tự chèo thuyền đến tự do, trở thành anh hùng và chính trị gia mở đường cho hàng triệu người da màu

Người nô lệ dũng cảm nhất lịch sử: Tự chèo thuyền đến tự do, trở thành anh hùng và chính trị gia mở đường cho hàng triệu người da màu

Robert Smalls có lẽ là một trong những nhân vật đặc biệt nhất trong lịch sử với cuộc đời phi thường.

Châu Âu vẫn chìm trong cơn sóng lạm phát

Châu Âu vẫn chìm trong cơn sóng lạm phát

Lạm phát trong tháng 10/2022 ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lên tới 10,7%, tăng so với mức tăng 9,9% của tháng 9 và vượt mức dự báo 10,2% được đưa ra trước đó.

Giới khoa học 'mổ sẻ' tìm câu trả lời: Vì sao 'người bẩn nhất thế giới' lại qua đời sau khi tắm lần đầu tiên?

Giới khoa học 'mổ sẻ' tìm câu trả lời: Vì sao 'người bẩn nhất thế giới' lại qua đời sau khi tắm lần đầu tiên?

Điều khiến giới khoa học cảm thấy kinh ngạc và kỳ lạ đó là không hề tìm thấy bất cứ loại vi khuẩn gây bệnh nào trên người cụ ông "bẩn nhất thế giới".

10 căn penthouse đắt nhất thế giới đủ để khiến bạn nhận ra: Sống 'ngập mùi tiền' là như thế nào

10 căn penthouse đắt nhất thế giới đủ để khiến bạn nhận ra: Sống 'ngập mùi tiền' là như thế nào

Không chỉ có không gian tuyệt vời và sự riêng tư tuyệt đối, những penthouse đắt nhất hành tinh còn cho bạn trải nghiệm cảm giác sống xa hoa là như thế nào.

Kinh tế thế giới trước thách thức suy thoái

Kinh tế thế giới trước thách thức suy thoái

Kinh tế thế giới đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và khó lường.

Giới hạn Hayflick: Tại sao con người chỉ có thể sống tới 125 năm?

Giới hạn Hayflick: Tại sao con người chỉ có thể sống tới 125 năm?

Giới hạn Hayflick là một lý thuyết y sinh chứng minh tại sao cơ thể con người không thể sống lâu quá 125 tuổi.

Cuộc sống của những người lớn tuổi tại Florida lao đao vì bão Ian, rơi vào cảnh trắng tay ở cuối đời

Cuộc sống của những người lớn tuổi tại Florida lao đao vì bão Ian, rơi vào cảnh trắng tay ở cuối đời

Cơn bão khiến những người đang ở độ tuổi nghỉ hưu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn giữa việc rời đi và ở lại.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.