Từ Nguyên Thạch - Đem đến 1 trang đẹp cho SGK

Đó là một trang truyện của Từ Nguyên Thạch được tuyển vào sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (tập 1) - bài Chiếc áo len. Nhưng trước khi nhắc lại những vui buồn quanh truyện ngắn này, chúng ta hãy đến với sáng tác mới nhất của anh trong mùa Covid-19 vừa qua.
27/01/2021 17:11

(Thethaovanhoa.vn) - Đó là một trang truyện của Từ Nguyên Thạch được tuyển vào sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (tập 1) - bài Chiếc áo len. Nhưng trước khi nhắc lại những vui buồn quanh truyện ngắn này, chúng ta hãy đến với sáng tác mới nhất của anh trong mùa Covid-19 vừa qua.

Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa (Kỳ 33): Nhạc sĩ Lê Xuân Thọ và con cò đồng dao

Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa (Kỳ 33): Nhạc sĩ Lê Xuân Thọ và con cò đồng dao

Vào những năm 90 cuối thế kỷ trước, khi làm bộ giáo khoa tiếng Việt (bộ hiện hành, phát hành từ năm 2000) các nhà biên soạn đã đưa ca từ bài hát Mẹ có yêu không nào của Lê Xuân Thọ vào trang 131 sách Tiếng Việt 1 (tập 1) làm bài đọc, khi các cháu chưa học hết vần tiếng Việt, mới học tới các vần “um” và “im” có trong ca từ này: Khi đi em hỏi/ Khi về em chào/ Miệng em chúm chím/ Mẹ có yêu không nào.

“Tụi em đã nhắn tin… đúng 8h tối nay… đúng 8h… khắp các dãy phòng đèn điện thoại sáng lên như những vì sao trong trời đêm… những vì sao không lặng yên… lung linh theo từng tràng vỗ tay…”. Đó là khung trời đêm trong một khu cách ly, nhà báo Từ Nguyên Thạch tạo ra trong tác phẩm văn học hư cấu của mình - truyện dài Tình người cách ly (NXB Hội Nhà văn, tháng 6/2020). Đây được coi là một trong những tác phẩm văn chương đầu tiên viết về đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Cùng nắm tay nhau đẩy lui sợ hãi

Nhà báo - nhà văn Từ Nguyên Thạch bộc bạch về sách của mình:

“Đây cũng là lần đầu tiên tôi thử viết một thể loại văn học mang tính thời sự để kiểm tra xem dòng văn học này có được công chúng đón nhận không.

Tôi cũng biết đây là một thể loại mà giới cầm bút e ngại vì phải viết nhanh nên khó đạt độ sâu lắng cần thiết cho một tác phẩm văn chương. Nhưng dù sao tôi cũng không thể không viết.

Khi đại dịch Covid-19 ào đến, cuộc sống thường ngày hầu như bị đảo lộn hoàn toàn. Dãy phố quen thuộc của tôi mới hôm qua còn nhộn nhịp giờ nhà ai cũng cửa đóng then cài. Chỗ cà phê tôi ngồi mỗi sáng giờ biến mất. Đi ngang cổng trường vắng lặng, lũ trẻ trốn đâu hết rồi. Rồi nhà máy đóng cửa, sân bay vắng bóng người, bến xe đìu hiu… Vâng, có quá nhiều câu chuyện không thể không viết ra, không thể không ghi lại”.

Tình người cách ly kể lại câu chuyện tình của đôi nam nữ từ nước ngoài chạy trốn đại dịch, (Minh và Kim Anh) được tập trung vào một khu cách ly ở TP.HCM trong 14 ngày. Khu cách ly lên tới hơn 5.000 người với đủ thứ thành phần. Từ sinh viên, giáo sư đại học đến tiểu thương, người đi hợp tác lao động từ nước ngoài trở về… Từ người ngay ngắn, trong sạch đến bọn buôn lậu, nghiện ngập.

Chú thích ảnh
Nhà văn Từ Nguyên Thạch

Trong một không gian bị dồn nén như thế, sự mâu thuẫn giữa các tính cách được bộc lộ, phơi trần. Nhưng chính trong những lúc khó khăn nhất đã xuất hiện những câu chuyện con người đối xử với con người đầy ắp tình người; những người cách ly cùng nắm tay để đẩy lùi sợ hãi…

Để giữ độ nóng thời sự, cuốn sách cần in nhanh, kịp góp sức vào trận chiến toàn cầu, Từ Nguyên Thạch tự đầu tư, in ấn và phát hành. Sách có mặt trên thị trường từ tháng 6/2020. Tác giả cho biết: “Tiền lãi từ sách nếu có sẽ ủng hộ các hoạt động phòng chống đại dịch. Số lượng in 500 cuốn may mắn đã được bạn đọc ủng hộ, tiêu thụ nhanh. Phần lãi đã là 200 cuốn sách tôi gửi biếu các bác sĩ, điều dưỡng và cả người cách ly ở Đà Nẵng, vào lúc tại thành phố này Covid-19 đang bùng phát trở lại!”.

Gánh nước, nuôi heo, trồng rau, thắp đèn dầu đọc sách…

Để có bút lực có thể viết ngay được ý tưởng thành câu chữ và hình tượng trên trang sách như thế, Từ Nguyên Thạch đã luyện bút từ thời học sinh trung học. Anh kể lại:

“Quê nội tôi là Thừa Thiên - Huế, tôi sinh ra ở đó nhưng lớn lên, đi học phổ thông ở Quảng Ngãi. Như nhiều bạn bè cùng lứa ở đất ấy, tôi tìm đến với văn chương một cách tự nhiên dù tôi học ban toán (ban B ở miền Nam trước 1975) và sau này là giáo viên dạy môn vật lý.

Có lẽ do quan niệm xã hội thời đó, những người làm việc hay hoạt động có liên quan ít nhiều đến chữ nghĩa thường được mọi người coi trọng. Nên được làm “nhà thơ”, “nhà văn”, “nhà báo” là mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi. Mỗi cô cậu học trò chúng tôi ai cũng thích trở thành nhà văn, nghệ sĩ dù tài năng chẳng là bao, nhưng mơ vẫn cứ mơ. Những cái tên Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê hay Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Khái Hưng, Nhất Linh… đã trở thành thần tượng, là niềm khát khao vươn tới của tôi và chúng bạn.

Các thi văn đoàn cũng nối nhau nở rộ ở nhiều địa phương, mỗi quý hay 1, 2 tháng lại cho ra đời một tập san quay ronéo hay sang hơn thì in typo, offset. Tết đến, hầu hết các trường trung học đều làm giai phẩm Xuân rao bán xuống từng lớp và qua các trường bạn. Chuyện lời lỗ không quan trọng, quan trọng là niềm vui được làm theo ý nguyện, sở thích của mình”.

Sau 1975, Từ Nguyên Thành vào TP.HCM học lên đại học. Cùng học đại học những năm ấy với anh có Lý Lan, Lưu Thị Lương, Nguyễn Thái Dương, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Minh Quốc, Hồ Thi Ca… Những trí thức trẻ ấy có tác phẩm đăng trên các báo, rồi ra sách, tạo thành nhóm nhà văn trẻ đất phương Nam của văn học Việt Nam hiện đại.

Về những bước đầu tiên trên con đường văn chương của mình, Từ Nguyên Thạch nhớ lại: “Năm 1980, tôi ra trường được phân công về Sông Bé, dạy ở trường THPT Phước Long, huyện Phước Long, huyện vùng xa của tỉnh. Trường không có giáo viên vật lý nào khác, nên dù mới ra trường tôi phải “gánh” từ lớp 10 đến lớp 12. Giáo viên ở nhà mái tranh vách lồ ô, tối thắp đèn dầu đọc sách, soạn bài. Ngoài dạy học, giáo viên còn biết gánh nước từ suối lên, nuôi heo, trồng rau củ để cải thiện cuộc sống. Dù cuộc sống vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến bút danh Từ Nguyên Thạch tự đặt cho mình, tôi như được động viên, hãy cứng rắn như đá tảng nguyên khối, chờ tương lai rồi sẽ tốp đẹp hơn”.

Chú thích ảnh
Bài “Chiếc áo len” của Từ Nguyên Thạch trong sách “ Tiếng Việt 3” (tập 1)

Mỗi năm lại có thêm bạn đọc mới

Với niềm tin ấy, Từ Nguyên Thạnh ngày càng đến gần hơn với văn chương, chữ nghĩa, năm 1983 anh thôi phấn bảng trở thành nhà báo chuyện nghiệp ở Sở Văn hóa, Thông tin Sông Bé rồi lên làm báo ở TP.HCM. Vừa làm báo vừa làm thơ, viết truyện. Một trang truyện của Từ Nguyên Thạch được tuyển vào sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (tập 1), bài Chiếc áo len, với đoạn vào truyện rất hợp với tuổi đang học đọc, học viết, học kể chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, rất đơn giản, trong sáng: “Năm nay, mùa Đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là…”.

Đây là một trang đẹp của sách giáo khoa. Ngắn gọn nhưng đủ các yếu tố cần có của một truyện ngắn, theo nghĩa cổ điển nhất. Có tả, có thoại, có thắt nút tạo gay cấn và mở nút dẫn cốt truyện tới một kết thúc có hậu cùng một vĩ thanh, ngân nga dư âm. Bài học kèm theo một bài tập tìm hiểu tác phẩm hay - “tìm một tên khác cho truyện” giúp người dạy, chỉ bằng cách tổ chức để học sinh cả lớp cùng làm bài tập này, trả lời câu hỏi này, hình thành một tiết học sinh động, không áp đặt học sinh kiểu “đọc chép” tri thức mà giúp học sinh tự tìm ra tri thức cần ghi nhớ.

Từ Nguyên Thạch nhớ lại: “Truyện thiếu nhi Chiếc áo len được đăng trên báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) khoảng cuối thập niên 1980 lúc tôi đang công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương và Bình Phước).

Khoảng năm 2002, lúc này tôi đã về công tác ở báo Người lao động TP.HCM một hôm ghé Sở GD-ĐT TP.HCM thì có người cho biết có thấy bài của tôi trong sách giáo khoa vừa mới in. Tôi không biết đó là bài gì cho tới khi cầm trên tay cuốn sách mua ở một hiệu sách. Tôi kể lại đây để muốn nói rằng bài Chiếc áo len đã được những người biên soạn sưu tầm trên báo rồi đưa vào sách giáo khoa, khi không biết tác giả là ai, ở đâu. Truyện được đưa in đầy đủ, không biên tập chữ nào. Dĩ nhiên tôi rất vui khi thấy tác phẩm của mình được có trong sách giáo khoa mới.

Vài năm sau, một hôm tôi qua Nhà xuất bảo Giáo dục chi nhánh ở TP.HCM thì anh Vũ Bá Hòa, Giám đốc chi nhánh, báo lâu nay nhóm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 muốn tìm tôi để trả nhuận bút mà không biết địa chỉ của tôi. Anh Hòa cho tôi số điện thoại để liên lạc. Khoảng tuần lễ sau tôi nhận được phiếu chuyển nhuận bút và thư cám ơn. Khoản tiền nhuận bút không bao nhiêu nhưng đã cho tôi một niềm vui lớn. Càng vui hơn, một lần, đang ngồi làm việc trong tòa soạn thì có một người mẹ dẫn theo con gái xin gặp. Người mẹ nói cháu đã học bài Chiếc áo len và muốn tìm gặp tác giả, biết tôi đang làm việc ở đây bà đưa con đến. Trang giáo khoa đã mở khung cửa để mỗi năm, tôi có thêm, những bạn đọc mới như thế”.

(Còn tiếp)

Vài nét về Từ Nguyên Thạch

Từ Nguyên Thạch sinh năm 1956. Từng dạy học, làm báo, đang sống và viết ở TP.HCM. Đã ấn hành: Miền đất tôi yêu (tập thơ, NXB Sông Bé, 1989), Bài hát buồn (tập thơ, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1990), Tình người cách ly (NXB Hội Nhà Văn, 2020). Anh hiện còn bản thảo 2 truyện dài, 2 truyện ngắn, công trình biên khảo về 100 nhà giáo trong lịch sử Việt Nam (10 tập) và một số kịch bản sân khấu, điện ảnh chờ xuất bản và dàn dựng.

Lê Thanh Trầm

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.