Từ bỏ thịt chó thì ăn… 'giả cầy'

Nhân ầm ĩ chuyện vận động “từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo”, tôi bỗng nhớ đến món “giả cầy”. Giả mà tốt! Giả mà rất hay! Thật thế.
22/09/2018 07:00

(Thethaovanhoa.vn) - Nhân ầm ĩ chuyện vận động “từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo”, tôi bỗng nhớ đến món “giả cầy”. Giả mà tốt! Giả mà rất hay! Thật thế.

1. Đã là người Việt Nam, nhất là những người Việt phải xa xứ lâu ngày chắc không ai quên được hai món “giả” hương vị ẩm thực, ấy là “giả cầy” và “giả ba ba”.

Tôi cố tìm xem ngoài hai thứ giả này còn có thêm thứ “giả” nào phổ biến nữa không trong ẩm thực Việt mà vẫn chưa tìm ra. Tất nhiên, trong cỗ chay, có đủ các món “giả mặn”, nhưng đó là chuyện khác.

Mấy năm trước, tôi có dịp được sinh hoạt với cộng đồng người Việt mình ở Paris. Nghe nói tôi có chân trong Hội Ẩm thực ở nhà, các bác, các anh chị trong Hội người Việt rủ tôi đến hội quán để cùng ăn và cùng chuyện trò về món ăn Việt. Tôi chợt nẩy ra ý làm một vài món để hầu cả hội. Tôi chọn hai món “giả mà tốt, giả mà ngon, giả mà rất hay”. Ấy là món thịt lợn nấu giả cầy và món ốc nấu đậu phụ chuối xanh giả ba ba.

Chú thích ảnh

Tôi cũng chỉ là người biết nấu tí ti và như các cụ thường nói “hay ăn thì lăn vào bếp”. Lúc còn nhỏ, sống trong gia đình đông con, thiếu ăn nhưng mẹ tôi vẫn thường giáo dục anh chị em chúng tôi lao động bằng cách phân công đầu việc cho từng người. Ai cũng phải vào phụ bếp cho mẹ, lo bữa ăn cho cả nhà. Tôi thường được phân đi xếp hàng mua củi, mua mùn cưa. Sau này thì mua dầu hỏa.

Vào bếp thì phải chẻ củi, giã cua, thui chân giò mỗi khi có món giả cầy. Thời ấy thịt ít lắm. Năm thì mười hoạ mới được miếng thịt mà ăn nên nấu nướng cũng phải cẩn thận. Của đến mồm không biết nấu mà ăn coi như hỏng!!! Chính vì thế mà anh chị em chúng tôi ai cũng biết nấu cơm và khi có gia đình thì anh em chúng tôi cũng không có thói đùn đẩy cơm nước cho các bà vợ. Cũng chính vì thế mà tôi dám cả gan nấu hai món giả cầy và giả ba ba phục vụ các bác Việt kiều trong đó có nhiều bác rất sành điệu ẩm thực.

2. Vào chợ Việt ở quận 13 Paris thấy tôi mua ốc nhồi từ Việt Nam gửi sang, nhiều chị lại gần hỏi han cách nấu nướng. Với chị em lớn lên và sinh trưởng ở Paris không mấy người biết cách nấu ốc ra sao, dầu rằng món này không đắt lắm và có đầy trong ngăn lạnh. Vào chợ mới thấy bà con mình vẫn da diết với các món ăn dân tộc, với hương vị quê nhà.

Nấu giả cầy ở Paris thiếu mẻ, tôi thay bằng sữa chua. Không có rơm thui chân giò tôi đốt bằng bếp ga. Không có rượu ngang, mắm tép đỏ tôi thay bằng rượu vodka, mắm tôm...Thế là lại một lần giả nữa.

Sau này, khi thưởng thức món giả cầy của tôi, có một cụ kể rằng mấy chục năm trước, nhớ món giả cầy quá mà không tìm được củ riềng, các cụ cố tìm được một thứ củ nhập vào Pháp từ Châu Phi. Tuy không có vị thơm đặc biệt như củ riềng nhưng cũng cho một hương vị gần như thế.

Chuối xanh và đậu phụ ở Paris để nấu ốc cũng không giống như chuối Việt Nam hay đậu phụ Mơ của làng Hoàng Mai Hà Nội. Thế là trên tinh thần của các món giả cầy Việt Nam, với một số nguyên liệu thay thế ở Pháp tôi đã hoàn thành được tác phẩm tự diễn của mình.

3. Dọn mâm mời khách, vừa ăn uống vừa trò chuyện, bỗng có cụ hỏi tôi: “Vì sao thịt lợn nấu giả thịt chó mà lại gọi là nấu giả cầy? Cầy là cầy chó là chó chứ”? Thật là một câu hỏi bất ngờ.

Tôi không biết trả lời ra sao bèn giải thích bằng câu chuyện mà ông nội tôi kể cho thưở còn bé. Ông tôi kể rằng: “Thuở xưa, trên những cánh đồng làng Hoàng Mai, Hà Nội vẫn còn những khoảng ruộng hoang vu lắm. Thỉnh thoảng các cụ cũng săn được những con cầy hương. Thịt cầy hương có vị thơm ngon và đậm thịt hơn thịt chó. Có lẽ vì muốn nấu giả thịt cầy hương nên các cụ dùng thịt chó làm nguyên liệu. Sau này lại thay thịt lợn để nấu giả cầy”?

Chẳng biết cách giải thích của tôi có đúng không nhưng dẫu sao cũng là một ý kiến. Có một cụ bà còn kể rằng hơn 60 năm trước khi còn ở Bắc Giang, mỗi khi nấu món giả cầy, các cụ phải chọn cho được cành thanh hao khô (cây chổi sể mọc trên đồi) để thui thì thịt mới thơm vì trong cành thanh hao có chứa tinh dầu thơm.

Kỹ thuật thui này hình như bây giờ không mấy ai nhớ đến ở Hà Nội. Ra chợ, thấy người ta cuốn giấy báo quanh cái chân giò rồi quẳng vào bếp than tổ ong mà thui hay thậm chí dùng cả đèn khò dùng để hàn ống nước mà thui thịt toả mùi khét lẹt, thậm chí đánh véc ni cho lên màu nâu cháy trông đến rợn cả người. Họ làm vậy để thịt đỡ ngót khi thui bán mới có lãi.

4. Giả cầy dần dần đã trở thành một món rất phổ biến. Người ta nấu ngan giả cầy, chuột giả cầy thậm chí đến cả… chó giả cầy, mèo giả cầy nữa mới lạ.

Có lần, nhân khai trương một nhà hàng sang trọng ở Hàng Vôi, Hà Nội. Tình cờ, trong thực đơn nhà hàng tôi thấy xuất hiện món “Mực biển nấu giả cầy”, mới thực kì tài! Tôi hỏi anh Trí Cường, đầu bếp trẻ là người đã bôn ba học nấu ăn trong Nam ngoài Bắc và cả trong những khách sạn Trung Hoa, Nhật Bản rằng món này ở đâu ra? Anh mỉm cười mà thưa rằng: “Do cháu tự nghĩ ra đấy ạ”.

Kỳ thật, từ con mực, một loài hải sản trăm phần trăm thuộc dòng bạch tuộc mười chân sống ngoài biển khơi mà với nghệ thuật tài hoa của người nghệ nhân lại có thể cho ta cảm giác của món thịt chó, thịt cầy!

Dầu nấu nướng thế nào, cải tiến ra sao thì hai cái món giả cầy, giả ba ba của ẩm thực Việt nó vẫn trường tồn và phát triển, nhất là trong bối cảnh toàn dân dần dần sẽ “từ chối thịt chó, mèo”.  

“Vì sao thịt lợn nấu giả thịt chó mà lại gọi là nấu giả cầy? Cầy là cầy chó là chó chứ”

Vũ Thế Long

VIDEO: Hà Nội tuyên truyền không ăn thịt chó

VIDEO: Hà Nội tuyên truyền không ăn thịt chó

Nhiễm virus dại, rối loạn đông máu, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả…là những căn bệnh đe dọa người giết mổ, vận chuyển, tiếp xúc và ăn thịt chó.

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.